Tứ đại đồng đường Sài Gòn ăn tết


 ( 2SaiGon) – Tết của đất trời ở đâu cũng vậy, cũng hơi gió se se lạnh, cũng mai đào khoe sắc thắm… nhưng tết với mọi nhà thì không phải ở đâu cũng giống nhau. Tết trong một gia đình tứ đại đồng đường ở giữa một thành phố hiện đại như Sài Gòn càng… khác biệt.

Những mùa Tết xưa trong ký ức một người Sài Gòn

Những phiên chợ tết xưa trong nỗi nhớ của một người Sài Gòn

Câu chuyện về những cuộc chia ly trong ngày Sài Gòn cuối năm

Ngày giáp tết, bạn sang chơi nhà. Nhân bàn chuyện “ăn Tết”, cô ấy hào hứng khoe: “Tết này, hai vợ chồng cùng cô con gái nhỏ sẽ làm một chuyến du lịch sang đảo quốc sư tử để thay đổi không khí”.

Nói rồi, bạn hỏi tôi có dự định đi đâu không, tôi buột miệng: “Tết ở nhà đông vui muốn chết , đi đâu làm chi…”. Kịp nhận ra một thoáng buồn lướt ngang qua ánh nhìn xa xăm của bạn, tôi thấy  mình  bối rối khi chạm vào nỗi cô quạnh của bạn – một phận đời tha hương.

hinh-anh-tet-2saigon-612017-1

Khi cả nhà cùng lúc hân hoan đón chào sự ra đời của ba nàng “tiểu thư”- thuộc thế hệ thứ tư – thì tứ đại đồng đường nhà tôi đã lên đến con số ba mươi lăm thành viên cùng sống quây quần bên nhau trong một khuôn viên rộng gần năm trăm mét vuông mà ba má tôi đã dành dụm cả đời tạo dựng.

hinh-anh-tet-2saigon-612017-2

Ở nơi này, ba má tôi  đã trước sau cho ra đời cả thảy bảy người con đủ trai,  đủ gái. Bảy chị em cứ thế lớn lên trong nghèo khó nhưng tràn trề hạnh phúc. Rồi tất cả lần lượt có vợ có chồng, ba má tôi lại cơi nới để cho các con mỗi đứa có một chỗ ở quây quần bên nhau và bên cạnh ba má.

Những kỷ niệm ấu thơ của mấy chị em theo tôi lớn lên trong ngôi nhà luôn tràn ngập tiếng cười ở cái xóm nhỏ ngoại ô đầy nắng gió, từ thuở cả xóm chỉ vỏn vẹn có hơn mười căn nhà đến nay chen chúc dọc ngang không biết bao nhiêu nhà to, nhà nhỏ.

Hai chị em - thế hệ thứ hai

Hai chị em – thế hệ thứ hai

Chỉ có nhà tôi là vẫn thế, vẫn khuôn viên rộng gần năm trăm mét vuông. Đằng sau cánh cổng rào ấy, lần lượt ra đời một thế hệ thứ ba xinh xắn, giỏi giang và nay đang tiếp tục thêm một thế hệ thứ tư ngời ngời tương lai xán lạn. Sự “gia tăng dân số” chắc chắn sẽ còn tiếp diễn, “giang sơn” ấy rồi đây sẽ đông đúc chật chội, nhưng mấy chị em bảo nhau khi nào ông bà trăm tuổi rồi hẳn tính.

Hai anh em - thế hệ thứ ba

Hai anh em – thế hệ thứ ba

Hai chị em - thế hẽ thứ ba

Hai chị em – thế hẽ thứ ba

Hai chị em - thế hệ thứ tư

Hai chị em – thế hệ thứ tư

Chừng ấy năm sống quây quần bên nhau trong căn nhà chung của mình, vui có, buồn có, giận hờn cũng có nhưng thứ mà tôi nhận được nhiều nhất chính là: tình thương yêu; sự đùm bọc, sẻ chia, an ủi; không khí đầm ấm, sum vầy, thuận thảo và nhất là cảm giác an toàn.

Trong đó, ấn tượng nhất, vui vẻ nhất, hạnh phúc nhất, được từ người già đến trẻ nhỏ trong nhà tôi mong đợi nhất chính là TẾT. Tết của đất trời ở đâu cũng vậy, cũng hơi gió se se lạnh, cũng mai đào khoe sắc thắm… Nhưng tết với mọi nhà thì không phải ở đâu cũng giống nhau. Tết trong một gia đình tứ đại đồng đường ở giữa một thành phố hiện đại như Sài Gòn càng… khác biệt.

Bắt đầu từ ngày người lớn nghỉ việc ở cơ quan và trẻ con nghỉ học ở trường, bắt đầu bằng cái không gian vỡ òa tiếng cười nói rộn ràng (khác với mọi ngày, trẻ con đi học, người lớn đi làm nên nhà tuy đông nhưng rất vắng), bắt đầu bằng những buổi đi mua sắm, như thoi đưa giữa – nhà – chợ – siêu thị. Đó là thời khắc gia đình tôi chuẩn bị đón tết.

Đây cũng chính là thời điểm cho mấy chị em phụ nữ thi nhau trổ tài. Mẹ tôi có cả thảy bốn cô con dâu. Cô dâu cả thật thà, ít nói, hay cười. Cô thứ hai lanh lợi, giỏi giang. Cô thứ ba đảm đang, chăm chồng, nuôi con rất khéo. Cô Út rộng rãi, xuề xòa biết kính trên nhường dưới. Bốn người dưng, bốn tính cách khác nhau, cùng sống chung một nhà suốt mấy mươi năm nhưng chưa bao giờ xảy ra to tiếng. Đây là lực lượng chủ yếu quyết định thực đơn ngày Tết sau khi đã tham khảo ý kiến và được sự “nhất trí” của “người phụ nữ “quyền lực” nhất trong nhà là má tôi.

Mặc dù năm nào cũng vậy – cũng là những món ăn truyền thống quen thuộc ngày tết nhưng phải lựa thịt như thế nào, cắt miếng ra sao để nồi thịt khi kho xong, nước phải sánh, trong, có màu vàng đẹp, miếng thịt phải còn nguyên mà mỡ lại rệu chỉ cần bỏ vào miệng là tan ra, béo ngậy, hòa cùng vị chua thanh của miếng dưa cải giòn rơm rớp thì  phải sử dụng đến “bí kíp” riêng.

thịt khi kho xong, nước phải sánh, trong, có màu vàng đẹp, miếng thịt phải còn nguyên mà mỡ lại rệu chỉ cần bỏ vào miệng là tan ra, béo ngậy,

Thịt kho nước phải sánh, có màu vàng đẹp, miếng mỡ  thật rệu chỉ cần bỏ vào miệng là tan ra, béo ngậy,

mut-tet-ha-noi-2

Bữa cơm chiều ba mươi tết là một “sự kiện” trong đại trong “chuỗi sự kiện” ăn Tết của tứ đại đồng đường nhà tôi. Đó là bữa cơm rước ông bà tổ tiên về ăn Tết cùng con cháu và cũng là bữa tất niên được quy định không thể thiếu bất cứ một thành viên nào trong gia đình (vì ở chung một nhà nên việc này không khó để thực hiện). Năm nay, để thay đổi khẩu vị và đổi mới “tư duy”, ngoài mấy món truyền thống, bữa cơm đoàn viên còn có thêm nồi lẩu hải sản.

