Dân sống Sài Gòn, tính tình nhẹ nhàng, không bon chen, không so đo, ít để bụng, không chơi với nhau nữa thì thôi. Tớ vẫn yêu Sài Gòn chuyện Sài Gòn trong mắt người trẻ Dân văn chương mà nghe câu “đi chỗ khác chơi” là nhớ tới nhà văn Trang Thế Hy, nhớ tới cái tinh thần, cốt cách của ông. Thiệt sự, câu này, người Sài Gòn cũng hay dùng từ rất lâu với cái thể tính nhẹ nhàng dù đang nói, hay “bị” nói trong tư thế chủ động, hay bị động. Một góc Sài Gòn ngày nay Ví dụ, đến một nơi nào đó, một cuộc vui, hay một sự vụ, mà người đến có vẻ không hài lòng, hay thấy mình không dự phần vào thì có thể nói người liên quan, đi cùng, hoặc có khi nói với mình rằng: thôi, đi chỗ khác chơi. Vậy là đi, mà không cần phải suy nghĩ thêm, không cần phải thắc mắc chuyện gì đang xảy ra ở đó. Ví dụ tiếp, thấy người khác không liên quan, không dự phần, mà cứ xớ rớ ở đó, chẳng hạn như mấy đứa con nít đang làm phiền lòng gia chủ, vì đang chơi trước sân nhà, gia chủ sẽ đằng hắng: nè, đi chỗ khác chơi nghen mấy đứa. Vậy đó, trẻ ngoan thì vâng lời, tìm chốn khác mà chơi, mấy đứa nào cứng đầu cứ tiếp tục, thì gia chủ đằng hắng vài câu, lắc đầu vài cái rồi thôi. Sự thiệt, dân sống Sài Gòn, hoặc phần lớn miền Tây, tánh tình nhẹ nhàng, không bon chen, không so đo, ít để bụng. Không chơi với nhau nữa thì thôi, ta tìm chỗ khác chơi, rất nhẹ nhàng, không trách móc, dỗi hờn không để bụng, không hằn học như người ở vùng miền khác.. đại khái thế… Có lẽ do khí hậu thuận hòa, thiên thời, địa lợi, nên con người cũng nhơn hoà. Con người sống tình cảm, coi trọng nghĩa khí nhưng không nhỏ nhen, chín bỏ làm mười. Tính trượng nghĩa, hào hiệp có lẽ là di sản còn tồn lại từ thưở mở cõi, nam tiến mà thành. “Đi chỗ khác chơi”, vì ta còn nhiều chỗ khác để chơi, để vui…nhiều khi nó cũng hao hao kiểu “ta dại tìm nơi vắng vẻ”, đời sống nhẹ nhàng, tình cảm dịu dàng, nên cuộc đời cũng hơi bình lặng, ít xảy ra biến cố. Dân văn chương mà nghe câu “đi chỗ khác chơi” là nhớ tới nhà văn Trang Thế Hy, nhớ tới cái tinh thần, cốt cách của ông. Có nhà nghiên cứu lịch sử, cho rằng, công cuộc giải phóng năm 1975 thành công nhanh chóng, cũng là vì người miền Nam sống theo kiểu “đi chỗ khác chơi”, họ quá chán ngán nạn binh đao, khói lửa, thèm một cuộc sống bình an, vui vầy với người thân. Giải phóng, sự thiệt là niềm vui của rất rất nhiều gia đình ở Sài Gòn, vì họ không còn cảm giác bất an như khi nào người thân của mình phải chết… Một số, bỏ đi di tản cũng theo tinh thần “đi chỗ khác chơi”. Sau giải phóng, người miền Nam, mà cụ thể là dân sống tại Sài Gòn, nhanh chóng hội nhập với chính thể mới, họ bắt đầu tiếp tục cuộc sống, nghĩ và làm nhiều để phát triển kinh tế. Sự khó khăn, rồi cơ chế…bắt đầu tác động đến thói tính của dân sống tại Sài Gòn, “đi chỗ khác chơi” ít được xài hơn, người ở nhiều vùng miền khác đổ về, đời sống trở nên cạnh tranh hơn. Dân văn chương mà nghe câu “đi chỗ khác chơi” là nhớ tới nhà văn Trang Thế Hy, nhớ tới cái tinh thần, cốt cách của ông. Ngày nay, ít nhiều của thói tính “đi chỗ khác chơi” lâu lâu vẫn được thể hiện. Một cuộc cọ quẹt xe, người có lỗi, hoặc không có lỗi, nhanh chóng dựng xe, miệng xin lỗi đối phương, rồi còn hỏi han có bị làm sao không? Nếu không sao, thì mọi người lại nhanh chóng tiếp tục hành trình của mình. Bạn bè thỉnh thoảng không hài lòng, có người đứng dậy dù bàn nhậu mới nhập cuộc, mình bận nên đi trước, thiệt ra là đi chỗ khác chơi, bởi có lẽ không hợp cạ với mấy bạn nhậu này…đại khái thế. Chuyện sống chết cũng vậy. Bệnh thì đi bác sỹ, đi nhà thương. Vào nhà thương, thì tận lực, dù phải bán nhà, bán cửa. Ngày ra viện, thì gửi hoa quả, phong bì cảm ơn bác sỹ trong khoa, dù không ai bắt ép, nhưng tự dưng làm vậy để cảm ơn. Có nhiều mối quan hệ bằng hữu tri giao cũng nảy sinh giữa bệnh nhân và bác sỹ, dù đôi khi môi trường y tế vẫn chưa lành mạnh. Nếu lỡ không qua khỏi, thì coi như ông nhà, bà nhà hay người thân “đi chỗ khác chơi”, người còn lại chẳng cay cú với bệnh viện, với bác sỹ. Đi chỗ khác chơi, nhiều khi cũng giống như chấp nhận số phận, chấp nhận cuộc sống. Có nhiều người tài hoa, chẳng hề nhận mình là trí thức hay nghệ sỹ, khi chung một sở thích, thì không phân biệt nghề nghiệp, vị trí xã hội, tất cả chỉ là chung một đam mê, nếu không hợp cạ, thì lẳng lặng rời bỏ hội, nhóm, đi chỗ khác chơi, tìm chỗ khác chơi, phù hợp với mình…. Vì thế, thành phố tiếp tục phát triển, người tài đến, người giỏi đi, người giàu, hay người nghèo vẫn có thể sống chung một thành phố. Có gì đâu, nếu không ưng, không hợp cạ thì ta đi chỗ khác chơi. Sài Gòn chẳng hề trách móc, xua đuổi bất kỳ ai, Sài Gòn tiếp nhận và Sài Gòn lại chấp nhận bất kỳ chúng ta. Theo Luật sư Hồ Hữu Hoành/Giadinhvietnam.com