Những người miền Tây rời bỏ đồng ruộng quê nhà lên TP.HCM tìm kế sinh nhai. Phần lớn họ dừng chân ở ngoại thành, phá lau sậy làm rẫy, sống trong điều kiện không điện lẫn nước sạch. Người phụ nữ hơn 15 năm mò mẫm bắt gián đêm ở Sài Gòn Người dân Sài Gòn gặt lúa Anh Lê Thanh Sơn, 44 tuổi, quê Đồng Tháp là một trong những người đầu tiên khai hoang làm rẫy ở khu đất thuộc xã Phong Phú, huyện Bình Chánh, TP.HCM. Người miền Tây phát hoang ngoại thành Sài Gòn Len lỏi vào đường mòn quanh co đầy lau sậy là những ngôi nhà lá tạm bợ nằm giữa những rẫy bí đao, dưa leo thuộc xã Phong Phú, huyện Bình Chánh (giáp ranh quận 8), TP.HCM. Anh Lê Thanh Sơn (44 tuổi, quê Đồng Tháp) kể hơn chục năm trước lên Sài Gòn mang theo nghề đánh bắt cá ở quê. Anh sớm nhận ra nghề này không phù hợp ở chốn thành thị. Sau lần giăng lưới ở gần bãi sậy bị cháy trụi anh quyết định bỏ và chuyển sang phá đất làm rẫy. Miệt mài phát rẫy suốt năm trời mới được khu đất trống. Anh Sơn bắt đầu lên liếp trồng bí, trồng dưa. Những công rẫy mà anh “khai phá” với bao mồ hôi, nước mắt dần phủ xanh, cho trái. Khi các công trình ở khu đất rẫy vẫn còn nằm trên giấy, chủ đất vẫn cho anh làm để không cho cỏ mọc trở lại. Những bãi đất dần lộ ra giữa đồng lau sậy. Người người, nhà nhà kéo đến “khai hoang” lập thành xóm rẫy giữa Sài Gòn. Không có đất, chị Phan Thị Khen (23 tuổi) cùng chồng là anh Đỗ Văn Giữ vừa rời quê Cần Thơ lên Sài Gòn làm thuê. Chị Khen giăng dây làm giàn cho bí. Mỗi ngày hai vợ chồng kiếm khoảng 300.000 đồng. Bí chỉ trồng khoảng 2 tháng là thu hoạch nhưng công đoạn lên liếp, tạo giàn khá công phu, vất vả. Anh Sơn nhờ thêm người em ở quê lên phụ vì không đủ tiền thuê công nhân. Anh Đỗ Văn Giữ buộc dây tạo giàn cho bí. Hai vợ chồng anh mới lên Sài Gòn nên chắt chiu từng đồng đồng để sinh sống. Hơn chục năm làm lụng, anh Sơn “tậu” được 10 công rẫy. Những năm đầu các loại bí đao, dưa leo cho trái tốt, giá hợp lý nhưng càng về sau đất dần bạc màu, xơ cứng, không được mùa, dẫn tới giá cả bấp bênh. Những cây bí chỉ vừa hé chồi non anh Sơn nhẩm tính, với giá bí 3.000 đồng/kg như hiện nay, 2 tháng nữa thu hoạch là lỗ chắc: “Cây mới, giống mới, phân bón thuốc trừ sâu… đầu tư mấy chục triệu mà toàn là tiền mượn không à”, anh Sơn than thở. Anh Sơn cũng như nhiều người dân ở đây đều mượn tiền chủ vựa mua cây giống, phân bón, thuốc trừ sâu. Đến cuối mùa cân bí, cân dưa trả nợ. Giá cả cũng do chủ vựa quy định, thường thấp hơn nhiều so giá thị trường. Bỏ ra chi phí cả trăm triệu nhưng bà Nguyễn Thị Mỹ Thanh (quê Lai Vung, Đồng Tháp) vẫn chưa lấy lại vốn. Bà lên Sài Gòn sau anh Sơn nhưng suốt 7 năm qua chưa ngày nào bà ngơi nghỉ với mong muốn làm lụng dành dụm ít tiền sau này trở về quê. “Ngày xưa cực lắm luôn, làm phá lau sậy, đất cát lại không có nước, làm 3 năm liên tiếp thất mùa, làm thì cố làm vậy thôi chứ tiền cũ đổi tiền mới không dư dã được gì”, bà Thanh nói. Không đủ tiền thuê nhân công, anh Sơn phải gọi hai người em ở quê lên phụ, gọi mẹ lên trông cháu nhờ. Bà Võ Thị Hai, mẹ anh Sơn dù đã 68 tuổi nhưng vẫn phải đi đi về về mấy trăm cây số để phụ giúp giữ đứa cháu cho con làm rẫy. Không khác gì anh Sơn, hai vợ chồng anh Đỗ Văn Giữ cũng mang đứa con nhỏ 4 tuổi gửi cho ngoại giữ ở quê Cần Thơ. Mới lên Sài Gòn được hơn chục ngày, vợ chồng anh Giữ không có đất phải đi làm thuê. 300.000 đồng là số tiền mà hai vợ chồng đội nắng dầm mưa cả ngày mới có được. Ông Nguyễn Văn Trí quê Cần Thơ có một mùa bí bội thu. Ông Trí gần như là hộ dân “trúng mùa” duy nhất ở xóm rẫy nghèo. Sau khi thu hoạch bí, người dân đem bí ra chợ đầu mối Bình Điền, quận 8 để giao cho thương lái. Một chiều, khi cơn dông kéo đến, anh Phạm Thanh Nhàn cứ đứng loay hoay trước nhà lo lắng cho 2 công bí vừa phun thuốc. Anh Nhàn chỉ có 2 công bí làm tài sản, tiền mượn trước để làm rồi, còn chừng nửa tháng nữa thu hoạch, bí giá thấp, lại bị bệnh .Anh đang tìm cách chạy chữa để tránh một mùa thất bát. Tối hôm đó trời mưa to, sáng hôm sau anh Nhàn cắt hết dây bí chết. Một mùa mất trắng! Nhưng không phải ai cũng làm ăn thua lỗ, khi ông Nguyễn Văn Trí quê Cần Thơ, thu hoạch 3 công gần 10 tấn bí, lời mấy chục triệu. Nhiều năm tích góp anh mua cho hai đứa con hai chiếc xe máy để phụ anh làm. Nhưng anh Trí cũng nhìn nhận: “Nghề rẫy này nó hên xui vậy đó”. Anh Trí là trường hợp hiếm hoi giữa hàng chục hộ nghèo nơi đây. Những người dân chân lắm tay bùn bỏ quê lên chốn thị thành cũng không rửa nổi vết phèn. Họ tìm chân trời mới nhưng những cánh đồng cứ dài bất tận, kiếp nghèo vẫn hoàn nghèo. Cơn dông kéo đến tưới nước cho đám bí, nhưng mưa lớn sẽ làm đám bí bị ngập úng. Sau cơn mưa, hai công bí của anh Nhàn chết rũ. Hàng chục triệu đồng đầu tư vào đám bí xem như mất trắng. Cuộc sống không điện, không nước Đêm mưa, chỉ khi có sét mới nhìn thấy những căn nhà lá chơi vơi nơi xóm rẫy. Nơi đây không điện, không nước sạch. Anh Nhàn lấy đèn pin rọi tìm thau thùng hứng nước. Hàng xóm của anh trong ngọn đèn le lói cũng ráo riết căng bạt hứng từng giọt nước rớt xuống hiên nhà. Nước sạch với người dân ở xóm rẫy là một thứ xa xỉ. Họ sống quanh những khu ao tù, nước đọng, ăn uống, tắm giặt, vệ sinh đều ở một chỗ. Xung quanh, những vỏ thuốc trừ sâu vương vãi đầy. Nhà anh Phan Văn Len cạnh chiếc hồ nhưng nước ở đây bẩn không dùng được. Hàng ngày anh phải mua nước “không tên” với giá 2.000 đồng/thùng. Anh Len dùng nước để nấu ăn, tắm, còn nước ao hồ dùng để uống khi không có tiền mua nước lọc. Chi phí cho tiền nước gần 300.000 đồng/tháng trong khi anh làm thuê chỉ kiếm được trăm nghìn mỗi ngày. Anh Len phải giăng lưới bắt cá thêm để kiếm sống. Con anh Len chỉ mới vài tháng tuổi bị sốt liên tục, anh ra tiệm thuốc ven đường mua những bịch hạ sốt rẻ tiền cầm cự cho con. Bản thân vợ chồng anh cũng hay đau bụng, tiêu chảy khi thường xuyên uống nước “không tên”. Anh Trần Văn Nghĩa tranh thủ hứng nước mưa. Với ông Nghĩa những cơn mưa “quý hơn vàng” vì có được nước sạch để sinh hoạt, tắm rửa mà không phải đi mua. Người dân đào hố, dùng bạt để hứng nước mưa dùng trong sinh hoạt hằng ngày. Những người dân nơi đây đều dùng nước theo cách mà anh Len đã chia sẻ, cũng bị mắc bệnh tương tự và họ cũng quen rồi cam chịu. Xóm rẫy mấy chục nhà không có điện. Họ phải dùng bình sạc. Sạc bình nhỏ 20A có giá 12.000 đồng/ bình. Bình lớn 30A giá 15.000 đồng. “Một bình xài tiết kiệm thì chắc cũng được 3-4 ngày”, anh Nhàn cho biết. Những căn nhà lá le lói ánh đèn như những con đom đóm trong đêm. Tin vui với những người dân nơi đây khi đầu tháng 11, tổ chức Bạn Trẻ Đường Phố (FFSC) vừa vận động được tài trợ để hỗ trợ nước uống sạch và bồn chứa cho những hộ dân nơi đây và vùng lân cận. Người dân sẽ được mua nước sạch với giá tương đương khi họ mua nước “không tên”. Chỗ lấy nước cũng ngay gần trường tình thương mà con em họ đang học. Hai em Nguyễn Văn Trà, Phạm Thị Mỹ Thuận dùng đèn pin để chơi đùa trước sân trong đêm. Họ quây quần bên ánh đèn chập chờn được phát ra từ bình điện. Em Trần Thị Tuyết Băng ăn cơm dưới ánh đèn năng lượng mặt trời. Bố mẹ Băng cho biết nhà có mấy cái đèn sạc bình phòng hờ nhưng hư hết chỉ còn chiếc đèn “sạc nắng” ban ngày dùng ban đêm. Em Trần Thị Tuyết Băng ăn cơm dưới ánh đèn năng lượng mặt trời. Bố mẹ Băng cho biết nhà có mấy cái đèn sạc bình phòng hờ nhưng hư hết chỉ còn chiếc đèn “sạc nắng” ban ngày dùng ban đêm. Người dân sinh hoạt, tắm giặt, nấu nướng…trong khu ao tù, nước bẩn. Đứa trẻ không có ước mơ “Kim Ngân thân mến! Mình là Nguyễn Thị Thu Thảo, học sinh trường T.T.P.H Bình An. (…) Từ ngày bạn theo bố mẹ chuyển về quê chắc là mọi việc đều thuận lợi cả chứ? Trường mới có gần nhà không? Bạn đã kết thân với bạn nào chưa? Mình tin rằng bạn vẫn tiếp tục học giỏi như khi học chung với mình…”. Đó là những lời đầu thư của Thảo gửi cho Ngân trong một bài văn kiểm tra. Thảo đang học lớp 4, em giỏi văn, chữ đẹp và mơ ước trở thành một nhà thiết kế thời trang. Thảo cũng như bao bạn bè khác ở xóm, ít được đi chơi, chỉ quanh quẩn gần nhà. “Vì ba mẹ con không có thời gian”, Thảo nói. Lá thư là một phần tâm tư Thảo muốn nhắn gửi đến cô bạn ở quê nhà. Để có được những dòng chữ đó, cô giáo Bùi Thị Ràng khoe nhờ cô uốn nắn bé Thảo rất nhiều. Nghỉ hưu ở trường Tiểu học Nguyễn Trung Ngạn, cô Ràng về trung tâm Bình An dạy miễn phí cho trẻ em nghèo nơi đây. Cô Ràng còn cho biết thêm những đứa trẻ rụt rè, nhút nhát dần mạnh dạng hơn so với trước. Cô Thảo nhìn sang Mỹ Thuận nói: “Cô bé ấy mặt mũi sáng sủa nhưng còn chậm, phát âm còn sai, phải rèn thêm nhiều, nhưng vậy là khá hơn nhiều rồi”. Bé Phạm Thị Mỹ Thuận (lớp 4) có gương mặt sáng nhưng rụt rè. Lớp học tại trung tâm Phát Huy Bình An, quận 8, là nơi dạy chữ cho hàng trăm trẻ em nhập cư có hoàn cảnh khó khăn. Sau giờ học, em Lê Thị Kim Ngân đứng chờ mẹ đến đón về. Lê Thị Kim Ngân và Nguyễn Thị Thu Thảo ôn bài sau giờ học trên lớp. Cuộc sống vô tư của những trẻ em nghèo xóm rẫy. Bà Nguyễn Thị Ba, 74 tuổi quê Cần Thơ cùng các cháu của mình trong xóm rẫy. Bà Đặng Thị Thu Hạnh quản lý trung tâm Phát Huy Bình An, quận 8, suốt 7 năm qua vẫn miệt mài vận động từng trẻ em nghèo nhập cư đến lớp. Bà Hạnh kể, vận động vất vả lắm người dân mới cho con đi học, vì phụ huynh phần sợ không quen phần phải đi làm sớm không có thời gian đưa con đi học. “Trong một cánh đồng như vậy làm sao mà được đi đâu. Tụi nó đi học cho có bạn có bè”, bà Hạnh nói. Dự án nước sạch cũng nhờ bà Hạnh cùng các tình nguyện viên đi khảo sát ý kiến người dân và đồng hành cùng nhóm trong một cuộc thi để có được số tiền tài trợ. Bà Hạnh nở nụ cười khi hay tin dự án thắng giải nhưng đôi mắt thì xa xăm về phía các em nhỏ như đang nhìn về tương lai vô định của những đứa trẻ nghèo. Thảo ước mơ thiết kế thời trang, thằng Trà suốt ngày ăn mì tôm mộng làm họa sĩ. Hỏi Mỹ Thuận ước mơ con là gì? Thuận ngập ngừng một chút rồi nói: “Con không có ước mơ đâu” Theo Zing