Những phụ nữ kéo đồng trong xóm ve chai ở Sài Gòn


Từ hơn chục năm nay, những phụ nữ lao động nghèo ở xóm ve chai đường Lê Đức Thọ, quận Gò Vấp, TP HCM vẫn mưu sinh với nghề bóc tách vỏ dây điện, tivi, tủ lạnh… để lấy đồng.

Mưu sinh giữa “đất hứa” Sài Gòn

Bắt giun, nghề mưu sinh cùng cực giữa lòng sông Sài Gòn

Xóm ve chai nằm cuối con hẻm đường Lê Đức Thọ, quận Gò Vấp hiện là nơi cư ngụ của hàng chục hộ dân đến từ tỉnh phía Bắc như Vĩnh Phúc, Nam Định, Hải Phòng… Ở đây đa phần là người lao động nghèo, tha hương vào Sài Gòn từ năm 1990 để mưu sinh, đổi đời.

Xóm ve chai nằm cuối con hẻm đường Lê Đức Thọ, quận Gò Vấp hiện là nơi cư ngụ của hàng chục hộ dân đến từ tỉnh phía Bắc như Vĩnh Phúc, Nam Định, Hải Phòng… Ở đây đa phần là người lao động nghèo, tha hương vào Sài Gòn từ năm 1990 để mưu sinh, đổi đời.

Nghề chính ở xóm ve chai là kéo đồng, chuyên bóc tách, lột vỏ dây điện, các đồ điện tử để lấy dây đồng đem bán cho các khu chợ vật liệu. Bà Nguyễn Thị Nguyệt, 60 tuổi, quê Vĩnh Phúc, một trong những người làm nghề lâu năm nhất trong xóm chia sẻ: "Nghề này cực lắm. Công việc bắt đầu từ 4h đến 20h với thu nhập khoảng từ 100.000 đến 200.000 đồng một ngày thôi. Mà không phải thời điểm nào cũng có phế liệu để làm".

Nghề chính ở xóm ve chai là kéo đồng, chuyên bóc tách, lột vỏ dây điện, các đồ điện tử để lấy dây đồng đem bán cho các khu chợ vật liệu. Bà Nguyễn Thị Nguyệt, 60 tuổi, quê Vĩnh Phúc, một trong những người làm nghề lâu năm nhất trong xóm chia sẻ: “Nghề này cực lắm. Công việc bắt đầu từ 4h đến 20h với thu nhập khoảng từ 100.000 đến 200.000 đồng một ngày thôi. Mà không phải thời điểm nào cũng có phế liệu để làm”.

Mặc trời mưa gió, bà Nguyệt vẫn đội nón, mặc áo mưa để tiếp tục công việc. Bà Nguyệt tâm sự, trước khi đến với nghề kéo đồng, bà từng làm đủ thứ nghề như giữ trẻ, phụ hồ...

Mặc trời mưa gió, bà Nguyệt vẫn đội nón, mặc áo mưa để tiếp tục công việc. Bà Nguyệt tâm sự, trước khi đến với nghề kéo đồng, bà từng làm đủ thứ nghề như giữ trẻ, phụ hồ…

Theo bà Nguyệt, nghề "xẻ thịt" dây điện có thể coi là nghề độc đáo chỉ có ở Sài Gòn. "Giá ve chai giờ rẻ lắm. Ở đây, chúng tôi lấy công làm lời thôi", bà Nguyệt chia sẻ thêm.

Theo bà Nguyệt, nghề “xẻ thịt” dây điện có thể coi là nghề độc đáo chỉ có ở Sài Gòn. “Giá ve chai giờ rẻ lắm. Ở đây, chúng tôi lấy công làm lời thôi”, bà Nguyệt chia sẻ thêm.

Theo những người lao động trong xóm, dây điện phế liệu chủ yếu thu mua từ các quận, huyện ngoại thành Sài Gòn. Mỗi cuộn dây điện sẽ được bó lại gọn gàng trước khi bóc tách lấy dây đồng. Do tính chất của nghề kéo đồng đòi hỏi sự miệt mài, tỉ mỉ nên người làm nghề chủ yếu là phụ nữ.

Theo những người lao động trong xóm, dây điện phế liệu chủ yếu thu mua từ các quận, huyện ngoại thành Sài Gòn. Mỗi cuộn dây điện sẽ được bó lại gọn gàng trước khi bóc tách lấy dây đồng. Do tính chất của nghề kéo đồng đòi hỏi sự miệt mài, tỉ mỉ nên người làm nghề chủ yếu là phụ nữ.

Chị Hoa, một người trong xóm cho biết, trung bình mỗi người có thể tuốt được 30 kg dây đồng một ngày.

Chị Hoa, một người trong xóm cho biết, trung bình mỗi người có thể tuốt được 30 kg dây đồng một ngày.

Để đảm bảo an toàn và làm việc liên tục trong ngày, những người lao động thường đeo bao tay để bóc tách vỏ dây điện

Để đảm bảo an toàn và làm việc liên tục trong ngày, những người lao động thường đeo bao tay để bóc tách vỏ dây điện

.

Giá bán dây đồng dao động 12.000-16.000 đồng mỗi ký, còn vỏ dây điện có thể bán được 7.000-9.000 đồng mỗi ký. Theo các cư dân, nghề kéo đồng không chỉ cực nhọc mà còn nguy hiểm và độc hại vì thường xuyên tiếp xúc với mùi phế liệu.

Giá bán dây đồng dao động 12.000-16.000 đồng mỗi ký, còn vỏ dây điện có thể bán được 7.000-9.000 đồng mỗi ký. Theo các cư dân, nghề kéo đồng không chỉ cực nhọc mà còn nguy hiểm và độc hại vì thường xuyên tiếp xúc với mùi phế liệu.

Nếu phụ nữ ở xóm ve chai thường làm công việc tuốt, kéo dây điện thì đàn ông trong xóm thường làm việc nặng nhọc hơn là phá tủ lạnh, tivi đã cũ để lấy vật liệu đồng. Anh Nguyễn Văn Đường, một lao động quê Vĩnh Phúc cho biết, hầu hết tủ lạnh cũ được thu mua từ nhiều nơi với giá 100.000-1.000.000 đồng. "Tùy theo mức độ hỏng hóc của thiết bị, mình sẽ tháo dỡ, hoặc sửa chữa lại để bán lại cho các chợ điện tử", anh Đường chia sẻ.

Nếu phụ nữ ở xóm ve chai thường làm công việc tuốt, kéo dây điện thì đàn ông trong xóm thường làm việc nặng nhọc hơn là phá tủ lạnh, tivi đã cũ để lấy vật liệu đồng. Anh Nguyễn Văn Đường, một lao động quê Vĩnh Phúc cho biết, hầu hết tủ lạnh cũ được thu mua từ nhiều nơi với giá 100.000-1.000.000 đồng. “Tùy theo mức độ hỏng hóc của thiết bị, mình sẽ tháo dỡ, hoặc sửa chữa lại để bán lại cho các chợ điện tử”, anh Đường chia sẻ.

Cũng theo anh Đường, để tháo dỡ được các thiết bị điện tử, người thợ phải dùng búa, xà beng và kìm cộng lực. "So với việc kéo dây điện, việc tháo dỡ thiết bị điện tử cho thu nhập nhỉnh hơn, khoảng 5-6 triệu đồng mỗi tháng, nhưng bù lại phải tốn rất nhiều sức lực và phải trả thêm tiền rác thải sinh hoạt. Nói chung chỉ tạm đủ chi tiêu hàng tháng", anh Đường tâm sự.

Cũng theo anh Đường, để tháo dỡ được các thiết bị điện tử, người thợ phải dùng búa, xà beng và kìm cộng lực. “So với việc kéo dây điện, việc tháo dỡ thiết bị điện tử cho thu nhập nhỉnh hơn, khoảng 5-6 triệu đồng mỗi tháng, nhưng bù lại phải tốn rất nhiều sức lực và phải trả thêm tiền rác thải sinh hoạt. Nói chung chỉ tạm đủ chi tiêu hàng tháng”, anh Đường tâm sự.

Anh Đường bó gọn từng sợi đồng cỡ lớn trước khi đem bán tại chợ Nhật Tảo, quận 10.

Anh Đường bó gọn từng sợi đồng cỡ lớn trước khi đem bán tại chợ Nhật Tảo, quận 10.

Phút nghỉ ngơi hiếm hoi của những người lao động chuyên làm nghề kéo đông ở xóm ve chai Lê Đức Thọ vào giữa trưa.

Phút nghỉ ngơi hiếm hoi của những người lao động chuyên làm nghề kéo đông ở xóm ve chai Lê Đức Thọ vào giữa trưa.

Theo phununews


Hãy chia sẻ cho bạn bè qua: