Sài Gòn xưa quyến rũ trong những bức ảnh giai nhân một thời


“Ký ức một ảnh viện Sài Gòn – Câu chuyện Viễn Kính” không chỉ kể về hiệu ảnh Viễn Kính và người thợ ảnh tài hoa Đinh Tiến Mậu, mà còn là cuộc kiếm tìm ký ức đô thị Sài Gòn.

Thanh Nga, Thẩm Thúy Hằng gợi cảm qua tay máy Viễn Kính

Lặng người nghe chuyện nghề chụp ảnh dạo ở Sài Gòn thời Smartphone lên ngôi

Ngày nay lang thang trên mạng, rất dễ bắt gặp những bức ảnh người thời nay theo phong cách Sài Gòn thời xưa. Thậm chí là ảnh chế các ngôi sao nổi tiếng. Những bìa đĩa hát chế đề tên Danh ca Thúy Loan (Taylor Swift), Nữ ca sĩ Lệ Na (Selena Gomez), Tiếng hát Thị Dậu (Lady Gaga), Giọng ca Lan Anh (Lana Del Rey), Băng nhạc Khánh Thy (Katy Perry).

Những bức ảnh chế tưởng chừng chỉ là đùa cợt lại đẹp bất ngờ, dù chỉ là nét đẹp sao chép. Bởi, phong cách gốc của chúng vốn đã đẹp. Đẹp quý phái hào hoa, phảng phất một thời đã xa, những năm gần đây bỗng dưng sốt trở lại. Nào những Thẩm Thúy Hằng, Thanh Nga, Bạch Yến, Mộng Tuyền, Kiều Chinh, Thanh Thúy, Thanh Tuyền, Diễm Thúy, Duy Khánh, Hùng Cường…

Những vẻ đẹp thập niên 1960 được lưu giữ bởi bàn tay tài hoa của một nhiếp ảnh gia thầm lặng. Tên ông là Đinh Tiến Mậu.

Câu chuyện về ông được ghi lại trong cuốn sách Ký ức một ảnh viện Sài Gòn – Câu chuyện Viễn Kính. Tác giả là nhà báo Nguyễn Vĩnh Nguyên.

Người thợ ảnh “bình thường” của Sài Gòn hào hoa

Đinh Tiến Mậu tự gọi mình là “thợ ảnh”. Tác giả cuốn sách cũng gọi ông là “thợ ảnh”. Một cách gọi mà nhiều “nhiếp ảnh gia” thời nay sẽ khó chấp nhận. Người chụp ảnh là “nghệ sĩ”, “nghệ nhân”, không phải “thợ”, họ sẽ nói. Nhưng cả ông Đinh Tiến Mậu lẫn tác giả Nguyễn Vĩnh Nguyên đều hiểu rằng, điều quan trọng là vẻ đẹp của những bức ảnh, không phải danh xưng.

Hiệu ảnh Viễn Kính của người thợ ảnh Đinh Tiến Mậu được mở trên đường Phan Đình Phùng (nay là đường Nguyễn Đình Chiểu) của Sài Gòn từ năm 1963. "Tôi ngưỡng mộ người tự nhận mình là một thị dân bình thường", Nguyễn Vĩnh Nguyên viết trên bìa bốn cuốn sách, "Báo chí đương thời gọi ông Đinh Tiến Mậu - chủ ảnh viện Viễn Kính - là nhiếp ảnh gia, nghệ sĩ nhiếp ảnh bởi ông đã giữ lại những bóng hình nhan sắc hôm qua, nét hào hoa của Sài Gòn một thuở. Nhưng ông lại thấy mình chỉ là một thợ ảnh bình thường". Những người thợ như ông Mậu vẫn sống và giữ gìn những ký ức quý giá của Sài Gòn trong hiệu ảnh nhỏ của mình, gần như vẹn nguyên qua những biến thiên thời cuộc. Nói "gần như", bởi những bức ảnh cũng có hình hài vật lý, cũng mất mát, cũng hư hao. Thực hiện cuốn sách này, tác giả đứng trước một thử thách lớn: nghệ sĩ Đinh Tiến Mậu là người kiệm lời. Ông không thích tuyên ngôn. Nhiều nhà báo khác không thể hình dung có thể viết nổi một cuốn sách về ông. Sài Gòn,thẩm thúy hằng,giai nhân Sài Gòn Cuốn sách Ký ức một ảnh viện Sài Gòn - Câu chuyện Viễn Kính . Trong 3 tháng tiếp cận và trò chuyện, Nguyễn Vĩnh Nguyên nhiều lần thấy nhân vật lúng túng khi được hỏi về "quan điểm nghệ thuật, lý thuyết nhiếp ảnh và các vấn đề có vẻ hệ trọng khác". Với nhiều nhà báo, đó sẽ là một hụt hẫng. Họ sợ thiếu thông tin. Nhưng với anh, đó là một hạnh ngộ. Và anh viết về Viễn Kính, về Đinh Tiến Mậu qua lời kể của chính ông. Trong lời nói của ông không có tuyên ngôn, mà là những mẩu chuyện đôi khi rời rạc về cuộc đời của một con người vốn có duyên gắn bó với nhiều con người. Những mẩu chuyện đó, khi gộp lại, cũng đủ tạo nên một bầu không khí miền Nam trước năm 1975. Trong cuốn sách cũng không in tuyên ngôn to tát nào. Nhưng suy ngẫm về nghề thì rất nhiều. Đây là một trong số đó: "Mỗi bức ảnh là khoảnh khắc chỉ đến một lần nhưng mang biết bao suy nghĩ về số phận, nhận về biết bao niềm trân quý giữa cuộc đời nhiều dịch biến" (trang 83). Thẩm Thúy Hằng mặc áo dài bà Nhu, Diễm Thúy khoe khuôn ngực đầy Viễn Kính, tên hiệu ảnh, vừa nói đến ống kính tele để chụp xa trong nhiếp ảnh, vừa mang ý nghĩa tầm nhìn xa. Dù chỉ là anh thợ ảnh bình thường, ông Đinh Tiến Mậu vẫn tâm niệm phải có tầm nhìn xa với nghề. Ông quan niệm: "Nắm bắt được chiều sâu nội tâm quan trọng hơn rất nhiều so với việc tạo ra một bức ảnh đẹp nhưng chỉ đẹp bề mặt hời hợt, chẳng có gì đọng lại". Đau khớp mùa mưa lạnh: Chủ quan dễ gây tàn phế! Đau khớp mùa mưa lạnh: Chủ quan dễ gây tàn phế! Tin tài trợ Viêm xoang, ngạt mũi, ngứa mũi nặng cỡ nào cũng chào thua mẹo nhỏ này Viêm xoang, ngạt mũi, ngứa mũi nặng cỡ nào cũng chào thua mẹo nhỏ này Tin tài trợ Ông có cơ duyên hợp tác với hãng phim Việt Thanh của ông Trần Văn Trạch (em trai GS Trần Văn Khê) và hãng phim Mỹ Vân của ông Lưu Trạch Hưng. Ông nhận đơn chụp ảnh theo từng phim, chụp diễn viên. Diễn viên thời đó, nổi tiếng nhất phải kể đến Thẩm Thúy Hằng, "Người