Gần bốn thập kỷ sau khi cuộc chiến tranh chống đế quốc Mỹ kết thúc, vị thế của Sài Gòn đã thay đổi so với Hà Nội, vượt xa về mức độ đầu tư và tăng trưởng. Sài Gòn – thủ phủ của Miền Nam Việt Nam đã được đổi tên thành Thành phố Hồ Chí Minh nhưng cái tên đó vẫn được người ta thường xuyên nhắc đến, Thành phố này đóng góp một phần tư tổng sản phẩm quốc nội của cả nước và chỉ số chứng khoán cao gấp 7 lần so với Hà Nội (VNIndex). Một sân bay mới đang được lên kế hoạch xây dựng sẽ giúp nâng cao năng lực thành phố nhiều lên gấp năm lần. Ông Edmund Malesky, Giáo sư Kinh tế Chính trị tại Đại Học Duke, Dủham – North Carolina, Hoa Kỳ đồng thời là nhà nghiên cứu hàng đầu về Chỉ số Cạnh tranh các Tỉnh thành Việt nam cho biết ” Với sự nỗ lực của mình Thành phố Hồ Chí Minh đã có một vị thế tiên tiến hơn hẳn so với Hà nội trong bối cảnh phức tạp của nền kinh tế và các công ty nội địa”. Sau khi xe tăng của Quân Giải Phóng húc đổ cánh cửa của Dinh Độc Lập vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, nay được đổi tên thành Dinh Thống Nhất – là một địa điểm thu hút khách du lịch và đồng thời cũng là nơi mà các Công ty ưa thích tổ chức các cuộc họp cổ đông. Dân số Sài Gòn đã tăng gấp đôi lên 7,8 triệu người, trong khi nền kinh tế năm ngoái đã tăng trưởng 9,3 % , đẩy GDP bình quân đầu người của thành phố đến 4513 $, hơn gấp đôi so với trung bình toàn quốc. Tại Hà Nội có khoảng 6,9 triệu dân, nền kinh tế đã tăng trưởng 8,3 %, mức thu nhập bình quân là 2985 $.. Những Trung tâm thương mại và khu dân cư ngay giữa Trung tâm Sài gòn về đêm. Trung tâm kinh tế TPHCM là trung tâm kinh tế của cả nước và nó trở nên quan trọng hơn trong nỗ lực của Việt nam vực dậy nền kinh tế quốc gia kéo dài tăng trưởng 7% trong suốt 7 năm so với 7,3 % của các năm trước đó. Sự giàu có của Thành phố Hồ Chí Minh biến nó trở thành là điểm khởi đầu cho nhiều thương hiệu phương Tây. Giám đốc điều hành tập đoàn McDonald, Donald Thompson đã tham dự khai trương chi nhánh đầu tiên của công ty tại Việt Nam vào tháng Hai. Chi nhánh thứ hai mở cửa vào tháng năm gần chợ Bến Thành – địa điểm nơi khách du lịch hay lui tới để thưởng thức các món phở và mua sắm hàng sơn mài và lụa thô. Hà Nội có cửa hàng Starbucks đầu tiên của mình vào tháng bảy – chậm hơn một năm sau thành phố Hồ Chí Minh và hiện đã có tám cửa hàng. Ông Ray Burghardt, Đại sứ Mỹ tại Hà Nội trong nhiệm kỳ 2001-2004, người đã từng sống ở Miền Nam Việt Nam trong thời gian 1970-1973 ví von rằng “Sài Gòn là thành phố năng động và tràn đầy năng lượng” . Nhìn về Phương Nam Một phần của sự năng động đó bắt nguồn từ quá khứ của thành phố. Theo Martin Stuart-Fox, một giáo sư lịch sử danh dự tại Đại học Queensland ở Brisbane, Australia cho biết: nguồn gốc của thương mại miền Nam Việt Nam đã có từ nhiều thế kỷ trước,. Lịch sử của Hà Nội gắn liền với sự hiện diện của nước láng giềng Trung Quốc, cách đó chỉ khoảng 100 dặm, trong khi ở Sài Gòn, bên cạnh là đồng bằng sông Cửu Long phì nhiêu và cách 700 dặm về phía nam gần với Thái Lan, Malaysia và Singapore hơn là với biên giới Trung Quốc. “Miền Nam Việt Nam không tiếp giáp gần gũi với Trung Quốc và không nhìn về phía bắc như Hà Nội, người dân ở phía nam thay vào đó nhìn ra bên ngoài và hoan nghênh thương mại hơn” Stuart-Fox nói. “Sau đó, khi người Pháp di chuyển vào Nam, họ xây dựng hệ thống kênh thoát nước để tăng sản xuất lúa gạo ở đồng bằng sông Cửu Long và thúc đẩy hiệp thương với Pháp, và nói chung tập trung vào khai thác kinh tế ở phía Nam.”. Sau công cuộc Đổi Mới kinh tế đất nước vào năm 1986, Sài Gòn tiếp tục đóng vai trò như là một trung tâm thương mại, các doanh nhân dần lấy lại khí thế và nhanh chóng phục hồi lại doanh nghiệp của mình. Ảnh hưởng của Phương Tây Tăng trưởng được thúc đẩy mạnh mẽ vào năm 2000 với việc ký kết một hiệp định thương mại song phương với Mỹ “Miền Nam luôn có nhiều ảnh hưởng của Mỹ về văn hóa kinh doanh của mình,” Ông Thân Trọng Phúc, Giám đốc điều hành quỹ đầu tư tập trung công nghệ DFJ VinaCapital LP tại thành phố Hồ Chí Minh cho biết. “Kinh doanh ở đây đơn giản hơn, trong khi kinh doanh ở phía bắc liên quan nhiều đến Chính phủ và một mê cung phức tạp của các mối quan hệ.”. Ông Sesto Vecchi, đối tác quản lý của Văn phòng Công ty Luật Hoa Kỳ Russin & Vecchi tại TPHCM, người đã từng có mặt ở Miền Nam Việt nam vào năm 1965 trong đội ngũ Hải Quân Hoa Kỳ và cũng có mặt trong ngày Sài Gòn sụp đổ bộc bạch, nền kinh tế của Sài Gòn thậm chí còn được hưởng lợi từ phía kẻ bại trận trong cuộc chiến bởi vì nó đã loại bỏ hoàn toàn một Chính Phủ cũ đã tồn tại Sân bay trong nội thành Lợi thế của thành phố Hồ Chí Minh được thể hiện rõ nhất tại sân bay, nó ở ngay trong thành phố, chỉ cách 20 phút lái xe từ Dinh Thống Nhất. Với mã chuyến bay SGN cho Sài Gòn, nó gần như luôn ở trong tình trạng bùng nổ, với gần gấp đôi số lượng hành khách bay trong và ngoài Hà Nội. Về kế hoạch xây dựng sân bay mới ở tỉnh Đồng Nai lân cận, dự kiến sẽ đón tiếp 100 triệu hành khách một năm, so với khoảng 20 triệu tại Tân Sơn Nhất. Dự án đang chờ chấp thuận của Quốc hội, và trong giai đoạn đầu tiên, chi phí khoảng $ 7,8 tỷ USD, sẽ không được hoạt động ít nhất cho đến năm 2020. Trong khi đó, số lượng du khách đến Việt Nam tiếp tục tăng, tăng 11 % so với năm ngoái lên tới 7,6 triệu. Khách du lịch tới Hà Nội với mục đích thăm quan các đảo đá vôi tuyệt đẹp của Vịnh Hạ Long; còn ở phía Nam, đó là những khu nghỉ mát bãi biển ở Mũi Né và đảo Phú Quốc hoặc cung điện mùa hè của cựu hoàng đế Bảo Đại trên các ngọn đồi ở Đà Lạt. Mới nhất là một khu nghỉ mát và sòng bạc tại bãi biển Hồ Tràm, với xe buýt di chuyển khoảng 2 tiếng rưỡi từ Sài Gòn. “Những bãi biển ở phía bắc chỉ có thể được khai thác trong nửa năm; trong khi đó những bãi biển Phía Nam tuyệt đẹp, và có thể khai thác quanh năm”, ông Paul Stoll, người đã giúp thành lập Hiệp hội Du lịch Việt Nam và là Giám đốc quản lý điều hành của khách sạn quốc tế – Công ty cổ phần Celadon nói”.“Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm của Việt Nam.” Theo Hải Huy / Tamnhin.net