Sài Gòn là nơi đi trước, khởi đầu cho tiến trình hiện đại hóa ở Việt Nam. Đó không chỉ là di sản mà thực sự là những tiền đề vô cùng quan trọng đặt nền móng cho Sài Gòn – TP.HCM trở thành một thành phố văn minh – hiện đại – thân thiện. Chợ Bến Thành ai cũng biết cũng có chuyện ít người biết Nhà thờ Đức Bà: Kiệt tác kiến trúc 138 năm tuổi giữa Sài Gòn Đầu thế kỷ 19, khi chính thức đặt ách đô hộ ở Sài Gòn, người Pháp đã bắt tay quy hoạch thành phố bằng việc mở rộng ngoại vi Thành Gia Định. Một đô thị mới dần hình thành với những công trình tiêu biểu, đường phố bàn cờ hướng tâm, những quảng trường và vườn cây… Tất cả có quy mô như một đô thị cỡ vừa ở Pháp thời bấy giờ, phục vụ cho việc đô hộ và khai thác thuộc địa. Nhưng đây cũng chính là tiền đề quan trọng để Sài Gòn sau này phát triển thành một đô thị lớn của Việt Nam và khu vực. Tạp chí Khám phá trân trọng giới thiệu loạt bài của Tiến sĩ Nguyễn Minh Hòa nhằm đưa lại cho độc giả cái nhìn tổng thể về quy hoạch đô thị Sài Gòn thế kỷ 19. Những cột mốc phát triển hạ tầng Sài Gòn: Năm 1870: Xây dựng Bệnh viện Grall (ngày nay là Bệnh viện Nhi đồng 2) Năm 1877-1880: Xây dựng nhà thờ Đức Bà bằng bê tông cốt thép theo phong cách Gothic Năm 1881 – 1885: Xây dựng tòa án Năm 1882: Thành lập Thư viện Sài Gòn Năm 1885: Xây dựng khách sạn Continental Năm 1886-1891: Xây dựng nhà Bưu điện Thành phố Năm 1889: Lập đường dây điện thoại đầu tiên ở Đông Dương Năm 1898-1909: Xây dựng dinh Xã Tây làm trụ sở của bộ máy cầm quyền của thành phố, nay là UBND Thành phố Năm 1911-1014: Xây dựng chợ Bến Thành Năm 1924: Thành lập Công ty Điện ảnh Đông Dương Năm 1927-1929: Thành lập bảo tàng – nay là Bảo tàng Lịch sử Thành phố Năm 1927: Thành lập Ngân hàng Việt Nam Năm 1929: Thành lập Đài Phát thanh Sài Gòn. Năm 1930: Khánh thành đường vô tuyến điện thoại Sài Gòn – Paris Năm 1938: Thành lập Sở Hàng không Theo khampha