Nhiếp ảnh gia Mỹ Catherine Karnow – con gái sử gia Stanley Karnow – đặt chân đến Việt Nam lần đầu vào năm 1990. Trong thập niên này, bà có vài chuyến đi đến Sài Gòn. Nhờ uy tín của bố mình, bà được tạo điều kiện để đi nhiều nơi đến Hà Nội, Sài Gòn và miền Trung… tìm đề tài sáng tác ảnh. Vốn là người thích chụp cảnh vật, sinh hoạt và con người ở các thành phố, Catherine ấn tượng với một Sài Gòn đang phát triển từng ngày sau giai đoạn đổi mới (1986) nhưng vẫn giữ nét nên thơ, bình dị. Trong ảnh: Người Sài Gòn, nhất là các cô gái trẻ, thích diện áo dài lượn Vespa làm duyên trên đường, năm 1995. Thiếu nữ Sài Gòn tha thướt với áo dài. Em bé bán sách báo dạo trên đường phố. Catherine rất xúc động khi nhìn nét mặt, vóc dáng của cô bé đều toát lên sự vất vả. Một buổi tụ họp của cộng đồng LGBT. Người nông dân chở vịt từ ngoại thành vào thành phố để bán. Ảnh chụp năm 1994 khi xích lô vẫn còn thịnh hành ở thành phố phương Nam đầy nắng. Người lớn và trẻ con đều háo hức chơi game trong một cửa tiệm – loại hình giải trí từ nước ngoài du nhập vào Sài Gòn những năm 90. Tiệm cà phê Givral nổi tiếng nằm ở góc đường Đồng Khởi – Lê Lợi, đối diện Nhà hát TP HCM, năm 1990. Trong suốt giai đoạn chiến tranh, đây là địa điểm quen thuộc của giới ký giả trong và ngoài nước. Quán này ngày nay không còn nữa, nhường chỗ cho một trung tâm thương mại hiện đại. Đường phố đầu những năm 1990 chưa đông đúc như ngày nay, ôtô cổ và cũ kỹ rất phổ biến. Tòa nhà UBND TP HCM năm 1995, một công trình kiến trúc mang tính biểu tượng của thành phố. Người đàn ông tập thể dục bên chiếc xe “con bọ” trên phố. Một góc đường Đồng Khởi, quận 1. Thời kỳ này đường Đồng Khởi vẫn còn cảnh người đạp xe thong thả, quần áo phơi phóng ở mặt tiền. Hiện nay Đồng Khởi là một trong những con đường sang trọng nhất Sài Gòn. Những cậu bé nài ngựa ở trường đua Phú Thọ. Theo Thoại Hà/ Vnexpress