Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM vừa có tờ trình “khẩn” gửi UBND TP.HCM về chủ trương đầu tư dự án đường sắt đô thị số 5 (Metro số 5) giai đoạn 1 (Ngã tư Bảy Hiền – Cầu Sài Gòn). Tuyến metro đầu tiên của TP.HCM dần thành hình Đúc nhịp dầm đầu tiên cầu metro Sài Gòn Bên dưới nhà ga metro ngầm đầu tiên ở Sài Gòn Tuyến metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên đang được gấp rút xây dựng Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM cho biết việc đầu tư xây dựng tuyến đường này là cần thiết vì sẽ cùng với tuyến Metro số 1 và số 2 góp phần cung cấp dịch vụ chất lượng cao, thúc đẩy giao thông công cộng, hạn chế phương tiện cá nhân và đảm bảo cải thiện điều kiện sống đô thị thông qua việc cung cấp hệ thống giao thông chất lượng cao. Không những thế, tuyến đường này cũng phù hợp với mạng lưới đường sắt đô thị TP.HCM và là 1 trong 3 tuyến đường sắt đô thị thuộc danh mục ưu tiên giai đoạn 2016-2021 để đáp ứng nhu cầu vận tải hành khách công cộng của TP. Xét về tổng thể, tuyến Metro số 5 giai đoạn 1 là tuyến bán vành khuyên, chạy dọc theo khu vực tập trung dân cao nhất thuộc các quận Tân Bình, Phú Nhuận và Bình Thạnh, có vai trò và trung chuyển hành khách với các tuyến số 1 và 2 để hành khách đi từ ngoại ô vào trung tâm TP nhanh hơn. Tổng tuyến có chiều dài 8,89km, trong đó có 7,46km đi ngầm, 1,43 km đi trên cao và chuyển tiếp. Tuyến đường này cũng sẽ kết nối với tuyến Metro số 2 tại nhà ga ngầm tại ngã tư Bảy Hiền (quận Tân Bình), sau đó tiếp tục đi ngầm tới ga Hàng Xanh rồi chuyển lên đi cao và kết nối với tuyến Metro số 1 tại ga Cần Sài Gòn (quận Bình Thạnh). Thiết kế cho thấy tuyến sẽ có 9 nhà ga, trong đó có 8 ga ngầm và 1 ga trên cao, cùng 1 bãi đỗ tàu mini tại công viên Hoàng Văn Thụ diện tích khoảng 2ha để đầu tàu, bảo dưỡng nhỏ và duy tu thường xuyên phục vụ nhu cầu cho giai đoạn 1. Công trình này chịu được động đất cấp 7. Công trình sẽ sử dụng khổ đường ray tiêu chuẩn 1.435m, đầu máy có tải trọng trụ đoàn tàu nhỏ hơn hoặc bằng 16 tấn, đoàn tàu có 6 toa và lấy nguồn cung cấp điện (1.500VDC) trên cao. Theo Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM, khi đưa vào khai thác vào năm 2025 tuyến sẽ có 6 đoàn tàu, mỗi đoàn 6 toa, nhưng khi hoàn thành toàn tuyến vào năm 2040 sẽ có 31 đoàn tàu. Các đoàn tàu này sẽ chạy với tốc độ từ 36,77 đến tối đa là 90km/h. Ngoài ra tàu cũng sẽ có chế độ vận hành tự động (không người lái) và sử dụng hệ thống bán vé tự động, thẻ thông minh không tiếp xúc. Quy hoạch hệ thống metro tại TP.HCM Đánh giá về hiệu quả, dự án cũng cho rằng tuyến đường này sẽ giúp tiết kiệm 6.750h/năm cho những hành khách có nhu cầu chuyển hướng, còn với hành khách không có nhu cầu chuyển hướng sẽ là 1.350h/năm.Tổng mức đầu tư của giai đoạn 1 dự kiến là 1,563 tỷ Euro – tương đương với 41.000 tỷ đồng. Trong số này Chính phủ Tây Ban Nha sẽ cho vay 275 triệu Euro (chiếm khoảng 17,5% tổng mức đầu tư), Ngân hàng Phát triển Châu Á – ADB cho vay 475 triệu Euro (chiếm khoảng 30,3%), Ngân hàng Đầu tư Châu Âu và Ngân hàng Tái thiết Đức sẽ cho vay khoảng 350 triệu Euro, còn lại là vốn đối ứng của Việt Nam. Về tiến độ, Ban quản lý đường sắt đô thị TP.HCM cho biết thời gian lập hồ sơ là từ năm 2009 – 2014 và trình Quốc hội thông qua vào năm 2016 hoặc 2017, từ 2017 đến 2018 sẽ trình Thủ tướng phê duyệt, từ 2018 đến 2019 sẽ hoàn thành giải phóng mặt bằng, chọn nhà thầu và thi công xây dựng. Dự kiến tới năm 2025 công trình sẽ hoàn thành và đưa vào khai thác. Theo tờ trình, công trình này sẽ cần hơn 30ha đất, trong đó diện tích đất ở là 46.000m2, tổng số hộ bị ảnh hưởng là 1.381. Đất, đá và phế thải từ công trình sẽ được đưa về khu vực chứa chất thải rắn tại bãi rác Đa Phước. Theo Infonet