Chính thức thành lập Thành phố Sài Gòn


Ngày 15/3/1874, Tổng thống Cộng hòa Pháp ký sắc lệnh chính thức thành lập thành phố Sài Gòn. Thành phố được điều hành bởi một viên thống lý, hai viên phó đốc lý và một hội đồng thành phố.

Có một Sài Gòn yên bình qua ống kính slow-motion

Sài Gòn: Từ thành cổ đến khu đô thị

Đầu Thế kỷ 19, khi người Pháp chiếm được Nam Kỳ, họ quyết tâm xây dựng một trung tâm hành chính, quân sự, kinh tế, văn hóa… để phục vụ chiến lược khai thác thuộc địa ở vùng đất giàu có này. Và một đô thị hiện đại, “Hòn Ngọc Viễn Đông” dần hình thành. Tạp chí Khám phá trân trọng giới thiệu đến quý độc giả loạt bài tổng hợp, nghiên cứu về quá trình hình thành đô thị Sài Gòn của Cổng Thông tin Điện tử Chính phủ Thành phố Hồ Chí Minh.

Chỉ hai tháng sau khi Chí Hòa thất thủ, Tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp đã ký nghị định ngày 11/4/1861 ấn định phạm vi thành phố Sài Gòn. Song quy hoạch này đã không thể thực hiện vì thiếu ngân sách.

Lần quy hoạch thứ hai, do nghị định ngày 3/10/1865, trên cơ sở thành thị Bến Nghé và Sài Gòn cũ. Sài Gòn chỉ rộng không quá 3 km2 và Chợ Lớn chỉ hơn 1 km2.

Sài Gòn bấy giờ nằm gọn trong quận 1 bây giờ, còn Chợ Lớn là quận 5 hiện nay. Giữa hai thành phố là vùng thuộc địa hạt Sài Gòn. Năm 1885 địa hạt được đổi tên là Gia Định và đến năm 1889 được gọi là tỉnh Gia Định.

Bản đồ Lục tỉnh Nam Kỳ thế kỷ 19.

Bản đồ Lục tỉnh Nam Kỳ thế kỷ 19.

Ngày 15/3/1874, Tổng thống Cộng hòa Pháp ký sắc lệnh chính thức thành lập thành phố Sài Gòn. Thành phố được điều hành bởi một viên thống lý, hai viên phó đốc lý và một hội đồng thành phố. Còn Chợ Lớn, được thành lập sau đó do nghị định của thống đốc dân sự đầu tiên là Le Myre de Vilers, ký năm 1879.

Theo thời gian phát triển, dân số tăng lên. Vào năm 1910, Sài Gòn và Chợ Lớn xích lại gần nhau và thực sự tiếp giáp ở khoảng đường Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn Thiện Thuật bây giờ.

Trong thời gian nửa thế kỷ, Sài Gòn đã thay đổi, hình thành nên một thành phố Tây Phương. Đường sá được thiếp lập. Dinh thự, phố xá, các khu dân cư cùng với các chợ… được xây dựng. Từ thủ phủ của Gia Định ngũ trấn (Gia Long), Nam Kỳ lục tỉnh (Minh Mạng), Sài Gòn theo thời gian đã trở nên trung tâm của ba tỉnh miền Đông (1862), rồi thủ phủ của Nam Kỳ (1867) và dần trở nên một trung tâm chính trị, kinh tế quan trọng cho toàn Đông Dương.

Đường phố Sài Gòn xưa.

Đường phố Sài Gòn xưa.

Trong thời gian đầu, Pháp xây dựng một khu hành chính làm trung tâm cho thành phố. Chung quanh có rào, bên trong là các dinh Thống đốc, các cơ quan hành chính, nhà dây thép, nhà thương, nhà thờ… tất cả đều làm bằng gỗ.

Khu hành chính này ở gần Đồn Đất, trên gò cao. Phía sau là những trại lính, trước mặt nhìn ra sông Sài Gòn là các nhà kho của hải quân. Dọc theo dông Bến Nghé, Pháp cho đào các kênh cũ sâu và rộng hơn lấy đất đắp lên bờ. Sau đó, ban đất trên các đồi cao xuống mé sông, lấp kênh đắp đường. Rồi nhà lá gỗ được thay bằng nhà gạch ngói.

Chợ Bến Thành xưa.

Chợ Bến Thành xưa.

Chỉ trong hơn ba thập niên, đa số các kiến trúc tiêu biểu của thành phố Sài Gòn như dinh Toàn quyền, dinh Thống đốc, dinh Xã Tây, Nhà hát lớn, Nhà thờ… đã được xây dựng.

Cùng với sự phát triển đô thị, nền kinh tế cũng biến đổi theo chiều hướng mới. Trước hết, Sài Gòn là một thương cảng. Ngay sau khi đặt chân đến Sài Gòn, mặc dù tình hình chưa ổn định, thực dân Pháp đã quyết định thành lập cảng Sài Gòn (22/2/1860). Tài nguyên Nam Kỳ đã được liệt kê ngay và một chương trình khai thác cụ thể trong lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, và thương nghiệp được Phó Đô đốc Bonard vạch ra đã gửi về Pháp và được chấp thuận.

Vị trí của cảng được xác định: nằm trên sông Sài Gòn. Ăn sâu 80 km vào đất liền, sông Sài Gòn vào năm 1628 là một điểm chính về thương mại, có thể thông thương với tất cả các vùng phía Nam với 2.000 km luồng lạch chảy qua tất cả các đồng bằng lớn. Về vị trí quân sự đây có thể là bàn đạp tấn công mở rộng xuống cả vùng Đông Nam Á.

Cảng Sài Gòn giữa thế kỷ 19.

Cảng Sài Gòn giữa thế kỷ 19.

Cảng Sài Gòn từ những ngày đầu dài 4 km, tập trung bên phải của sông giới hạn thượng lưu là quân cảng xuống đến Rondpoint (một vị trí trên bản đồ hồi đó) gồm có một bến đậu dài và một ụ để sửa chữa tàu từ Rondpoint đến Canal de dérivation là thương cảng. Đoạn này có Rạch Tàu (Arroyo Chinois) nối liền Sài Gòn với Chợ Lớn, một trung tâm kinh tế. Lúc bấy giờ, con rạch này là đường giao lưu chính về hàng hóa nối liền hai trung tâm Sài Gòn – Chợ Lớn khi các phương tiện khác chưa thịnh hành.

Là cảng sông, cảng thiên nhiên kín đáo, cảng Sài Gòn tránh được những cơn bão mà miền Viễn Đông thường xuyên gặp, lại nằm ăn sâu trong thành phố nên mọi sự vận chuyển hàng đều thuận lợi và ít tốn kém. Lòng sông rộng và sâu (trung bình 300 m chiều rộng và từ 9 đến 12 m sâu) tàu lớn 180 m x 9 m tránh nhau dễ dàng.

 

Theo Khám phá 

 


Hãy chia sẻ cho bạn bè qua: