Đằng sau cao ốc chọc trời Sài Gòn: Người cắm câu, soi ếch đêm kiếm sống


Ít ai biết rằng, đằng sau sự sầm uất và cuộc sống đầy bộn bề thì Sài Gòn còn là nơi… cắm câu, bắt cá kiếm sống của một số người. Cái nghề nghe qua cứ tưởng ở một vùng quê nào đấy….

Ðánh giày ở Sài Gòn, nghề dễ kiếm sống

Kiếm sống bằng nghề ‘ăn xác nhà’ ở Sài Gòn

Kiếm sống ở Sài Gòn trước năm 1945

Nghề này cứ tưởng ở vùng quê nào đấy chứ ở Sài Gòn thì làm gì có. Nhưng có thật đấy khi không phải chỉ là thú câu cá tiêu khiển đơn thuần, nhiều người xem đây là công việc mưu sinh hằng ngày.

Cứ đêm đến họ với bộ dụng cụ chuyên nghiệp: hàng trăm cây cần chuyên nghiệp, đèn, vó… và mong trời thương cho rổ cá thêm đầy, thu nhập thêm đồng nào hay đồng đó.

Anh Trần Văn Tài (40 tuổi, ngụ huyện Hóc Môn, TP.HCM) hằng ngày phải vượt khoảng 40km để đi cắm câu. Anh Tài cho biết, khu đô thị Thủ Thiêm và khu vực Cát Lái ( đều thuộc quận 2 - NV) có nhiều cá lóc và cá trê sinh sống trong những vũng nước đọng. “Tuy ở đây gần trung tâm Thành phố nhưng cá cũng còn kha khá, chứ dưới chỗ tui ở người ta xuyệt điện, cá còn đâu mà cắm câu”. Anh Tài cho biết ẢNH: TRÁC RIN

Anh Trần Văn Tài (40 tuổi, ngụ huyện Hóc Môn, TP.HCM) hằng ngày phải vượt khoảng 40km để đi cắm câu. Anh Tài cho biết, khu đô thị Thủ Thiêm và khu vực Cát Lái ( đều thuộc quận 2 – NV) có nhiều cá lóc và cá trê sinh sống trong những vũng nước đọng. “Tuy ở đây gần trung tâm Thành phố nhưng cá cũng còn kha khá, chứ dưới chỗ tui ở người ta xuyệt điện, cá còn đâu mà cắm câu”. Anh Tài cho biết
ẢNH: TRÁC RIN

Mỗi buổi anh Tài cắm khoảng 150 cần câu. Bộ đồ nghề của anh gồm một cái giỏ đựng cá, một đôi ủng để hạn chế giẫm trúng gai. Ngoài ra, chiếc đèn pin giống như “con mắt thứ 3” giúp anh luồn lách qua sình lầy, cỏ bụi ẢNH: TRÁC RIN

Mỗi buổi anh Tài cắm khoảng 150 cần câu. Bộ đồ nghề của anh gồm một cái giỏ đựng cá, một đôi ủng để hạn chế giẫm trúng gai. Ngoài ra, chiếc đèn pin giống như “con mắt thứ 3” giúp anh luồn lách qua sình lầy, cỏ bụi
ẢNH: TRÁC RIN

Cần câu được làm bằng tre, dài khoảng 1 mét. Những vũng nước đọng lâu ngày thường có cá sinh sống, cần câu sẽ được cắm khắp nơi trong vũng nước để chờ cá cắn mồi. Thường thì 16 giờ anh Tài sẽ cắm câu, khoảng 20 giờ cùng ngày sẽ “thu hoạch” ẢNH: TRÁC RIN

Cần câu được làm bằng tre, dài khoảng 1 mét. Những vũng nước đọng lâu ngày thường có cá sinh sống, cần câu sẽ được cắm khắp nơi trong vũng nước để chờ cá cắn mồi. Thường thì 16 giờ anh Tài sẽ cắm câu, khoảng 20 giờ cùng ngày sẽ “thu hoạch”
ẢNH: TRÁC RIN

Mỗi đêm số cá thu hoạch được sẽ từ vài kg đến khoảng 10 kg. Cá trê và cá rô thường cắn câu nhiều hơn. “Cá trê với cá rô nhiều chứ cá lóc ít lắm. Cá trê bán chừng 40.000 đồng/1kg ; cá lóc 100.000 đồng/kg ẢNH: TRÁC RIN

Mỗi đêm số cá thu hoạch được sẽ từ vài kg đến khoảng 10 kg. Cá trê và cá rô thường cắn câu nhiều hơn. “Cá trê với cá rô nhiều chứ cá lóc ít lắm. Cá trê bán chừng 40.000 đồng/1kg ; cá lóc 100.000 đồng/kg
ẢNH: TRÁC RIN

Ít ai biết rằng, đằng sau những tòa nhà cao tầng ở Sài Gòn cũng còn chỗ cho việc cắm câu, bắt cá mưu sinh. Việc lội vào sình lầy, bụi cây rậm rạp cũng khá nguy hiểm, việc đối mặt với rắn rết, gai đâm trúng là điều khó tránh khỏi ẢNH: TRÁC RIN

Ít ai biết rằng, đằng sau những tòa nhà cao tầng ở Sài Gòn cũng còn chỗ cho việc cắm câu, bắt cá mưu sinh. Việc lội vào sình lầy, bụi cây rậm rạp cũng khá nguy hiểm, việc đối mặt với rắn rết, gai đâm trúng là điều khó tránh khỏi
ẢNH: TRÁC RIN

Vị trí anh Tài cắm câu thuộc khu đô thị Thủ Thiêm và khu vực Cát Lái. Trong ảnh anh nông dân này đang đi dọc trên đại lộ Mai Chí Thọ ẢNH: TRÁC RIN

Vị trí anh Tài cắm câu thuộc khu đô thị Thủ Thiêm và khu vực Cát Lái. Trong ảnh anh nông dân này đang đi dọc trên đại lộ Mai Chí Thọ
ẢNH: TRÁC RIN

Đến khoảng 10 giờ đêm thì công việc kết thúc. Anh Tài chia sẻ mình quê gốc Kiên Giang, thế nên việc cắm câu bắt cá anh khá rành. Lên Sài Gòn phần vì nhớ nghề, phần vì lúc nhỏ ít học nên giờ buộc phải bám nghề để kiếm tiền trang trải ẢNH: TRÁC RIN

Đến khoảng 10 giờ đêm thì công việc kết thúc. Anh Tài chia sẻ mình quê gốc Kiên Giang, thế nên việc cắm câu bắt cá anh khá rành. Lên Sài Gòn phần vì nhớ nghề, phần vì lúc nhỏ ít học nên giờ buộc phải bám nghề để kiếm tiền trang trải
ẢNH: TRÁC RIN

Theo thanhnien.vn


Hãy chia sẻ cho bạn bè qua: