Ở Nhất Tâm, người ta không chỉ bán cơm mà còn bán cả cái tình cái nghĩa thơm thảo cho cư dân lao động. Và hơn hết, mọi thứ đều có mệnh giá 0 đồng. Quán cơm Nụ Cười Lòng tử tế từ quán cơm cô Hương Sài Gòn giữa trưa nắng ong ong, một người phụ nữ tầm 50 tuổi, tay cầm xấp vé số dày cộm, đứng trước hiên quán cơm màu xanh dương, chần chừ. Vì sáng giờ cô chưa bán được phân nửa vé số, nhưng cái bụng đói meo thì đã reo ùng ục. Chợt, một cậu trai từ trong quán bước ra, cầm tay cô mời vào. Cậu bưng khay sắt đựng ít cơm trắng, đậu phụ sốt cà, rau tươi,… và một ly chè mát đặt trước mặt: – Cô ăn ngon miệng nha. Tất cả đều miễn phí nên cô hãy đến mỗi ngày… – cậu trai trẻ tuổi dặn dò nhẹ nhàng. Nghe xong, người phụ nữ mới dám ăn ít cơm, lòng vẫn còn vui sướng, nghĩ thầm: Ở Sài Gòn vẫn còn nhiều người tốt dữ chèn ơi! Anh Long gọi Nhất Tâm là “nhà”, không chỉ bởi nó là quán cơm bán mọi thứ với giá 0 đồng, mà còn là nơi san sẻ tình thương cho tất cả mọi người. Những người “khùng” mong thổi lửa nấu cơm giúp người nghèo Thế đấy! Hơn năm nay, nhà ăn Nhất Tâm (Huỳnh Tấn Phát, Q.7, TP.HCM) dần trở thành địa chỉ tin cậy cho những người lao động. Không chỉ vì quán cơm “lạ” bán mọi thứ với giá 0 đồng, mà người ta còn trân quý cả tấm lòng thơm thảo người Sài Gòn của cô cậu chủ quán. Theo đó, ý tưởng ban đầu thành lập do anh Trần Thanh Long (1981), anh Lữ Văn Tiến (1974) nảy ra. Anh Tiến kể: “Hồi trước, tụi anh thường phát cơm ở các bệnh viện. Vì ai cũng bận việc riêng nên hay đặt cơm người khác làm, ăn thấy không ngon nên cho bà con lại càng xót. Từ đó, anh đã nghĩ đến chuyện một ngày sẽ tự tay nấu gửi cho mọi người”. Từ 8h sáng mọi người lại tất bật san sẻ công việc cùng nhau. Đa phần những người phụ bếp đều là người thân, bạn bè, hay có khi là hàng xóm, cô sinh viên mong được giúp đỡ người khác… Còn với anh Long, vì xuất thân là dân lao động nghèo, từng bươn chải đủ nghề kiếm sống nên anh nhanh chóng đồng cảm trước ý tưởng của Tiến. Và thế, hai người cùng nhau gầy dựng nên nhà ăn Nhất Tâm. Sau đó, nhiều người ủng hộ cũng tìm tới để nấu ăn, phục vụ bà con miễn phí. Hiện giờ, nhà ăn có trên 20 người, chủ yếu là người thân, bạn bè, hay có khi là hàng xóm, sinh viên phụ giúp. Từ 8h sáng, mọi người lại tất bật nhặt rau, nấu ăn và phục vụ tận bàn cho đến hết buổi trưa. Từ ngày Nhất Tâm dựng bếp, cũng không ít lần anh Long và Tiến bị chê cười: Khùng, bỏ tiền đi nuôi thiên hạ. Mấy lần đó, hai anh chỉ mỉm cười, vì cả hai đều rõ mình đang làm gì. “Mọi việc chủ yếu là ở cái tâm của mình thôi. Cảm giác được tận tay phục vụ mọi người những món chay, nhìn mọi người ăn ngon miệng, thật sự thấy vui và an lạc lắm.” – anh Tiến chia sẻ. Món cơm trắng, canh, rau,… đều được chuẩn bị một cách kỹ càng. Không chỉ nấu ăn, mọi người còn phục vụ khay cơm đến tận bàn cho khách. Anh Long cũng cho biết: Điểm khác biệt ở Nhất Tấm là đây là “nhà ăn” chứ không phải là “quán