Nghề đu dây lau kính được xem là một trong những nghề nguy hiểm nhất thế giới. Những ‘người nhện’ treo mình trên sợi dây, lơ lửng trên không trung ở độ cao hàng chục, hàng trăm mét, phải đối diện với vô số hiểm nguy chực chờ… Làng nghề mành trúc xuất khẩu tồn tại hơn nửa thế kỷ ở Sài Gòn Những người làm gạch thủ công cuối cùng ở làng nghề qua 2 thế kỷ Không ít người mưu sinh bằng nghề đu dây lau kính các tòa nhà cao tầng Ngày càng có nhiều nhà cao tầng nên nghề đu dây lau kính bắt đầu rộ lên, nhất là vào thời điểm cuối năm Trước khi làm “người nhện” đu dây lau kính, Trương Nguyễn Duy Thiên (32 tuổi, Q.12, TP.HCM) neo dây cẩn thận vào các vật kiêng cố Chỉ cần gió bất chợt hay mưa đổ xuống là người lau kính có thể đối mặt nhiều nguy hiểm Cả người lẫn dụng cụ lau kính nặng gần trăm ký, được treo lơ lửng trên một sợi dây Hiện ở TP.HCM có khoảng 150 thợ đu dây lau kính chuyên nghiệp. Hầu hết những tòa nhà cao tầng ở TP.HCM đều từng được một trong số họ đu dây để làm sạch hệ thống kính Nguyễn Hải Tùng (28 tuổi, Cà Mau) đu dây lau kính đã 8 năm. Tùng từng đu những tòa nhà cao chọc trời như: Saigon Center 2 (42 tầng, 193 mét), tòa nhà 50 tầng trong khu Vinhome Tân Cảng.. Vì nghề quá nguy hiểm, lỡ gặp sự cố dễ dẫn đến những tai nạn thương tâm nên không ít người không “chịu nỗi nhiệt”. Mặc dù vậy, vẫn có những công nhân muốn góp sức mình giúp thành phố đẹp hơn Dụng cụ hít kính gắn chặt vô kính, để công nhân móc chân vào cố định vị trí, không bị đong đưa khi làm việc trên cao Đã có những tai nạn xảy ra khi đu dây lau kính “rửa mặt” cho các tòa nhà. Nhiều người cho rằng đu dây lau kính là một trong những nghề nguy hiểm nhất thế giới Làm nghề này đối diện với nhiều nguy hiểm, nhưng người công nhân chưa được hưởng nhiều quyền lợiẢNH: X.P Vì thường xuyên lơ lửng trên không trung, ở độ cao hàng trăm mét, lại đối diện với nắng gắt, nên người công nhân thủ sẵn nước và bánh để “tiếp sức” những khi đói và khát Sau khi “tiếp đất” an toàn, Thiên ngồi nghỉ lấy lại sức Những tháng cuối năm là “vào mùa” của nghề đu dây lau kính. Nhưng qua tết thì… thất nghiệp(ẢNH: X.P) Nguyễn Văn Đức (41 tuổi, Q.Phú Nhuận, TP.HCM) đu dây lau kính được 18 năm. Mỗi lần xong công việc là anh nhắn tin cho vợ an tâm Tranh thủ nghỉ lấy lại sức sau khi đu dây lau kính mệt mỏi Những công nhân đu dây lau kính cho biết: Càng xuống dưới thấp càng đỡ, chứ treo mình ở trên cao, gió thổi, thấy ghê vô cùng Nhiều người trẻ mưu sinh bằng nghề này, điều họ mong mỏi nhất đó là bình an trong những lần làm việc. Cầu mong cho chính bản thân họ và cả những đồng nghiệp làm nghề này Nguyễn Duy Quang (29 tuổi, ở Q.2, TP.HCM) đu dây lau kính được 7 năm. Anh kể vợ con thường xuyên ngăn cản, khuyên bỏ việc, kiếm nghề khác để làm, “nhưng cái nghề này nó ‘vận’ vào mình thì phải, dứt hoài không được”, Quang kể Ông Nguyễn Thanh Sơn (50 tuổi, ở đường Bạch Đằng, Q.Bình Thạnh, TP.HCM) chính là người đu dây già nhất Sài Gòn. Cả thanh xuân của ông, chỉ đu dây mưu sinh kiếm sống. Ông Sơn gặp nhiều sự cố, tai nạn, nhưng may mắn qua khỏ PV Thanh Niên làm nghề đu dây lau kính để thấu hiểu những vất vả khó khăn mà người công nhân mưu sinh bằng nghề này đã gặp phải Theo TNO