Cơ sở tạc tượng này được biết đến bởi sự bền bỉ và tỉ lệ chính xác. Ngoài bán trong nước thì tượng ở đây còn được xuất khẩu ra nước ngoài. Xóm nặn bếp ông Táo duy nhất Sài Gòn ngày cận Tết Làng nghề mành trúc xuất khẩu tồn tại hơn nửa thế kỷ ở Sài Gòn Là một trong những nghề thủ công lâu năm ở Sài Gòn, nghề tạc tượng của gia đình ông Châu (chủ hiện tại của cơ sở Lê Văn Chánh) hoạt động và giữ gìn nghề truyền thống này đã gần 100 năm nay. Ngày đầu mới thành lập thì cơ sở này tạc bằng gỗ mít, nhưng sau đó ông Chánh đã nghĩ và sáng tác ra tạc tượng bằng xi măng và thạch cao để đỡ tốn công và giảm giá thành sản phẩm. Nằm dưới chân cầu Phú Lâm, chỉ một đoạn ngắn nhưng hẻm 1017 có gia đình ông Châu và gần chục nhà là cơ sở tạc tượng lớn nhỏ, vừa giữ gìn nghề thủ công truyền thống vừa tạo việc làm cho khoảng 100 lao động có thu nhập ổn định. Cơ sở sản xuất của ông Châu không chỉ sản xuất để phục vụ nhu cầu trong nước, mà còn xuất ra nước ngoài.X Đúc là công đoạn đầu tiên, để kích cỡ các tượng đồng đều nhau người thợ sử dụng 1 khuôn cái sau đó ráp các khuôn lẻ vào với nhau. Để tượng đạt chất lượng tốt, công đoạn làm khuôn phải trải qua thêm một lớp hồ khô, sau đó là hồ ướt và một lớp sắt bên trong để giữ hình dáng cho tượng Tùy theo kích cỡ tượng lớn nhỏ mà người thợ phải tiến hành cột kẽm để 2 mảnh tượng không bị xê dịch cho các quá trình tiếp theo. Những người thợ ở đây ai cũng có thâm niên trên 15 năm, có người cao nhất là trên 50 năm, gắn bó với nhau như một gia đình. Ông Quốc vào cơ sở này làm lúc 14 tuổi và có thâm niên trong nghề hơn 50 năm, công đoạn nào ông cũng làm được. Làm nghề này tuy không giàu nhưng cũng đủ để những người thợ trang trải cuộc sống Sau khi đúc và hàn thì tới công đoạn trát thạch cao hay còn gọi là làm nguội. ông Sơn chia sẻ: “Công đoạn này nhìn có vẻ đơn giản nhưng đòi hỏi sự tỉ mỉ rất cao, ngoài yêu nghề ra cần phải có hoa tay mới có thể tạo nên một bức tượng đẹp và đạt yêu cầu”. Sau khi làm nguội thì ráp tay, coi như xong công đoạn hoàn thành bức tượng thô. Tất cả công đoạn đều được làm thủ công hoàn toàn. Sau khi chà nhám thì tới công đoạn phủ màu, nếu tượng đặt trong nhà thì sử dụng sơn Bạch Tuyết, còn ngoài trời thì sử dụng sơn Ấn Độ. Mọi bức tượng lớn hoặc nhỏ đều phải qua nhiều công đoạn: Đúc, hàn, làm nguội, ráp tay, chà nhám, sơn màu, sau đó là vẽ mặt. Mỗi người thợ đảm nhiệm một công đoạn, nhưng khi thành phẩm lại có tỷ lệ rất chính xác, bởi sự phối hợp nhuần nhuyễn với nhau. Mỗi sản phẩm làm ra đều được trau chuốt rất tỉ mỉ và đều được làm bằng sự tâm huyết và yêu nghề. Theo VOV