Phía dưới những con đường thành phố ồn ào, hối hả là những ánh đèn cô đơn, quanh năm lặng lẽ dọn dẹp rác thải trong lòng thành phố. Phóng viên Bạch Đằng của Báo Người Lao Động đã có một trải nghiệm khó quên khi khám phá thế giới làm việc của công nhân (CN) Công ty Thoát nước Đô thị TP Mưu sinh bằng nghề nguy hiểm Mục sở thị một trong những nghề nguy hiểm nhất thế giới 23 giờ, trong đoạn cống thoát nước nằm sâu hơn 3m bên dưới mặt đường Tân Hóa quận 6, bóng đêm đen kịt trộn lẫn mùi hôi xộc lên từ bùn đất làm không gian đặc quánh đến ngộp thở. Hơi nóng hầm hập, bùn ngập quá đầu gối như muốn chôn chân người, mỗi bước đi là cả một nỗ lực gian nan. Âm thanh duy nhất là tiếng nước chảy róc rách của những cống xả đủ loại nước thải sinh hoạt từ những con hẻm đổ ra buồn bã đến ám ảnh. Thứ chuyển động duy nhất trong màn đen mịt mù ấy là những đốm sáng từ chiếc đèn trên nón bảo hộ lao động của những công nhân (CN) thoát nước dọn bùn, loang loáng sau những thùng bùn đất, rác thải. Công nhân Công ty Thoát nước Đô thị thầm lặng làm việc trong môi trường độc hại Anh Đoàn Kim Sa quê ở Đồng Tháp vào nghề đã hơn 5 năm, làm việc cho Công ty Thoát nước đô thị TP HCM. Công việc của anh và những đồng nghiệp là dọn từng thùng rác thải và bùn dưới những tuyến cống khu vực quận 6, 11, Tân Bình, Tân Phú để thoát nước mưa, chống ngập. Công việc không kể ngày đêm vì quận 6 là một vùng trũng, việc dọn cống phải căn theo con nước thủy triều, khi thủy triều cao hoặc khi mưa lớn nước dâng ngập đầu thì không thể làm việc được. 5 năm trong nghề này vẫn được xếp vào hạng lính mới. “Ngày đầu tiên làm việc chịu không nổi, chỉ muốn nôn ra, về tắm kỹ cở nào cũng cảm giác thoang thoảng mùi cống trên người. Lắm lúc vợ nhằng làm gì mà hôi dữ. Lâu dần rồi tôi cũng quen, mà vợ cũng quen”- anh Sa nhớ lại. Những xô bùn cô đặc, bốc mùi hôi thối chuẩn bị được đưa lên mặt đường “Thực tế với CN thoát nước, bùn đất dẫu có hôi nhưng vẫn còn lành. Khổ nhất là các loại hóa chất người ta thải xuống cống, đủ màu, đủ mùi khiến da bị dị ứng rất ngứa. Gặp chỗ làm sa tế, bột ớt ngày nào cũng xả xuống đến mức đặc quánh, nóng ran khắp người. Gặp chỗ nấu ăn thì mỡ bám dầy, về bỏ luôn bộ đồ, giặt không ra.” – anh Sa chia sẻ. Kiên nhẫn với công việc Từ quê lên Sài Gòn, hai vợ chồng anh vẫn ở trọ. Nhà trọ tận Ngã tư Giếng Nước ở Hóc Môn, mỗi ngày anh Sa đi làm mất cả tiếng đồng hồ. Anh ở trọ xa nhưng lại đỡ cực cho vợ. Vợ anh Sa làm CN may cho công ty gần nhà. “Hai vợ chồng có đứa con nhưng mải miết đi làm nên cũng gửi ông bà ở quê chăm. Mà thực tế cả hai vợ chồng cộng lại lương cũng hơn 10 triệu, nuôi con nhỏ ở TP nữa thì cũng không lo xuể” Họ như những đốm sáng lặng lẽ Dưới cống không có chuột, chỉ có gián bò khắp nơi trong bóng tối, cứ quờ vào vách tường là thấy. Theo anh Sa làm đêm cực hơn làm ngày khi thức đêm khuya, làm mùa mưa khó hơn mùa nắng khi thủy triểu, mưa gió thất thường. Nhưng yêu cầu công việc cứ phải chấp nhận. “Không cẩn thận thì hụt chân té xuống, hớp cả ngụm nước cống vô miệng chớ chẳng chơi. Bóng tối mịt mù thế này khó lường trước được. Công việc cực nhọc vậy nhưng không phải người nào cũng hiểu cho. Nhiều người buôn bán thấy mình làm dơ trước cửa nhà nên không ưng” – anh chia sẻ. Ngụp lặn dưới dòng nước đen kịt Có đoạn, họ phải gập người, nước ngập ngang cổ Dù rất nhiều lần muốn chụp đặc tả hơn công việc của anh Sa và đồng nghiệp đang thực hiện nhưng màn đêm đen kịt khiến máy ảnh không thể lấy nét nổi. Hơi nóng ẩm bốc lên ràn rụa mắt, bám mờ ống kính máy ảnh, cứ vài phút lại phải lau. Anh Sa ít nói, nếu không hỏi thì anh vẫn cứ chăm chú làm công việc bình thường của mình, lặng lẽ như ánh đèn trên đầu, ngày đêm dọn sạch những tuyến cống trong lòng thành phố. Công việc ầm thầm của họ có ý nghĩa hết sức thiết thực đối với sự phát triển của TP HCM Theo nld