Giếng cổ gần trăm tuổi bí mật dưới lòng đất Sài Gòn


Nằm dưới lòng đất giữa công viên, giếng cạn Gò Vấp là một trong những bể cung cấp nước lớn nhất Sài Gòn từ đầu thế kỷ trước.

Thuỷ đài cổ nhất ở Sài Gòn

Giếng trời tạo hoa nắng lung linh trong nhà ống Sài Gòn

Được xây dựng từ năm 1923, giếng nằm trong khuôn viên công viên cây xanh Gia Định quận Gò Vấp. Nhìn cơ sở cung cấp nước Tân Sơn Nhất và Gò Vấp, ít ai biết bên dưới tòa nhà thủy cục này vẫn còn một trong những giếng ngầm cổ nhất.

Được xây dựng từ năm 1923, giếng nằm trong khuôn viên công viên cây xanh Gia Định quận Gò Vấp. Nhìn cơ sở cung cấp nước Tân Sơn Nhất và Gò Vấp, ít ai biết bên dưới tòa nhà thủy cục này vẫn còn một trong những giếng ngầm cổ nhất.

Nằm trong góc nhà, được chắn bởi tấp bê tông. Thoặt nhìn, không ai biết đây là miệng giếng cổ.

Nằm trong góc nhà, được chắn bởi tấp bê tông. Thoặt nhìn, không ai biết đây là miệng giếng cổ.

Miệng giếng hình chữ nhật, đủ một người chui, bên dưới là những bậc thang làm bằng xi măng để dẫn trung tâm giếng sâu gần 20 mét so với mặt đất. Thời Pháp thuộc, Sài Gòn là trung tâm kinh tế, thương cảng quan trọng nhất ở Viễn Đông. Việc cấp nước cho đô thị này là vấn đề phức tạp đặt ra cho các nhà quy hoạch đô thị thời bấy giờ. Do địa hình Sài Gòn thấp và phẳng, vùng phụ cận Sài Gòn không có suối, nên giếng cạn là biện pháp duy nhất để có nguồn nước sạch.

Miệng giếng hình chữ nhật, đủ một người chui, bên dưới là những bậc thang làm bằng xi măng để dẫn trung tâm giếng sâu gần 20 mét so với mặt đất. Thời Pháp thuộc, Sài Gòn là trung tâm kinh tế, thương cảng quan trọng nhất ở Viễn Đông. Việc cấp nước cho đô thị này là vấn đề phức tạp đặt ra cho các nhà quy hoạch đô thị thời bấy giờ. Do địa hình Sài Gòn thấp và phẳng, vùng phụ cận Sài Gòn không có suối, nên giếng cạn là biện pháp duy nhất để có nguồn nước sạch.

Năm 1862, người Pháp bắt đầu xây dựng hệ thống khai thác nước ngầm đầu tiên, đến năm 1880 đưa vào hoạt đông cung cấp nước cho người dân Sài Gòn với công suất 1.000-1.500 m3/ngày. Trong những năm tiếp theo, chính quyền Pháp cho xây dựng một loạt cụm giếng cạn (captage) để cung cấp nước cho Sài Gòn - Chợ Lớn.

Năm 1862, người Pháp bắt đầu xây dựng hệ thống khai thác nước ngầm đầu tiên, đến năm 1880 đưa vào hoạt đông cung cấp nước cho người dân Sài Gòn với công suất 1.000-1.500 m3/ngày. Trong những năm tiếp theo, chính quyền Pháp cho xây dựng một loạt cụm giếng cạn (captage) để cung cấp nước cho Sài Gòn – Chợ Lớn.

Mục đích các giếng cạn là khai thác nước ngầm ở tầng nông, bơm tập trung về các giếng trung tâm xử lý (khử trùng) và phân phối cho người sử dụng.

Mục đích các giếng cạn là khai thác nước ngầm ở tầng nông, bơm tập trung về các giếng trung tâm xử lý (khử trùng) và phân phối cho người sử dụng.

Giếng cạn Gò vấp được xây năm 1923 đặt tại công viên Gia Định là một trong 6 giếng cổ nhất vẫn còn tồn tại với bồn chứa và các đường ống đã bắt gỉ sét.

Giếng cạn Gò vấp được xây năm 1923 đặt tại công viên Gia Định là một trong 6 giếng cổ nhất vẫn còn tồn tại với bồn chứa và các đường ống đã bắt gỉ sét.

Ngoài giếng trung tâm, mỗi cụm có 20 giếng cạn, mỗi giếng cạn có đường kính từ 1,6m đến 2,2 m, sâu từ 13 m đến 20 m, vách giếng lúc trước xây gạch sau dùng ống bê tông cốt thép chống suốt chiều sâu giếng.

Ngoài giếng trung tâm, mỗi cụm có 20 giếng cạn, mỗi giếng cạn có đường kính từ 1,6m đến 2,2 m, sâu từ 13 m đến 20 m, vách giếng lúc trước xây gạch sau dùng ống bê tông cốt thép chống suốt chiều sâu giếng.

Giếng Gò Vấp được xây dựng để đáp ứng nhu cầu gia tăng dân số và cũng được kết nối với giếng chính tại trung tâm Sài Gòn.

Giếng Gò Vấp được xây dựng để đáp ứng nhu cầu gia tăng dân số và cũng được kết nối với giếng chính tại trung tâm Sài Gòn.

Giếng được bố trí theo hình tròn và đưa nước về giếng lớn ở tâm vòng tròn gọi là giếng trung tâm. Từ giếng trung tâm nước sẽ được xử lý sơ bộ (khử trùng) rồi được bơm vào các hồ chứa, thủy đài hoặc đưa thẳng ra mạng phân phối cho người tiêu dùng. Đến năm 1930, toàn bộ các hệ thống giếng cạn đã cung cấp một lượng nước là 30.000 m3/ngày cho vùng Sài Gòn - Chợ Lớn với số dân tổng cộng khoảng 300.000 người, lượng nước tiêu thụ bình quân đầu người là 75 lít/người/ngày.

Giếng được bố trí theo hình tròn và đưa nước về giếng lớn ở tâm vòng tròn gọi là giếng trung tâm. Từ giếng trung tâm nước sẽ được xử lý sơ bộ (khử trùng) rồi được bơm vào các hồ chứa, thủy đài hoặc đưa thẳng ra mạng phân phối cho người tiêu dùng. Đến năm 1930, toàn bộ các hệ thống giếng cạn đã cung cấp một lượng nước là 30.000 m3/ngày cho vùng Sài Gòn – Chợ Lớn với số dân tổng cộng khoảng 300.000 người, lượng nước tiêu thụ bình quân đầu người là 75 lít/người/ngày.

Trong lòng giếng có đặt ống bằng gang, phía dưới cùng của ống gang nối với trụ lọc đặt gần đáy giếng, phía ngoài trụ lọc là lớp sạn lọc, phía dưới lớp sạn lọc (đáy giếng) là các lớp cát, cách làm này giúp nước sạch hơn.

Trong lòng giếng có đặt ống bằng gang, phía dưới cùng của ống gang nối với trụ lọc đặt gần đáy giếng, phía ngoài trụ lọc là lớp sạn lọc, phía dưới lớp sạn lọc (đáy giếng) là các lớp cát, cách làm này giúp nước sạch hơn.

Trong mùa mưa, mực nước tĩnh trong giếng cao hơn nên nước tự chảy về giếng trung tâm. Trong mùa khô, mực nước tĩnh xuống thấp phải dùng bơm chân không để đưa nước từ giếng cạn về giếng trung tâm.

Trong mùa mưa, mực nước tĩnh trong giếng cao hơn nên nước tự chảy về giếng trung tâm. Trong mùa khô, mực nước tĩnh xuống thấp phải dùng bơm chân không để đưa nước từ giếng cạn về giếng trung tâm.

Hiện nay giếng cạn này không còn sử dụng. Tuy nhiên để phục vụ cấp nước an toàn, tổng công ty cấp thoát nước cũng đã có kế hoạch cải tạo sử dụng mặt bằng của giếng để xây dựng các bể chứa lớn/trạm bơm trung gian nhằm dự trữ nước sạch.

Hiện nay giếng cạn này không còn sử dụng. Tuy nhiên để phục vụ cấp nước an toàn, tổng công ty cấp thoát nước cũng đã có kế hoạch cải tạo sử dụng mặt bằng của giếng để xây dựng các bể chứa lớn/trạm bơm trung gian nhằm dự trữ nước sạch.

Nước tại hầm chứa ở giếng cổ sẽ hỗ trợ cho các giếng nước ngầm khác trong việc cấp nước khẩn cấp, phòng cháy chữa cháy, đồng thời tối ưu hóa phân phối nước sạch trên địa bàn TP.HCM.

Nước tại hầm chứa ở giếng cổ sẽ hỗ trợ cho các giếng nước ngầm khác trong việc cấp nước khẩn cấp, phòng cháy chữa cháy, đồng thời tối ưu hóa phân phối nước sạch trên địa bàn TP.HCM.

Theo doanhnghiepvn


Hãy chia sẻ cho bạn bè qua: