Điểm hấp dẫn nhất trong kế hoạch là xây dựng hệ thống Monorail hiện đại nhất TG thời đó để nối liền Phú Lâm, Chợ Lớn, Sài Gòn, Gia Định. Xe Lam trên đường phố Sài Gòn xưa Phòng trà ca nhạc Sài Gòn xưa: Bà bầu bất cần đời và phòng trà đại gia Vào giữa thập niên 1960, hệ thống đường sắt ở miền Nam Việt Nam đã bị hủy hoại nghiêm trọng do tình trạng chiến tranh. Việc sửa chữa hệ thống tàu hỏa đã trở thành một trong những nhiệm vụ quan trọng của quân đội Mỹ. Trong bối cảnh đó, vào tháng 6/1966, quân đội Mỹ và chính quyền Sài Gòn đã đưa ra “Chương trình thay thế đường tàu bị phá hoại” để phục hồi hệ thống đường sắt Miền Nam, mà trọng tâm là Sài Gòn. Dự án này bao gồm cả một kế hoạch đặc biệt để nâng cấp đường tàu hỏa vào Ga Sài Gòn trở thành đường sắt nền cao hoàn toàn mới, với ga cuối là một tòa nhà 15 tầng bao gồm văn phòng, khách sạn và nhà ở nằm phía trên chợ Bến Thành. Điểm hấp dẫn nhất trong kế hoạch này là xây dựng hệ thống Monorail (đường sắt một ray) hai làn hiện đại nhất thế giới thời đó để nối liền Phú Lâm, Chợ Lớn, Sài Gòn và Gia Định (Bình Thạnh hiện nay). Trong năm 1966, Bộ giao thông chính quyền Sài Gòn đã chính thức thông qua đề án của chuyên gia “tàu điện trên không” người Pháp của tập đoàn SAFEGE – Transport về việc xây dựng các tuyến Monorail kể trên. Toàn bộ dự án sẽ tiêu tốn ít nhất 48 triệu USD xây dựng và toàn bộ phụ thuộc vào viện trợ tài chính của nước ngoài. Tuy nhiên, cùng với dự án nâng cấp ga tàu, dự án Monorail Sài Gòn năm 1966 đã không thể thực hiện được do thiếu vốn. Theo vntinnhanh.vn