cơm”. Căn nhà tuy nhỏ bé, nhưng là của chung tất cả mọi người nên ai có thể tìm tới nghỉ ngơi, ăn uống và san sẻ tình người cho nhau. Vì vậy, từng vật dụng nhỏ bé trong nhà ăn, từ bàn ghế, đũa dĩa đến bó rau, hạt gạo trắng tươm… đều do một tay anh cất công chuẩn bị. Anh Tiến và anh Long luôn cảm thấy hạnh phúc, vui vẻ vì những gì mình đã làm được, mặc người khác bảo “khùng”. Cứ vậy, ở Nhất Tâm, bà con không chỉ có dĩa cơm trưa miễn phí mà còn cảm nhận được tình cảm ấm áp của chủ quán. Giữa trưa, anh Long lại tất bật phục vụ khách, bưng khay cơm, ly chè mát đến từng người. Tuy mệt, nhưng anh luôn cảm thấy hạnh phúc. “Chắc ở mỗi quán anh mới có vụ chèo kéo khách phải vô cho bằng được thôi. Vì anh đâu có bán cơm không, còn bán cả tấm lòng của mình nữa”. Vì tất cả là tấm lòng thơm thảo của người Sài Gòn Cũng chính từ tấm lòng thơm thảo đó mà bao khách phương xa đã ghé Nhất Tâm là nhớ mãi hương vị của quán. Có hôm còn dúi vào tay anh Long chai nước tương, hộp dầu ăn, nửa ký đường… bảo: Cho tui góp. Nghe xong, anh Long vui lắm, vì có lẽ tình thương của anh đã lan tỏa đến mọi người. Vào buổi trưa, Nhất Tâm lại trở nên tấp nập khách. Từ cô vé số, ve chai, công nhân, đến sinh viên, công sở,… đều ngồi chung bàn. Trên bàn ăn của Nhất Tâm không có sự phân biệt nào. Một chị ve chai, anh vé số, bốc vác, công nhân,… đều có thể ngồi chung, san sẻ tô canh rau và cười nói vui vẻ cùng cậu học trò, chị nhân viên công sở… Chú Bùi Văn Thu (56 tuổi) tấm tắc khen: “Cơm ở đây ngon, phục vụ lại tốt nữa nên khách mới đông. Lâu nay, tôi vẫn ghé quán ăn đều đều, có mấy lần toan gửi tiền phụ giúp thêm mà hai ông chủ nhất quyết không chịu nhận”. Còn cô Minh Thu (62 tuổi) chia sẻ: “Lần nào đi bán qua đường, cô đều ghé Nhất Tâm hết. Cốt là đỡ được ít tiền vì mình là dân lao động mà, nhưng được cái cơm ngon, anh chủ lại rất thương nên lần nào tới cũng ăn hết không còn miếng nào. Có hôm còn được bo thêm ly chè hạt sen mát lạnh. Ở Sài Gòn đúng là ở đâu cũng tìm được người tốt nhỉ?” Mọi người đều cảm nhận được cái ngon trong món ăn, và cái ngọt trong tình nghĩa của những cô cậu chủ quán. Khay cơm trang trí bắt mắt đảm bảo cho thực khách đặc biệt của quán luôn ngon miệng. Giờ đây, Nhất Tâm dần dà thành mái nhà chung của tất cả người con Sài Gòn nghèo khó tìm đến như thế. Họ cùng nhau san sẻ bát cơm chay 0 đồng, tấm lòng thơm thảo trên mỗi bàn ăn để niềm vui lại nhân lên gấp bội. Hiện tại, mong ước của anh Long và Tiến là có thêm thật nhiều Nhất Tâm nữa bằng số tiền của chính mình. Hỏi ra, anh Long chỉ cười bảo: Để đỡ đần một phần nào đó cho bà con. Cứ thế, dần dà Nhất Tâm trở thành ngôi nhà chung của tất cả những bà con lao động nghèo khó ở Sài Gòn. Không biết dự định đó sẽ mất bao lâu, nhưng tôi tin rằng nó sẽ thành hiện thực. Bằng cách hai anh quan tâm đến từng bà con, và bằng cả niềm tin mà người ta trao lại cho Nhất Tâm dung dị từng ngày như vậy. Theo saostar