Mỗi đêm, có cả chục người cải trang thành ‘Người nhện’, ‘Tề thiên’, gấu bông… để bán kẹo, bán hàng rong ở phố đi bộ Nguyễn Huệ (TP.HCM). Phố đi bộ Nguyễn Huệ chưa bao giờ vui cỡ vậy! Phố đi bộ Nguyễn Huệ – điểm đến không thể bỏ lỡ khi du lịch Sài Gòn Không chỉ cải trang thành gấu bông hay những nhân vật hoạt hình, nhân vật phim ảnh, một số người còn hóa trang thành tượng đồng giữa phố đi bộ, có cả nghệ sĩ đường phố ngoại quốc hành nghề trên phố đi bộ Nguyễn Huệ. Sự xuất hiện của những “nhân vật” này khiến nhiều người du khách ở phố đi bộ, đặc biệt là trẻ em, vô cùng thích thú. Tuy nhiên, việc họ bán kẹo, xin tiền, thu tiền chụp hình chung… ở nơi công cộng cũng gây nhiều ý kiến trái chiều. Mới đây, ngày 6.1, một “người nhện” bán hàng rong ở phố đi bộ Nguyễn Huệ bị lực lượng chức năng địa phương kiểm tra, phát hiện và lập biên bản xử phạt hành chính. “Tề thiên” tạo dáng trước ống kính để mời khách mua kẹo Ở phố đi bộ Nguyễn Huệ có nhiều “Tề thiên” với các phục trang khác nhau Một “Tề thiên” với cây gậy Như ý bóng loáng trên tay Một “người nhện” bán hàng rong ở phố đi bộ Nguyễn Huệ Ghi nhận của PV Thanh Niên, phố đi bộ Nguyễn Huệ có khoảng 4 – 5 “người nhện” hành nghề bán hàng rong Mỗi cây kẹo mà “Tề thiên”, “Người nhện” bán cho khách có giá 20.000 đồng “Đồng nhân” trên phố đi bộ Nguyễn Huệ thu hút nhiều người đến chụp hình Trẻ em mê mẩnẢNH: ĐỨC TIẾN “Vui lòng ủng hộ để tôi có chi phí làm tiếp tục công việc này” Nhiều người tò mò với “đồng nhân” trên phố đi bộ Nguyễn Huệ Cách đó chừng vài chục mét là gấu trúc Panda đang mời khách chụp hình rồi mua kẹo Những nhân vật hoạt hình này gây sự chú ý đặc biệt đối với trẻ em Một nghệ sĩ đường phố ngoại quốc đang đánh đàn ở giữa phố đi bộ Hình ảnh nghệ sĩ đường phố “lạ mắt” với du khách ở phố đi bộ Nguyễn Huệ Một “đêm hàng rong” đầy màu sắc ở phố đi bộ Cải trang thành “Người nhện”, “Tề thiên”… bán hàng rong có vi phạm luật? Theo luật sư Trần Bá Học, Đoàn luật sư TP.HCM, xét về bản chất thì hành vi dù cải trang thành những nhân vật khác nhau nhưng mục đích cuối cùng là đi bán hàng rong thì vẫn xem là hành vi vi phạm pháp luật nếu việc buôn bán này lấn chiếm lòng đường, vỉa hè, sẽ bị xử lý vi phạm hành chính. Cụ thể, hành vi bán hàng rong được coi là một trong số các hành vi luật giao thông đường bộ ngăn cấm để đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường bộ, vì thế sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 12 nghị định 46/2016/NĐ-CP. Theo đó, phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 – 400.000 đồng đối với tổ chức khi bán hàng rong hoặc bán hàng hóa nhỏ lẻ khác trên lòng đường đô thị, trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng. Cũng theo luật sư Học, đối với các trường hợp cải trang thành “Người nhện”, “Tề Thiên”, “Gấu bông”… ở các nơi công cộng để khách tham quan chụp hình sau đó xin tiền thì hiện nay vẫn chưa thấy bất cứ văn bản nào điều chỉnh để cho rằng hành vi này có sai phạm hay không. “Theo quan điểm cá nhân của tôi thì hành vi này được điều chỉnh bởi những phạm trù đạo đức. Vì một người ra đường xin tiền người khác thì người đó có quyền cho hay không cho là tùy. Đó thuần túy là giao dịch dân sự tặng cho giữa hai bên. Tuy nhiên, xét dưới góc độ mỹ quan đô thị thì hành động này cũng gây những phản cảm nhất định đối với an ninh trật tự”, luật sư Học cho biết. Theo TNO