Trên bếp lửa hồng, nồi nước lẩu sôi sùng sục, mùi thơm nương theo làn khói tỏa, dậy lên khắp cả nhà, tạo nên một không gian ấm cúng, sum vầy. Cơm được dọn thành ba mâm. Mấy chục con người vây quanh cùng tranh nhau nói, những câu chuyện không đầu không cuối cứ thế nổ ra vỡ òa cùng những trận cười. Vậy là cho dù vẫn chưa qua năm mới nhưng với đại gia đình tôi, từ thời khắc ấy: Tết bắt đầu.

nước lẩu sôi sùng sục, mùi thơm nương theo làn khói tỏa, dậy lên khắp cả nhà, tạo nên một không gian ấm cúng, sum vầy

Nước lẩu sôi sùng sục, mùi thơm nương theo làn khói tỏa, dậy lên khắp cả nhà, tạo nên một không gian ấm cúng, sum vầy

Và, khi những cánh mai vàng trên cành bung vỏ lụa cũng là lúc trời đất giao hoan chuẩn bị thời khắc tinh khôi bắt đầu cho một vòng quay mới của trái đất.

Bắt đầu bằng nỗi háo hức mong đợi giao thừa. Bất kể trong nhà, ngoài thềm, tất cả các ngọn đèn đều được bật lên. Ánh đèn phản chiếu sắc màu của hoa, tạo nên một không gian đèn hoa lung linh rực rỡ. Hạnh phúc tràn trên gương mặt rạng ngời của má, hạnh phúc đong đầy trong ánh mắt của ba. Như là tất cả mọi thứ hạnh phúc trên thế gian này chen nhau ùa vào nhà .

Ánh đèn phản chiếu sắc màu của hoa, tạo nên một không gian đèn hoa lung linh rực rỡ.

Ánh đèn phản chiếu sắc màu của hoa, tạo nên một không gian đèn hoa lung linh rực rỡ.

Bên mâm cỗ cúng giao thừa, trong lung linh ánh nến và nghi ngút khói hương, hồn thiêng sông núi, tổ tiên ông bà từ đấy hiển linh về quây quần cùng con cháu. Có lẽ khoảnh khắc ấy mới chính là thời khắc mà mọi người cảm nhận trọn vẹn nhất sự linh thiêng của Tết.

Chuẩn bị cúng giao thừa

Chuẩn bị cúng giao thừa

Những lời chúc Tết cũ xưa, lưu truyền từ đời này sang đời khác, hằng năm cứ lập đi lập lại đến thuộc nằm lòng nhưng chưa bao giờ mất đi vẻ tôn nghiêm và ý nghĩa nhân văn, lần lượt được các con cháu kính cẩn mừng tuổi ông bà, cha mẹ.

Những phong bao lì xì được mọi người chuyền tay nhau. Những nụ cười không thể nào rạng rỡ hơn. Chỉ có tôi, bao giờ cầm phong bao lì xì của má trong tay, lòng  tôi cũng rưng rưng.

Những phong bao lì xì được mọi người chuyền tay nhau

Những phong bao lì xì được mọi người chuyền tay nhau

Sau giao thừa, mọi người lại kéo nhau đi lễ chùa. Vẳng trong đêm trừ tịch, tiếng chuông chùa ngân nga trôi trong gió. Chen chúc nhau trong sân chùa nghi ngút khói hương, không biết  gửi gì vào trong lời nguyện cầu mà gương mặt ai cũng “đượm màu giác ngộ”.

ton_duc_thang_thde

Lễ chùa về, Sài Gòn đêm ba mươi, không còn phu quét đường, tôi cuối xuống nhặt chiếc vàng làm bằng chứng… sang năm.

 Vừa vặn để trang viết này khép lại, cũng là lúc ba tôi thanh thản, nhẹ nhàng bay đi về phía bên kia bầu trời để lại cho đại gia đình chúng tôi một khoảng trống  mênh mông vô tận. Có thể rồi chúng tôi sẽ quen dần cái cảm giác  không còn ba trong ngày Tết  nhưng  chắc chắn không phải là Tết này khi tiếng cười ba như thể còn văng vẳng đâu đây.

  Ngô Thị Thu Vân


Hãy chia sẻ cho bạn bè qua: