Trời nắng nóng, những tờ bướm đưa ra cứ như những tờ vé số, bị người ta “lắc đầu”, thâm chí xua đuổi. Nhiều SV chọn công việc làm thêm nay để trưởng thành. Nhóm bạn của vẫn nhẫn nại mời, gởi từng tờ quảng cáo đến tay các phụ huynh đang chờ đón con trước cổng Trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai (Q.3, TP HCM). Hàng ngày, Tuyết Minh, (Sinh viên trường Đại học Văn Lang) cùng nhóm bạn khoảng 40 người, rong ruổi khắp các trường học để phát tờ rơi. Một ngày, Minh thường phải phát từ 300 đến 500 tờ, kiếm được từ 50 đến 70 ngàn đồng. Không phải SV nào có ý thức bảo vệ sinh nơi công cộng Minh chia sẻ: “Công việc này không đòi hỏi nhiều thời gian, rảnh ngày nào thì làm ngày đó, khoảng 2 đến 4 tiếng đồng hồ/ngày. Tuy nhiên, tụi mình phải đi nhiều nơi, tốn nhiều thời gian cho việc di chuyển, chưa kể việc các bạn không thạo đường phố, phải đi từ rất sớm để đến nơi đúng giờ làm việc”. Từ ngày tranh thủ sắp xếp lịch ôn tập để tham gia vào đội phat to roi, Diễm Hương (Sinh viên năm 2, ĐH Ngân hàng) trở nên nhanh nhẹn, tháo vát hơn trong mọi việc. Nhiều SV chọn cách làm thêm để… trưởng thành hơn trong cuộc sống. Không còn là cô bạn ngơ ngác trước hệ thống đường phố chằng chịt, Hương giờ đã thông thạo được phần nào các con đường, các ngõ phố mà trước đây muốn ra ngoài, Hương phải nhờ bạn bè, anh chị đưa đi. Hương còn dạn dĩ hơn trong giao tiếp. Cô tâm sự: “Trước đây ở lớp, mỗi lần cô giáo gọi phát biểu bài là mình đã thấy run cầm cập, huống gì đứng phát biểu cảm nghĩ hay thuyết trình trước lớp. Giờ thì mình có thể tham gia thuyết trình, trình bày suy nghĩ và tranh luận với các bạn trong lớp”. Đôi lúc, họ nhận được sự thờ ơ của người đi đường. Trong khi bạn bè tập trung ôn tập, chuẩn bị cho kỳ thi hoặc vui chơi giải trí, những bạn khác chấp nhận lang thang dưới trời nắng nóng, chấp nhận những cái lắc đầu từ chối của người qua đường để kiếm thêm thu nhập, kiếm thêm vốn sống. Khi được hỏi về những khó khăn trong công việc, Vĩnh Nhân, (SV năm 2, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG TP.HCM) vui vẻ: Một số sinh viên khẳng định làm thêm giúp họ mạnh dạn hơn. “Khó khăn thì nhiều lắm, tụi mình đã từng bị các bác bảo vệ bắt giữ, xua đuổi và tịch thu “hàng”, bị người đi đường nhìn với ánh mắt không thân thiện…Đôi lúc học tập sa sút, thua kém bạn bè. Nhưng nếu cố gắng dung hòa thì mọi việc sẽ ổn cả, học đâu chỉ có việc học trên giảng đường”. Nhân còn cho biêt thêm, ngoài những “sô” phát ở các trường học, nơi “khách hàng” dễ tính và thân thiện hơn thì các bạn còn nhận phát ở các công viên, các ngã tư đường phố. Tại đó, họ còn chịu sự để ý của các cảnh sát giao thông và dân phòng, vì những tờ bướm đôi lúc là nguyên nhân các vụ kẹt xe, va quẹt. Theo VNN