Không máu mủ ruột rà, không mang nặng đẻ đau, nhưng người phụ nữ 68 tuổi ấy đã có hơn nửa đời chăm sóc cho hơn trăm đứa con. Tất cả, dù bệnh tật, dù nghèo khó… đều may mắn được má Năm nuôi nấng hết lòng. Phía sau bức ảnh ‘ông cụ khóc trong mưa’ là câu chuyện về lão ‘khờ’ 20 năm bán vé số ở Sài Gòn “Bà già ngủ ngồi” giữa con phố nhà giàu ở Sài Gòn, sống bằng cơm từ thiện và cả tuổi thanh xuân kiêu hãnh bên xứ Mỹ – Sau này Năm hết sức đẩy xe cho anh, rồi Năm tính sao? – Ờ…ờ… Thì Năm đang lo tập nè. Cho nó ngồi, lên xuống xe với cầm muỗng múc cơm ăn là sống được à. – Nhỡ hổng đủ thời gian??? – Thì đành gửi lại cho cái Phượng, con gái dì á, nhờ nó nuôi giùm chớ biết sao giờ. Kệ, có thêm người cho Hóa bớt cô đơn… Nói xong, Năm xìu vai hẳn, lặng người đi ít nhiều. Mưa rưng rưng suốt buổi chiều. 5h, trời vừa lú tờ mờ. Năm tất tả gói manh chiếu rách vô góc, quấn lại búi tóc bạc to bằng trái cau non sau gáy. “Dậy đi Hóa, nắng sớm tốt quá nè”, vừa gặng, Năm vừa lủi thủi bê anh xuống xe, đẩy ra sân vườn ụ nắng để phơi mớ thịt non sắp liền. Xong xuôi đâu đó, Năm tất tả đẩy con xe đi thẳng về phòng vật lí trị liệu. Hôm nay, Hóa học bài giơ tay thẳng đứng, vận động lên xuống cho dãn cơ… Năm một bên, thầy giáo phụ một bên. “Bỏ vài bữa là con chuột chạy mất tiêu, tay cứng ngắc như khúc củi”, Năm xoa xoa đôi bàn tay mà chê. Ngoài sân, nắng ráo đã lên cao, xuyên quá đám hoa muông giọt vàng óng ánh. 9 rưỡi hơn rồi, Năm lại cắp cái nón lá đội đầu, xỏ vội đôi dép nhựa quai hồng ra cổng bệnh viện. Thứ 3-5-7 định kỳ, nhà từ thiện ghé qua phát cơm, Năm đứng đợi sẵn xin luôn 200 phần cho người bệnh, người nhà nuôi bệnh, y tá, bác sĩ,… cả buổi trưa và để dành chiều. Rồi xếp hàng dài xin thêm sữa đậu cho Hóa uống bữa phụ. Tất ta tất tưởi xếp lên con xe đầy ứ, Năm chống cả hai tay hì hục đi giữa nắng. – Mệt hổng Năm??? – Mệt sao hổng mệt, mà mần riết quen à… Năm cười. Từ ngày ở viện, Năm bận lắm! 365 ngày hết chăm bệnh, tập vật lí trị liệu, xin cơm, chăm ăn,… rảnh rang lại đi nhặt mấy bợ ve chai cho tụi trẻ lang thang “có tiền mua sách vở đến trường, chớ má nó nghèo quá”. Năm đều đặn và trách nhiệm đến không tả nổi. Chỉ xíu trưa, trải manh chiếu dưới sàn, kê cao gối Năm nằm xem phim. “Má Năm lấy con hộp cơm nghen… Năm xem hộ bình nước… Má, con muốn lật ghê… Má Năm cho ăn ít cháo loãng với ít nghen… Năm ơi, phụ con lấy phân cho chồng con…”, người ta gọi Năm í ới. Thôi thì Năm bỏ bộ phim giữa chừng, chạy đi lấy phân xíu. Có hôm, người nhà thương dúi Năm tờ 50 chục ngàn pô-li-me bự chảng, nài nỉ: “Gửi Năm ít quà”. “Nhà bây bệnh lấy chi, mang tội chết”, Năm chối. “Giúp người ta thì người ta cho, má sao thế, cứ lấy đi chớ hỉ?”. Cô y tá đi ngang qua trách quá trời, Năm mới dám nhận: “Ừ, vậy Năm xin để chăm thằng Hóa”. Thế mà, vừa về tới phòng, đã vội vội vàng vàng đổi ra tờ tiền 20 ngàn, 10 ngàn. Lựa bữa hổng để ý, Năm đặt lại đầu giường: Nhận 20 ngàn thôi nghen, bây hổng giữ là lần khác Năm hổng lấy phân giùm đâu. Cứ thế, hơn 3 năm rưỡi ở Bệnh viện – Phục hồi chức năng – Điều trị bệnh nghề nghiệp Q.8, Năm nhận nuôi thằng con trai “bất đắc dĩ” vì thương, rảnh tay phụ thêm cho hàng trăm ca bệnh nhân khác. Hỏi ra, Năm bảo: Mình hổng có tiền bạc, còn mỗi cái sức, giúp được bao nhiêu thì giúp, miễn vui thôi à… Quê Năm ở Trà Vinh. Ngày xưa, Năm từng có một gia đình hạnh phúc. Hai vợ chồng nghèo, nhưng được cái chăm làm lụng nên cũng dựng mái nhà che nắng che mưa, nuôi 5 mụn con có trai có gái. Thế rồi, đột ngột người chồng đổ cơn tai biến. Dài tận hai mấy năm trời, mình Năm vừa chăm chồng, vừa nuôi bầy con thơ, khi ấy đứa nhỏ nhất chưa đặng 6 tháng tuổi. “Ruộng vườn bán dần chữa bệnh cho ổng. Nên khi ổng chết, Năm hổng còn cái gì đâu. Năm phải lui nhờ cửa Phật, phụ nuôi mấy cụ già neo đơn sống phần đời còn lại cùng mình với ước mơ có chái nhà chờ thằng Út cưới xin” – Năm kể. Bà lão 68 tuổi năm đó quyết lên Sài Gòn nuôi bệnh thuê kiếm xíu tiền. Vào buổi tối hơn năm trước, có người quen gọi điện về: Năm ơi, hoàn cảnh này đáng thương quá, không người thân… Chẳng nói chẳng rằng, Năm đi chuyến xe lên thành phố ngay trong đêm. “Nhìn thằng Hóa trần truồng, đất bám đầy mặt mà vẫn cố trệu trạo nhai hộp cơm nguội, cứng ngắc. Năm ứa nước mắt rồi…”. 3 năm trước, anh Hóa té từ độ cao 7 mét xuống đất, gãy xương cột sống khiến anh bại liệt toàn thân. Cô vợ thiệt thòi đành dắt thằng con theo người mới. Ở nhà, mẹ mất, anh cả gặp tai nạn qua đời, mình cha suy tim lại phải chăm thêm đứa con tâm thần nữa. “Nghèo quá, thôi anh chờ chết”, anh mong mỗi đêm. Vậy mà, chết đâu không thấy, thịt anh cứ thối dần, người cha đau đớn đành đưa anh lại viện, nắm tay nhờ người nuôi giùm. “Ba nó đặt dưới gối đúng 1 triệu 2 tiền lẻ, Năm lấy công rồi mai mốt tiền đâu nữa đóng viện phí. Thôi thương nên Năm tự nguyện nuôi”. Hôm người nhà lên thăm, nắm tay Năm khóc: Ở quê còn thiếu ăn bữa đực bữa cái, thằng Hóa con nhờ hết, Năm gật đầu. “Tới tận khi về, Năm còn phải chạy mượn đủ 200 ngàn tiền vé xe. Nhà nghèo chi mà nghèo ác, Năm dặn thôi đừng lên nữa, để giành chút tiền dì lo cho em…”. Từ đó, một mình bà lão tóc bạc hơn nửa đầu đã chấp nhận bỏ quê, bỏ chái nhà chưa kịp xây chờ thằng Út cưới vợ… lủi thủi ở Sài Gòn, nhận “người dưng nước lã” làm con, chăm sóc suốt ngày đêm như thế. 3 năm trước, anh Hóa té từ độ cao 7 mét xuống đất, gãy xương cột sống khiến anh bại liệt toàn thân. Cô vợ thiệt thòi đành dắt thằng con theo người mới. Ở nhà, mẹ mất, anh cả gặp tai nạn qua đời, mình cha suy tim lại phải chăm thêm đứa con tâm thần nữa. “Nghèo quá, thôi anh chờ chết”, anh mong mỗi đêm. Vậy mà, chết đâu không thấy, thịt anh cứ thối dần, người cha đau đớn đành đưa anh lại viện, nắm tay nhờ người nuôi giùm. “Ba nó đặt dưới gối đúng 1 triệu 2 tiền lẻ, Năm lấy công rồi mai mốt tiền đâu nữa đóng viện phí. Thôi thương nên Năm tự nguyện nuôi”. Hôm người nhà lên thăm, nắm tay Năm khóc: Ở quê còn thiếu ăn bữa đực bữa cái, thằng Hóa con nhờ hết, Năm gật đầu. “Tới tận khi về, Năm còn phải chạy mượn đủ 200 ngàn tiền vé xe. Nhà nghèo chi mà nghèo ác, Năm dặn thôi đừng lên nữa, để giành chút tiền dì lo cho em…”. Từ đó, một mình bà lão tóc bạc hơn nửa đầu đã chấp nhận bỏ quê, bỏ chái nhà chưa kịp xây chờ thằng Út cưới vợ… lủi thủi ở Sài Gòn, nhận “người dưng nước lã” làm con, chăm sóc suốt ngày đêm như thế. Năm bỗng chốc thành người nhà của trăm bệnh nhân, y tá, bác sĩ ở viện. Lớn xíu gọi là má, con nít âu yếm hơn gọi ngoại Năm. Thương lắm, đi đâu về Năm cũng cắp thêm mớ bánh trái làm quà. Tất cả chúng, dù chẳng máu mủ ruột rà, bần hàn, bệnh tật… Năm vẫn săn sóc hết lòng. Anh Hóa dần dà như đứa trẻ lên ba, bé bỏng trong lòng Năm. Hằng ngày, Năm chăm từng muỗng cơm, giấc ngủ, đi vệ sinh và chữa trị vết loét đã ăn sâu vào thân thể. Rồi cả những lo lắng khi một mai Năm già yếu, không còn ai bên cạnh anh vẫn sống được giữa đời. “Hôm nào viện phí hết, Năm ngửa tay đi xin, không còn nữa thì Năm đẩy nó đi bán vé số cũng xong. Kệ, miễn thằng Hóa được ở viện truyền thuốc, luyện tập, cực mấy Năm cũng chịu! Năm cũng hay bắt nó phơi nắng, đi tập vật lý trị liệu đều. Để lỡ Năm có yếu đi rồi, còn kịp thấy Hóa cầm cái muỗng múc cơm, ăn được là sống”. Anh Hóa giờ đây đã cử động phần tay, thịt mềm hẳn, vết loét cũng lành thành lớp da non để lại chi chít vệt hoa, Năm ưng bụng lắm. Anh dần trở lại cuộc sống, biết lạc quan chống chọi bệnh tật. “Ơn nghĩa Năm cho anh lớn như sông như bể, đời nào anh trả hết”, anh nói, Năm nghe, cười hì hì. Vì với Năm, niềm vui cuối đời chỉ là những ngày mai, khi thức dậy thằng con còn nằm bên cạnh, mình sẽ tận tay săn sóc nó, ngắm nó cử động lên xuống, nó sẽ vui và thôi nghĩ về cái chết… Hay đơn giản, nghe nó gọi một tiếng má Năm, hai tiếng má Năm, ba, bốn, năm tiếng ngọt ngào đến rưng rưng. Chiều, trời đổ mưa dữ, lộp độp trên lớp hoa muông màu trắng xóa. Năm lại cắp cái nón mình trần đi xin cơm, “để thằng Hóa chờ”. Rồi tỉ mẩn ngồi đút từng muỗng, vừa xoa xoa nắn nắn đôi tay. – Kiếp sau được làm con Năm, chịu hông anh Hóa? tôi hỏi. – Chịu chớ, còn mừng nữa. Anh đòi về với Năm miết, chờ Năm chết thì anh cũng theo luôn. – Trời đất, mày khùng quá Hóa… Có kiếp sau thì sao bệnh nữa, phải ráng sống tốt để đền hết công ơn cho má nghen… Rồi Năm cười, khoe hàm răng rung rinh chiếc còn chiếc mất vậy thôi. Theo saostar