Những nghề sắp thành dĩ vãng ở Sài Gòn


Nhịp sống Sài Gòn ngày càng năng động nên những nghề như viết thư thuê, vẽ tranh truyền thần, thợ rèn… dần tàn lụi.

165221_1

Dòng người ra vào Bưu điện TP.HCM đã quen thuộc với hình ảnh ông lão viết thư thuê Dương Văn Ngộ (84 tuổi). Ông là người gốc Triều Châu, từng học trường Petrus Ký, lấy bằng trung học Pháp năm 22 tuổi và gia nhập đội ngũ nhân viên bưu điện. Đến nay ông đã có hơn 30 năm gắn bó với nghề. Về hưu nhưng vẫn nhớ nghề nên ngày nào ông cũng ra bưu điện viết, dịch thư tiếng Pháp, tiếng Anh cho khách.

165222_2

Làm ngành bưu điện hàng chục năm, nên ông Ngộ luôn đúng giờ giấc. Đều đặn 8h sáng đến 16h chiều mỗi ngày, ông đạp xe từ nhà ở Thị Nghè lên bưu điện. Trong công việc, ông luôn yêu cầu phải ghi đủ họ tên, địa chỉ người gửi và người nhận, dán tem đúng chỗ. Ông cũng không nhận viế thư có nội dung gây hiềm khích, bêu riếu…

165222_3

Gia tài của ông là cái kính lúp, những bức thư, bưu thiếp… cảm ơn của khách. Ông Ngộ được Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam xác nhận là người viết thư thuê lâu năm nhất Việt Nam. Ngoài ra, nhiều người mến mộ gọi ông bằng những mỹ từ như “người viết thư tình xuyên thế kỷ”, “người nối thế giới bằng những lá thư tay”…

165223_4

Một trong những nghề hiếm hoi còn sót lại ở Sài Gòn là vẽ tranh truyền thần. Trên góc nhỏ vỉa hè đường Điện Biên Phủ, ông Từ Hoa Lợi (77 tuổi, quê Quảng Ninh) vẫn miệt mài vẽ tranh cho khách. Ông Lợi được xem là người vẽ tranh truyền thần cuối cùng ở Sài Gòn.

165223_5

Ông Lợi gắn bó với nghề hơn 50 năm, trong đó có 23 năm vẽ tranh truyền thần ở Sài Gòn. Ngày xưa loại hình này còn có nhiều người làm, nhưng hiện nay chỉ còn duy nhất ông Lợi vẫn bám nghề vì quá yêu. Ông chưa từng từ chối bức tranh nào của khách cũng như chưa từng nghĩ đến công việc khác.

165224_6

Những bức ảnh nào tôi còn nhìn ra đường nét thì có thể vẽ được. Ngày nay công nghệ ảnh hiện đại nhưng đều do máy móc làm, không có được cái hồn như chính bàn tay, con mắt người vẽ’, ông Lợi nói. Đều đặn mỗi ngày ông làm từ 8h sáng, 16h nghỉ. Mỗi bức vẽ ông Lợi hoàn thành trong thời gian từ 3 – 5 tiếng.

165225_7

Khách hàng của ông thường nhờ ông vẽ lại những bức hình đã quá cũ, khó khôi phục. Có người thì nhờ ông lưu giữ lại nét thanh xuân khuôn mặt mình. Ngoài ra ông Lợi còn có khả năng vẽ bằng trí nhớ qua cách miêu tả của người thân nhân vật trong bức vẽ.

165225_8

Ông Lê Văn Châu (63 tuổi, Q.10) là một trong những thợ rèn hiếm hoi còn sót lại ở Sài Gòn. Ngày ngày, lò rèn nhỏ của ông ở bên hông chợ Nhật Tảo vẫn đỏ lửa, đều đặn tiếng quai búa như hơn 30 năm nay ông vẫn làm. Đến nay, dù nghề này không con phổ biến nhưng ông Châu vẫn bám nghề để mưu sinh.

165226_9

Phụ ông Châu trong công việc chính là bà Minh Nguyệt (53 tuổi), bạn đời của ông. Vì muốn giúp chồng nên bà Nguyệt không ngại nặng nhọc, bụi bặm để gắn bó với búa, đục, bếp lửa… Hơn 25 năm theo nghề, bà Nguyệt cũng quai búa giỏi không thua gì chồng.

165226_10

Đến bây giờ, nghề thợ rèn vẫn là nguồn thu nhập chính của gia đình. Vợ chồng bà có 2 người con nhưng công việc vẫn chưa ổn định, ông bà cố làm tăng thu nhập để lo cho con cái. ‘Bây giờ người ta làm bằng máy hết, ít ai rèn thủ công nữa. Tôi và ông xã cứ làm được ngày nào hay ngày ấy, lai rai kiếm sống qua ngày’, bà Nguyệt chia sẻ.

165226_11

Khu vực đường Lê Thánh Tôn (Q.1) được gọi là phố sửa giày ở Sài Gòn. Tuy nhiên hiện nay không còn nhiều người theo nghề sửa giày lề đường. Lớn nhất phải kể đến tiệm sửa chữa và đóng mới giày của anh Văn bên cạnh nhà triển lãm TP.HCM. Tiệm hoạt động nhộn nhịp như một phân xưởng nhỏ. Hằng ngày, ông chủ và các thợ phụ cứ loay hoay cắt dán, chà nhám, khoan lỗ, đóng đinh, đánh bóng dép giày…

165227_12

Anh Văn thừa kế vốn nghề của cha. Từ lúc chỉ mới 14 tuổi, cậu bé Văn đã phải ra vỉa hè kiếm sống cùng cha. Đến năm 1991, cha mất thì anh tiếp nhận cái ‘nghiệp’ sửa giày vỉa hè.

165227_13

Hơn 20 năm lăn lộn trong nghề, Văn đã trở thành ông thợ sửa kiêm đóng giày có uy tín ở khu vực Lê Thánh Tôn. Dù làm ở lề đường, nhưng có nhiều khách Tây, người giàu có, ca sĩ, diễn viên… vẫn đến tiệm của anh, ngồi ghế nhựa và chờ anh sửa giày.

165228_14

Nghề mài dao kéo dạo đã có từ lâu ở Sài Gòn. Xã hội càng hiện đại, càng khó để bắt gặp hình ảnh người mài dao kéo chất trên xe đạp đá mài, dao, búa… Trong ảnh, ông Tư Lúa (60 tuổi) đến tận nhà khách hàng ở Thủ Đức để mài dao. Với mỗi con dao được mài sắc, ông đều lấy giá 5 ngàn đồng.

165228_15

Mỗi ngày ông di chuyển đến nhiều chợ ở các khu vực Bình Triệu, Thanh Đa, Bà Triệu… để mài dao. Khách hàng chủ yếu là những người bán thịt. Trung bình ông thu nhập khoảng 100 ngàn/ngày. Để kiếm thêm thu nhập, có lúc ông Tư Lúa đi sửa quạt, cắt tóc vỉa hè…

165228_16

Sài Gòn ngày càng nhiều tiệm hớt tóc sang trọng thì những tiệm cắt tóc vỉa hè càng thưa thớt dần. Trên những con đường lớn, hầu như đã vắng hẳn dịch vụ này. Trong ảnh, một tiệm cắt tóc trên đường Tôn Đức Thắng (Q.1).

165229_17

Suốt 20 năm, vẫn chỉ với bộ đồ nghề căn bản  là ghế, gương, tông-đơ, kéo, lược, dao cạo, bộ đồ lấy ráy tai… ông Nguyễn Văn Tuấn (62 tuổi) đều đặn đạp xe ra góc đường Tôn Đức Thắng hành nghề.

165229_18

Khách hàng của ông Tuấn chủ yếu là tầng lớp lao động bình dân, người lớn tuổi. ‘Nhiều người vẫn thích hớt tóc vỉa hè vì sự gần gũi, thoải mái. Khách và thợ có thể bàn đủ thứ chuyện với hằng ngày mà không thấy chán’, ông Tuấn chia sẻ.

Theo Suckhoedoisong.vn


Hãy chia sẻ cho bạn bè qua: