Phụ nữ vùng ốc đảo Sài Gòn lam lũ


Ra đường gọi nhau chia từng ký cá, chặt những mảnh Hào, tụ họp xâu hạt cườm… đó là cách phụ nữ xóm đảo nghèo chia nhau từng miếng cơm.

Đảo Thạnh An nằm trong thể các đảo nhỏ thuộc huyện Cần Giờ (TP. HCM). Nhiều phụ nữ xóm đảo nghèo thường ngày phải làm những công việc như cắt đầu cá, chặt vỏ Hào, làm khô tép, cá… Tất cả vẻn vẹn mỗi ngày thu nhập chỉ khoảng 30 ngàn đồng/ người. Cuộc sống khốn khó, thu nhập ít ỏi thế nhưng hầu hết với chị em phụ nữ trên đảo này đều rất lạc quan và luôn vui vẻ.

muu-sinh-o-oc-dao-1

muu-sinh-o-oc-dao-2

Một nhóm phụ nữ trên đảo đang ngồi ở bờ biển đập những mảnh Hào sắc bén.

Mất khoảng 45 phút để đi thuyền từ bến tàu Cần Thạnh ra xã đảo nghèo Thạnh An. Đặt chân lên đảo, hình ảnh đầu tiên mà chúng tôi thấy đó là một nhóm những người phụ nữ làm nghề chặt vỏ Hào dưới ánh nắng giữa trưa oi bức. Những mảnh thân Hào sắc bén bám chặt vào những phiến đá được những người phụ nữ này ngồi chặt tách từng con Hào ra để cân bán cho tiểu thương với giá khoảng 25.000 đồng/ký.

muu-sinh-o-oc-dao-3

muu-sinh-o-oc-dao-4

Mỗi ký Hào chặt xong sẽ được trả công 25.000/ký nhưng khốn khổ vài ba ngày mới có một mẻ Hào khá khẩm.

Tưởng như việc tách Hào là dễ nhưng thực chất là rất nhọc nhằn bởi mùi hôi từ bùn trên những mảnh Hào bốc ra nồng nặc giữa ban trưa cũng đủ làm người ta choáng voáng. Chưa kể, những phiến nào sắc bén, sẵn sàng “ăn ngọt lịm” da tay làm chảy máu. Việc chặt Hào được coi là kiếm ra tiền nhiều nhất bởi người nào làm giỏi thì có thể chặt được 3-5 ký tương đương 70.000 – 100.000 đồng. Tuy nhiên, khoảng 3 đến 4 ngày mới thu hoạch được một mẻ Hào để chặt.

muu-sinh-o-oc-dao-5

Việc cắt đầu cá cơm là nguồn thu nhập ổn định của chị em vùng ốc đảo.

Thực chất ở xã đảo Thạnh An, hầu hết các chị em phụ nữ và người cao tuổi đều trông chờ nhất là được làm công việc cắt đầu cá cơm. Cứ tầm khoảng 11 giờ trưa khi mà những mẻ cá cơm được đưa vào bờ thì các chị, các bà và những trẻ em đều kéo nhau đến chủ nhà thuê cắt đầu cá để được chia phần làm công

muu-sinh-o-oc-dao-6

muu-sinh-o-oc-dao-7

Công việc cắt đầu cá có thể cho thu nhập đều đặn mỗi ngày. Mỗi ký cá cắt đầu xong được trả công là 6.000 đồng. Tuy công việc có hàng ngày nhưng với số lượng thu hoạch cá cơm ít lại rất đông chị em làm nghề nên số lượng cá cũng được chia đều. Làm như vậy sẽ giúp mọi người có thu nhập thường xuyên nhưng mức thu nhập không vượt quá 30.000 đồng 1 ngày.

muu-sinh-o-oc-dao-8

Công việc phơi khô tép cho thu nhập cao nhưng số lượng làm ra thì rất ít ỏi.

Một công việc khác cho thu nhập khá ổn định hơn đó là làm khô tép, khô cá đù và các loại cá khác. Thịt cá trước khi phơi nắng được tẩm ướp các gia vị như tỏi, tiêu và chất tạo màu tự nhiên. “Cứ tầm một tháng nắng thì sẽ mang vào đất liền cân bỏ sỉ một lần cho các đầu mối, còn nếu tháng mưa thì đình lại thêm một vài tuần mới có hàng giao” một chủ làm khô trên đảo cho biết.

muu-sinh-o-oc-dao-9

muu-sinh-o-oc-dao-10

Tháng nắng việc phơi khô cho thu nhập đều đặn, còn tháng mưa phải đình lại hoặc hủy mối vì ẩm ướt sẽ làm tép, cá bị hư hỏng.

Những ngày không chặt Hào hay không có cá cơm để cắt và không nắng để phơi khô, những người phụ nữ xóm đảo lại kéo nhau tụ họp ngồi với nhau xâu hạt cườm.

muu-sinh-o-oc-dao-11

muu-sinh-o-oc-dao-12

Mỗi chuỗi hạt cườm xâu được thu nhập chỉ 400 đồng.

Mỗi chuỗi hạt cườm xâu xong có giá 400 đồng. Công việc này không phải quá khó, chỉ cần xâu đúng theo sợi mẫu. Tuy nhiên, những người mắt mờ, nhất là phụ nữ cao tuổi thì việc này quả không dễ dàng. Chúng tôi đến thăm hỏi một gia đình có ba người phụ nữ chuyên làm việc xâu hạt cườm và họ cho biết ngồi xâu từ sáng đến chiều cả ba người cũng mấp mé chừng 100 chuỗi là cùng, tức chỉ khoảng 40.000 đồng chia đều ba người.

muu-sinh-o-oc-dao-13

Công việc cho thu nhập thấp nhưng ai nấy cũng phải vất vả ngồi cả ngày để xâu chuỗi hạt cườm trong những ngày rảnh rỗi.

Cứ trưa đến là bà năm, bà tám hay dì bảy, cô ba lại đi dọc xóm hô hào chị em đi phân chia cá cơm. Hay có mẻ Hào nào mới thu hoạch thì gọi nhau ra bờ biển để chặt. Cuộc sống trên đảo vốn còn nhiều bất cập và khó khăn. Tuy nhiên, họ đều san sẻ công ăn việc làm cho nhau. Với chúng tôi, những người thanh niên trẻ lại quý các bà, các chị cùng bà con trên đảo nhiều hơn bởi tình cảm láng giềng thương nhau quá thân thiết.

Nguồn: Phi Phụng


Hãy chia sẻ cho bạn bè qua: