Không chỉ là nơi duy nhất duy trì nghề làm gốm hơn 40 năm của Sài Gòn, lò gốm ông Năm Tiếp còn là nơi chứa đựng một không gian sống khác biệt giữa lòng phố thị đầy hào nhoáng và tấp nập. Vào những năm 70 của thế kỷ trước, bên kênh Lò Gốm ở Sài Gòn (quận 6 – quận 8) có một một làng nghề trù phú, nức tiếng gần xa với nghề nặn đất, nung gốm. Sản phẩm của những lò gốm này rất phong phú. Từ những chiếc bếp củi làm bằng đất nung cho tới nồi, niêu, siêu đất… Trải qua quá trình đô thị hóa mạnh mẽ, làng nghề bên kênh Lò Gốm cũng có nhiều thay đổi. Diện tích của những lò gốm nơi đây ngày càng bị thu hẹp, nguồn cung cấp nguyên liệu sẵn có ở thành phố dần dần không còn đáp ứng nổi. Cùng với đó, người làng theo nghề cũng ít dần. Hiện nay, lò gốm thuộc dạng lớn nhất ở đây là của ông Năm Tiếp chỉ có 30 thợ lành nghề và thợ phụ thay phiên nhau túc trực, sản phẩm làm ra cũng chỉ còn tập trung vào bếp đất nung. Thế nhưng không phải vì vậy mà không khí lao động ở lò gốm kém phần khí thế. Ngược lại, mỗi buổi sáng sớm các thợ gốm lại tất bật với công việc của mình và lò nung lúc nào cũng luôn đỏ lửa. Cơ sở với diện tích không quá lớn song lại là nguồn thu nhập chính của hơn 30 lao động đang làm việc tại đây Theo chủ lò gốm Nguyễn Văn Tiệp, làng nghề trước đây có đến hơn 30 cơ sở lớn nhỏ, giờ đây chỉ còn lò gốm của ông bám trụ ừ những khối đất sét vô hình, với sự khéo léo của những người thợ lành nghề, từng chiếc lò dần hình thành Ông Nguyễn Văn Thuận có hơn 35 năm kinh nghiệm đang tỉ mỉ kiểm tra lưỡi dao trước khi bắt tay vào việc gọt tỉa chi tiết Bếp được đem ra sân để phơi, đây là công việc nặng nhọc nên hầu hết đều được giao cho các thanh niên đảm nhận Các thanh niên trẻ khi bắt đầu vào nghề sẽ được rèn luyện rất vất vả để tôi luyện kỹ thuật và lòng yêu nghề Lo gom cuoi cung o Sai Gon – Anh 7 Mỗi người xử lý một công đoạn Sau khi được phơi cho khô, bếp được đưa vào lò nung Thời gian nung lò kéo dài liên tục suốt 2 ngày 2 đêm. Thành công hay thất bại của mẻ gốm đều phụ thuộc ở công đoạn này Những chiếc bếp đỏ tươi rực rỡ Trau chuốt dặm vá lại từng chi tiết trên thân bếp bằng đất đỏ Nén đất để tạo nắp đậy cho những chiếc bếp Không chỉ phục vụ cho bà con các tỉnh miền Đông – Tây Nam bộ, miền Trung và Tây nguyên, sản phẩm của ông Năm Tiếp còn nhận được những đơn đặt hàng từ Singapore Theo Hữu Nhật/ www.baomoi.com