Bên cạnh bán hàng trên các hội nhóm, trang mạng xã hội, các tiểu thương, người buôn bán nhỏ còn tất bật “chốt đơn” nhờ mở gian hàng và bán các mặt hàng thực phẩm tươi sống, nhu yếu phẩm trên Zalo chat. Khi TP HCM siết chặt lệnh giãn cách xã hội, người buôn bán nhỏ lẻ cũng dần thích nghi với việc bán online tại các chợ online để đảm bảo thu nhập mà vẫn an toàn mùa dịch. Bán hàng online sôi nổi trong giai đoạn giãn cách Trên trang Facebook cá nhân của nhiều người vốn dĩ trước đây chỉ dùng để kết nối bạn bè nay còn chia sẻ thêm thông tin bán hàng. Các hội nhóm chợ lượng thực, thực phẩm liên tục phát triển. Thậm chí mỗi quận, mỗi phường, mỗi chung cư đều có một hội nhóm bán hàng riêng. Các tiểu thương có thể tận dụng kênh này để đăng bài bán hàng. Dù vậy, bán hàng qua mạng xã hội vẫn còn nhiều khó khăn khiến bên mua và bên bán đều vất vả. Bán hàng trên trang cá nhân phụ thuộc vào mối quan hệ, số lượng bạn bè của người bán. Do đó, nhiều tiểu thương gặp phải hạn chế rất lớn trong việc mở rộng tập khách hàng, nếu chạy quảng cáo thì chi phí khá cao. Trong các hội nhóm thì lượng thông tin quá nhiều khiến bài đăng bán hàng của họ dễ bị “trôi” dẫn đến không tiếp cận người mua. Để giải quyết tình trạng đó, các tiểu thương phải đăng liên tục vào mỗi ngày. Thế nhưng, các hội nhóm cũng có các quy mua bán riêng, trường hợp người bán đăng nhiều lần, cùng nội dung, nhưng ít lượt tương tác, ít người quan tâm sẽ bị cấm đăng. Còn người mua cũng vất vả không kém khi lượng thông tin quá nhiều. Nhiều người còn chọn cách đăng nhu cầu, mặt hàng họ muốn mua vào các hội nhóm để mong tìm được sản phẩm như ý. Người mua vất vả đăng tin mua hàng online Trước những khó khăn như vậy, người buôn bán nhỏ lẻ cũng nhanh chóng tìm kiếm thêm các kênh bán hàng mới giúp họ “chốt đơn” giữa mùa dịch. Gần đây nhất, là bán hàng trên nền tảng Zalo OA “Đi chợ mùa Covid” do ví điện tử ZaloPay xây dựng nhằm hỗ trợ tiểu thương nhỏ. Chị Trang (26 tuổi, quận Tân Bình, TP HCM) cũng bắt đầu thử kênh bán hàng mới này. Chị nhập được thực phẩm tươi sống, nhưng bán trên Facebook thì được chừng nào hay chừng đó, do chị không quá năng động trên mạng xã hội. “Gần đây chị mở gian hàng trên Zalo, thì đơn hàng bắt đầu đi đều đều, đến nay thì cũng ổn dần. Ngày nào cũng gần trăm đơn, với người bán nhỏ như chị như vậy là quá ổn rồi. Chị cũng đỡ lo một phần, chứ bán hàng tươi sống mà đơn không đi thì như ngồi trên đống lửa”, chị Trang chia sẻ thêm. Chị Hương (37 tuổi, quận 2, TP HCM) cũng vừa đưa cửa hàng rau củ của chị lên Zalo. Điều quan trọng nhất đối với chị là mong muốn tìm kiếm khách hàng mới, nhanh chóng bán được hàng, vì các mặt hàng rau củ tươi không thể để tồn kho được. “Từ khi đưa lên Zalo chị có thêm đơn hàng, số đơn tăng mỗi ngày, đến bây giờ chị thấy cũng khá ổn. 2 hôm nay đơn tăng cao, chị bận rộng soạn hàng, đóng hàng, dù bận rộn nhưng mà thấy vui và đỡ lo hơn nhiều”, chị Hương chia sẻ. Để mở gian hàng trên chợ này, tiểu thương vào Zalo, trên thanh tìm kiếm gõ “Đi chợ mùa Covid” hoặc nhấn “Tại đây” (https://bit.ly/DiChoMuaCovid), chọn “Quan tâm”, sau đó chọn “Mở gian hàng” và nhập thông tin cửa hàng trong mẫu đăng ký. ZaloPay sẽ liên hệ ngay để xác nhận, chốt thông tin và hình ảnh sản phẩm qua Zalo. Các gian hàng trên “Đi chợ mùa Covid” được hiển thị rõ ràng, sản phẩm được chia theo nhóm, chuyên nghiệp như một siêu thị mini. Ngoài ra, chủ gian hàng không phải chịu phí nền tảng hay chiết khấu. Hơn nữa, Zalo là một ứng dụng phổ biến với hơn 100 triệu người dùng, vì thế đây không chỉ là kênh bán hàng mà còn là kênh giúp tiểu thương tiếp cận tập khách hàng tiềm năng. Hướng dẫn mở gian hàng trên Zalo Tương tự đối với người mua, cũng nhấn “Quan tâm” tài khoản “Đi chợ mùa Covid” và chọn “Đặt hàng”, nhập địa chỉ, các cửa hàng gần địa chỉ của người mua sẽ được hiển thị. Điểm khác biệt so với các phương thức mua bán truyền thống là người mua có thể theo dõi tình trạng đơn hàng của mình ngay trên Zalo OA. Trong trường hợp cần thiết, người mua và người bán còn có thể chat để trao đổi với nhau qua ứng dụng Zalo chat. Theo: nld.com.vn