đẹp Bình Dương", vẻ đẹp nóng bỏng rất Tây khiến khán giả lẫn đồng nghiệp mê mẩn. Nguyễn Vĩnh Nguyên đánh giá, bức ảnh ông Mậu chụp Thẩm Thúy Hằng trong chiếc áo dài bà Nhu có thể coi là chuẩn mực của vẻ đẹp phụ nữ và hình ảnh con người thời đó. Sài Gòn,thẩm thúy hằng,giai nhân Sài Gòn Bức ảnh chuẩn mực của Thẩm Thúy Hằng từ vẻ đẹp, trang phục, dáng ngồi và tinh thần. Ảnh do Nguyễn Vĩnh Nguyên chụp lại từ ảnh tư liệu của Đinh Tiến Mậu. Trong ảnh, minh tinh tóc vấn cao, uốn phồng, cả tư thế ngồi lẫn cách hai bàn tay nắm vào nhau đều đẹp, tự nhiên, tinh tế. "Cứ như thể người chụp ảnh đã có nhiều thời giờ lặng im trước nhan sắc này", tác giả viết. Điều đó đúng với phong cách chụp ảnh Đinh Tiến Mậu. Ông dành rất nhiều thời gian để ngắm nhìn, quan sát trước khi chụp. Và Thanh Nga, mỹ nhân cải lương có vẻ đẹp thanh tao quý phái chứ không gợi dục sỗ sàng, được ông Mậu chụp trong chiếc áo dài cổ cao, đeo vòng ngọc trai, những ngón tay thanh mảnh đỡ lấy một nhành hoa. Trong loạt hơn 60 bức ảnh đăng kèm cuốn sách, độc giả có lẽ dừng lại lâu nhất ở hình ảnh ca sĩ Diễm Thúy. Một "khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang" không cần thêm tưởng tượng. Diễm Thúy ngả người trước ống kính, dây váy tuột xuống bờ vai. Hình ảnh bạo kể cả so với thời nay, chưa nói là thập niên 1960. Sài Gòn,thẩm thúy hằng,giai nhân Sài Gòn Hai bức ảnh nóng bỏng nhất trong bộ sưu tập của Đinh Tiến Mậu, chụp ca sĩ Diễm Thúy. Công việc thường xuyên tiếp túc với nhiều giai nhân như vậy, ông Mậu đặt ra cho mình những nguyên tắc ứng xử chừng mực. Ông từng được giao xe hơi riêng để chở các ngôi sao đi xa chụp ảnh ngoại cảnh, trong đó có lần chụp Thẩm Thúy Hằng mặc bikini ở suối Lồ Ồ, Bình Dương, hay lần chụp Thanh Nga ở Đà Lạt. Ông không ở cùng khách sạn mà thuê chỗ ở ngoài, chị hẹn gặp ở nơi chụp ảnh. Ngòi bút tinh tế của Nguyễn Vĩnh Nguyên chỉ ra rằng, có lẽ còn những xúc cảm giấu kín đằng sau tay máy của người thợ ảnh. Bởi, "nếu hoàn toàn vô nhiễm khi đứng trước những nhan sắc một thời", thì "không thể nào tạo ra những bức ảnh nâng niu cái đẹp vượt thời gian". Với nhiều con mắt, ảnh giai nhân chỉ là ảnh giai nhân, còn qua con mắt Nguyễn Vĩnh Nguyên, những bức ảnh cũng là một phần của thời cuộc. Anh viết: "Những bức chân dung thách thức thời gian ấy vẫn toát lên sinh khí của một thời kỳ văn hóa đô thị giàu có và tươi đẹp". Cuốn sách Ký ức một ảnh viện Sài Gòn - Câu chuyện Viễn Kính dày 223 trang, do NXB Trẻ và Phương Nam Book ấn hành. Sách ra tháng 10/2017. "Trong mắt anh, không ai đẹp bằng em" Cũng năm 1963 (năm mở tiệm Viễn Kính), nghệ sĩ Đinh Tiến Mậu cưới vợ là nhân viên kế toán Phan Kim Bình. Bà vợ rất ngạc nhiên, nói ông toàn chụp các giai nhân nổi tiếng Sài Gòn, sao lại muốn cưới một cô kế toán. Ông Mậu nói: "Trong mắt anh, không ai đẹp hơn em cả". Vợ chồng họ sống với nhau đã 54 năm, trong ngôi nhà ở đường Nguyễn Đình Chiểu, quận 3, TP.HCM (nơi trước đây là hiệu ảnh Viễn Kính ở đường Phan Đình Phùng, Sài Gòn). Cái kết đắng của 'tỷ phú ngân hàng' Sài Gòn Cái kết đắng của 'tỷ phú ngân hàng' Sài Gòn Vào những năm đầu thập niên 1960,  Lâm Huê Hồ trở nên giàu có cũng nhờ vào mua bán phế liệu. Nhưng, cái danh triệu phú chưa làm Lâm hài lòng, ông cố vươn lên thành tỉ phú... Tình thuở nghèo khó của tỷ phú Sài Gòn và người vợ mồ côi Tình thuở nghèo khó của tỷ phú Sài Gòn và người vợ mồ côi Cuộc sống của vợ chồng Lâm sau đó đã khá thoải mái nếu không muốn nói là quá phong lưu. Thế nhưng, nhìn bề ngoài cả 2 vợ chồng vẫn cứ "lùi xùi" như những ngày còn cơ nhỡ... Tỷ phú cay đắng dính bẫy của mỹ nhân Sài Gòn Tỷ phú cay đắng dính bẫy của mỹ nhân Sài Gòn Sự thật nhà Lệ Hải không phải ở nơi này. Nhờ con hẻm nhỏ thông ra một con đường lớn, Lệ Hải từ giã V. đi vào nhưng sau đó vòng ra đường lớn nơi có Bình Toyota đang đợi sẵn... Khối tài sản kếch xù của 'tỷ phú lúa gạo' Sài Gòn Khối tài sản kếch xù của 'tỷ phú lúa gạo' Sài Gòn Có người cho rằng, sở dĩ Quách Đàm thành công, sở hữu khối tài sản kếch xù vì vị trí của hiệu buôn nằm trên long mạch. Nhưng đó không phải là lý do chính... Bỏ hết sản nghiệp, tỷ phú Sài Gòn bất ngờ về quê ở ẩn Bỏ hết sản nghiệp, tỷ phú Sài Gòn bất ngờ về quê ở ẩn Năm 1960, tỷ phú Nguyễn Văn Hảo tròn 70 tuổi. Khi công việc kinh doanh vẫn đang thuận buồm, xuôi gió, ông Hảo bất ngờ giao hết lại cho vợ con, về quê nhà ở Càng Long, Trà Vinh mua đất xây chùa. (Theo Zing) BẠN THÍCH BÀI VIẾT NÀY ? Bình luận Chủ đề : sài gòn Thẩm Thúy Hằng giai nhân Sài Gòn   BÌNH LUẬN (0) Bình luận của bạn... Gửi bình luận   Tin Khác Vợ nghiện mua hàng online, chồng bán nhà để trả nợ 5 tỷ Vợ nghiện mua hàng online, chồng bán nhà để trả nợ 5 tỷ Kinh doanh Bị chê già và xấu chỉ vì tóc bạc - đây là cách giúp bạn Bị chê già và xấu chỉ vì tóc bạc - đây là cách giúp bạn Tin tài trợ 'Chất vấn' Hoa hậu Kỳ Duyên 'Chất vấn' Hoa hậu Kỳ Duyên Giải trí Tổng thống Philippines hát theo đề nghị của ông Trump Tổng thống Philippines hát theo đề nghị của ông Trump Thế giới Tiểu đêm nhiều - Dấu hiệu sớm nhất của suy thận bạn nên biết Tiểu đêm nhiều - Dấu hiệu sớm nhất của suy thận bạn nên biết Tin tài trợ "Làm thầy giáo bây giờ rủi ro hơn cả tham gia giao thông" "Làm thầy giáo bây giờ rủi ro hơn cả tham gia giao thông" Giáo dục Giao thông công cộng ‘học cách’ lấy lòng người dân đô thị Giao thông công cộng ‘học cách’ lấy lòng người dân đô thị Đời sống 90% đàn ông Việt mắc gút vì ông nào cũng ham cái này. Tin tài trợ Phát hiện thi thể người phụ nữ bó bạt vứt dưới cống nước Phát hiện thi thể người phụ nữ bó bạt vứt dưới cống nước Pháp luật HLV Park Hang Seo: Đối thủ mạnh hay yếu, đơn giản là phải thắng HLV Park Hang Seo: Đối thủ mạnh hay yếu, đơn giản là phải thắng Thể thao Tin cùng chuyên mục Nằm ngủ tại biệt thự triệu đô, nữ công nhân gặp cảnh bất ngờ Trai tráng hò nhau bắt chuột làm mồi nhậu, huyên náo cả cánh đồng Cảnh khó tin trong khu biệt thự chục tỷ bỏ hoang giữa Thủ đô Ông chủ nhà hàng và cuộc gặp căng thẳng với gã bặm trợn 'Chuyện tình ri đô' trong những căn biệt thự bỏ hoang ở Hà Nội Bí ẩn 50 năm về 'vua lụa Thái Lan' cuối cùng đã có lời giải? Hướng dẫn viên cho khách Tây kể chuyện kiếm tiền tỷ, mua nhà phố cổ Người đánh giày giúp khách Tây lấy lại tiền từ chủ quán bia 'chặt chém' Sự cố của vị khách 70 tuổi ở sân bay khiến cả đoàn bối rối 'Đẳng cấp' hai tay chơi khét tiếng ở Sài Gòn và cái kết khó ngờ GIỚI TRẺ > MC “nín thở” trước màn tỏ tình của chàng trai nhút nhát > Nữ sinh xinh đẹp tặng hoa Tổng thống Mỹ Donald Trump là ai? > Hàng trăm người vật vã chen lấn, xô đẩy mua hàng giảm giá > Chuẩn bị phần tỏ tình công phu, cô gái xinh đẹp vẫn ngậm ngùi ra về ẨM THỰC > Bí kíp chế biến món nộm chân gà rút xương tuyệt hảo > Những đặc sản hiếm có, khó tìm ở Quy Nhơn > Mẹo làm chân gà rút xương ngâm sả tắc ngon ngất ngây > Mẹo rút xương chân gà cực nhanh, siêu đẹp MẸO VẶT > Mẹo trị ốm vặt cho trẻ em dưới 5 tuổi > Mẹo hay từ nước đá ít người biết > Mẹo để có giấc ngủ ngon mỗi tối > 2 mẹo chặn tin nhắn quảng cáo trên smartphone DU LỊCH > Check - in tại cánh đồng hoa cẩm tú cầu đẹp ngất ngây ở Đà Lạt > Khách Tây hứng thú dạo phố lũ Hội An > Khám phá Đảo Ngọc - Vĩnh Phúc > Cuộc gọi nhờ 'chuộc' bạn lúc 1 giờ sáng khiến hướng dẫn viên run rẩy MỚI NÓNG Bí thư Nguyễn Thanh Nghị: Lên phương án nhân sự đặc khu Phú Quốc APEC 2017: Khi nguyên thủ thành 'người mẫu' quốc gia Thầy Park cao tay, Công Phượng dễ ra rìa Giá vàng hôm nay 13/11: Giảm mạnh chưa thấy điểm dừng Con dâu người hiến 5.000 lượng vàng tiết lộ điều bất ngờ về mẹ   'Chất vấn' Hoa hậu Kỳ Duyên   Bí thư xã đánh vợ nhập viện vì nghi chồng ngoại tình Kia Morning 2018 giá hơn 300 triệu vừa ‘lên kệ’ gây sốt Nữ sinh lớp 9 bị điện giật tử vong lúc sạc điện thoại SỐNG LẠ Lăng mộ trăm tuổi bí ẩn ở Sài Gòn Lăng mộ trăm tuổi bí ẩn ở Sài Gòn Hàng trăm người vật vã chen lấn, xô đẩy mua hàng giảm giá Chú rể Nghệ An dùng xe tải rước dâu gây tranh cãi GIA ĐÌNH Vợ đòi ly hôn vì... chồng làm hết việc nhà Vợ đòi ly hôn vì... chồng làm hết việc nhà Con dâu người hiến 5.000 lượng vàng tiết lộ điều bất ngờ về mẹ Tục đổi con sau đám cưới ở Bắc Ninh khiến Quyền Linh bất ngờ ĐỌC NHIỀU NHẤTPHẢN HỒI NHIỀU Con dâu người hiến 5.000 lượng vàng tiết lộ điều bất ngờ về mẹ   Lăng mộ trăm tuổi bí ẩn ở Sài Gòn   Nữ sinh xinh đẹp tặng hoa Tổng thống Mỹ Donald Trump là ai?   Mẹ chồng làm rơi mâm lễ, quay mặt đi khi vừa gặp thông gia   Phút cuối ở 34 Hoàng Diệu của người hiến 5.000 lượng vàng   Tổ chức lễ tang cấp cao người hiến 5.000 lượng vàng cho Nhà nước   Chiều nay, Hà Nội tổ chức lễ tang cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ   Hàng trăm người vật vã chen lấn, xô đẩy mua hàng giảm giá   Tục đổi con sau đám cưới ở Bắc Ninh khiến Quyền Linh bất ngờ   Chuyện ít biết về vợ thương gia hiến 5000 lượng vàng   MẸ VÀ BÉ

Hiệu ảnh Viễn Kính của người thợ ảnh Đinh Tiến Mậu được mở trên đường Phan Đình Phùng (nay là đường Nguyễn Đình Chiểu) của Sài Gòn từ năm 1963.

“Tôi ngưỡng mộ người tự nhận mình là một thị dân bình thường”, Nguyễn Vĩnh Nguyên viết trên bìa bốn cuốn sách, “Báo chí đương thời gọi ông Đinh Tiến Mậu – chủ ảnh viện Viễn Kính – là nhiếp ảnh gia, nghệ sĩ nhiếp ảnh bởi ông đã giữ lại những bóng hình nhan sắc hôm qua, nét hào hoa của Sài Gòn một thuở. Nhưng ông lại thấy mình chỉ là một thợ ảnh bình thường”.

Những người thợ như ông Mậu vẫn sống và giữ gìn những ký ức quý giá của Sài Gòn trong hiệu ảnh nhỏ của mình, gần như vẹn nguyên qua những biến thiên thời cuộc.

Nói “gần như”, bởi những bức ảnh cũng có hình hài vật lý, cũng mất mát, cũng hư hao.

Thực hiện cuốn sách này, tác giả đứng trước một thử thách lớn: nghệ sĩ Đinh Tiến Mậu là người kiệm lời. Ông không thích tuyên ngôn. Nhiều nhà báo khác không thể hình dung có thể viết nổi một cuốn sách về ông.

Cuốn sách Ký ức một ảnh viện Sài Gòn - Câu chuyện Viễn Kính

Cuốn sách Ký ức một ảnh viện Sài Gòn – Câu chuyện Viễn Kính

Trong 3 tháng tiếp cận và trò chuyện, Nguyễn Vĩnh Nguyên nhiều lần thấy nhân vật lúng túng khi được hỏi về “quan điểm nghệ thuật, lý thuyết nhiếp ảnh và các vấn đề có vẻ hệ trọng khác”. Với nhiều nhà báo, đó sẽ là một hụt hẫng. Họ sợ thiếu thông tin. Nhưng với anh, đó là một hạnh ngộ.

Và anh viết về Viễn Kính, về Đinh Tiến Mậu qua lời kể của chính ông. Trong lời nói của ông không có tuyên ngôn, mà là những mẩu chuyện đôi khi rời rạc về cuộc đời của một con người vốn có duyên gắn bó với nhiều con người. Những mẩu chuyện đó, khi gộp lại, cũng đủ tạo nên một bầu không khí miền Nam trước năm 1975.

Trong cuốn sách cũng không in tuyên ngôn to tát nào. Nhưng suy ngẫm về nghề thì rất nhiều. Đây là một trong số đó: “Mỗi bức ảnh là khoảnh khắc chỉ đến một lần nhưng mang biết bao suy nghĩ về số phận, nhận về biết bao niềm trân quý giữa cuộc đời nhiều dịch biến” (trang 83).

Thẩm Thúy Hằng mặc áo dài bà Nhu, Diễm Thúy khoe khuôn ngực đầy

Viễn Kính, tên hiệu ảnh, vừa nói đến ống kính tele để chụp xa trong nhiếp ảnh, vừa mang ý nghĩa tầm nhìn xa. Dù chỉ là anh thợ ảnh bình thường, ông Đinh Tiến Mậu vẫn tâm niệm phải có tầm nhìn xa với nghề.

Ông quan niệm: “Nắm bắt được chiều sâu nội tâm quan trọng hơn rất nhiều so với việc tạo ra một bức ảnh đẹp nhưng chỉ đẹp bề mặt hời hợt, chẳng có gì đọng lại”.

Ông có cơ duyên hợp tác với hãng phim Việt Thanh của ông Trần Văn Trạch (em trai GS Trần Văn Khê) và hãng phim Mỹ Vân của ông Lưu Trạch Hưng. Ông nhận đơn chụp ảnh theo từng phim, chụp diễn viên.

Diễn viên thời đó, nổi tiếng nhất phải kể đến Thẩm Thúy Hằng, “Người đẹp Bình Dương”, vẻ đẹp nóng bỏng rất Tây khiến khán giả lẫn đồng nghiệp mê mẩn. Nguyễn Vĩnh Nguyên đánh giá, bức ảnh ông Mậu chụp Thẩm Thúy Hằng trong chiếc áo dài bà Nhu có thể coi là chuẩn mực của vẻ đẹp phụ nữ và hình ảnh con người thời đó.

Bức ảnh chuẩn mực của Thẩm Thúy Hằng từ vẻ đẹp, trang phục, dáng ngồi và tinh thần. Ảnh do Nguyễn Vĩnh Nguyên chụp lại từ ảnh tư liệu của Đinh Tiến Mậu.

Bức ảnh chuẩn mực của Thẩm Thúy Hằng từ vẻ đẹp, trang phục, dáng ngồi và tinh thần. Ảnh do Nguyễn Vĩnh Nguyên chụp lại từ ảnh tư liệu của Đinh Tiến Mậu.

Trong ảnh, minh tinh tóc vấn cao, uốn phồng, cả tư thế ngồi lẫn cách hai bàn tay nắm vào nhau đều đẹp, tự nhiên, tinh tế. “Cứ như thể người chụp ảnh đã có nhiều thời giờ lặng im trước nhan sắc này”, tác giả viết. Điều đó đúng với phong cách chụp ảnh Đinh Tiến Mậu. Ông dành rất nhiều thời gian để ngắm nhìn, quan sát trước khi chụp.

Và Thanh Nga, mỹ nhân cải lương có vẻ đẹp thanh tao quý phái chứ không gợi dục sỗ sàng, được ông Mậu chụp trong chiếc áo dài cổ cao, đeo vòng ngọc trai, những ngón tay thanh mảnh đỡ lấy một nhành hoa.

Trong loạt hơn 60 bức ảnh đăng kèm cuốn sách, độc giả có lẽ dừng lại lâu nhất ở hình ảnh ca sĩ Diễm Thúy. Một “khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang” không cần thêm tưởng tượng. Diễm Thúy ngả người trước ống kính, dây váy tuột xuống bờ vai. Hình ảnh bạo kể cả so với thời nay, chưa nói là thập niên 1960.

Hai bức ảnh nóng bỏng nhất trong bộ sưu tập của Đinh Tiến Mậu, chụp ca sĩ Diễm Thú

Hai bức ảnh nóng bỏng nhất trong bộ sưu tập của Đinh Tiến Mậu, chụp ca sĩ Diễm Thú

Công việc thường xuyên tiếp túc với nhiều giai nhân như vậy, ông Mậu đặt ra cho mình những nguyên tắc ứng xử chừng mực.

Ông từng được giao xe hơi riêng để chở các ngôi sao đi xa chụp ảnh ngoại cảnh, trong đó có lần chụp Thẩm Thúy Hằng mặc bikini ở suối Lồ Ồ, Bình Dương, hay lần chụp Thanh Nga ở Đà Lạt. Ông không ở cùng khách sạn mà thuê chỗ ở ngoài, chị hẹn gặp ở nơi chụp ảnh.

Ngòi bút tinh tế của Nguyễn Vĩnh Nguyên chỉ ra rằng, có lẽ còn những xúc cảm giấu kín đằng sau tay máy của người thợ ảnh. Bởi, “nếu hoàn toàn vô nhiễm khi đứng trước những nhan sắc một thời”, thì “không thể nào tạo ra những bức ảnh nâng niu cái đẹp vượt thời gian”.

Với nhiều con mắt, ảnh giai nhân chỉ là ảnh giai nhân, còn qua con mắt Nguyễn Vĩnh Nguyên, những bức ảnh cũng là một phần của thời cuộc. Anh viết: “Những bức chân dung thách thức thời gian ấy vẫn toát lên sinh khí của một thời kỳ văn hóa đô thị giàu có và tươi đẹp”.

Cuốn sách Ký ức một ảnh viện Sài Gòn – Câu chuyện Viễn Kính dày 223 trang, do NXB Trẻ và Phương Nam Book ấn hành. Sách ra tháng 10/2017.

“Trong mắt anh, không ai đẹp bằng em”

Cũng năm 1963 (năm mở tiệm Viễn Kính), nghệ sĩ Đinh Tiến Mậu cưới vợ là nhân viên kế toán Phan Kim Bình. Bà vợ rất ngạc nhiên, nói ông toàn chụp các giai nhân nổi tiếng Sài Gòn, sao lại muốn cưới một cô kế toán. Ông Mậu nói: “Trong mắt anh, không ai đẹp hơn em cả”.

Vợ chồng họ sống với nhau đã 54 năm, trong ngôi nhà ở đường Nguyễn Đình Chiểu, quận 3, TP.HCM (nơi trước đây là hiệu ảnh Viễn Kính ở đường Phan Đình Phùng, Sài Gòn).

Theo vietnamnet


Hãy chia sẻ cho bạn bè qua: