Những đứa trẻ chân đất ngày ngày theo học con chữ ở Sài Gòn


Nửa buổi đến lớp học, nửa buổi đi bán vé số, mò cua bắt ốc, lượm ve chai, nhặt rau muống… Gần 10 năm nay, những đứa trẻ xóm ốc vẫn ngày ngày chân đất đến trường để nuôi ước mơ con chữ như thế!

Có một lớp học ấm tình người như thế giữa Sài Gòn: Sinh viên làm gia sư miễn phí giúp trẻ em nghèo biết con chữ

Những mảnh đời bất hạnh ở lớp học đặc biệt ‘xóa mù’ giữa lòng Sài Gòn

Gian nan đường đến trường

Nằm khuất trong con hẻm trên đường Phạm Thế Hiển (Q.8, TP. HCM), gần 10 năm nay, Trung tâm phát huy Bình An đã giúp đỡ hơn 200 mảnh đời bất hạnh của những đứa trẻ nghèo. Năm đó, mủi lòng trước ước mơ đến trường của tụi trẻ con ngụ cư, người phụ nữ tên Thu Hạnh (42 tuổi) cùng nhiều cô giáo về hưu đã quyết tâm gầy dựng lớp học nhỏ ở ngoại ô Sài Gòn.

Gần 10 năm nay, Trung tâm phát huy Bình An đã giúp đỡ hơn 200 mảnh đời bất hạnh của những đứa trẻ nghèo.

Gần 10 năm nay, Trung tâm phát huy Bình An đã giúp đỡ hơn 200 mảnh đời bất hạnh của những đứa trẻ nghèo.

Ban đầu, điều kiện còn khó khăn, hằng ngày các cô vẫn phải lặn lội đến từng nhà để vận động cha mẹ cho con đi học. Nhiều người khăng khăng từ chối, “vì cái chữ không làm ra tiền”. Nhưng cũng có người thương cái tâm cô giáo mà đồng ý. Nửa buổi đến lớp học, nửa buổi các em vẫn phải đi bán vé số, mò ốc, lượm ve chai, nhặt rau muống… phụ ba mẹ kiếm bữa cơm qua ngày.

Cô Phạm Thị Nhiệm (56 tuổi) là chủ nhiệm lớp 1. Từng là giáo viên tiểu học, khi về hưu cô quyết về ngôi nhà chung này chỉ để dạy dỗ tụi nhỏ đã được 2 năm.

Ngày đầu dạy học, cô Nhiệm vẫn không tài nào quên được trăm ngàn cơ cực. “Nhiều đứa trẻ không được tiếp xúc với văn minh, sống trong khu tập thể đầy nạn trộm cắp và thường di cư theo bố mẹ làm ăn nên ngang bướng, lầm lầm lì lì. Có khi là bài vở nhắc nhiều lần mà chẳng làm, còn có đứa đang học ngon lành thì nghỉ ngang chỉ vì mẹ trốn nợ, gia đình di tản…” – cô tâm sự.

Hằng ngày, cô giáo vẫn phải lặn lội đến từng nhà để vận động cha mẹ cho con đi học.

Hằng ngày, cô giáo vẫn phải lặn lội đến từng nhà để vận động cha mẹ cho con đi học.

Nhớ cài tâm cô giáo nên nhiều đứa trẻ được đến trường, viết tiếp ước mơ về con chữ.

Nhớ cái tâm cô giáo nên nhiều đứa trẻ được đến trường, viết tiếp ước mơ về con chữ.

Chán nản nhưng cô chưa bao giờ rời bỏ tụi nhỏ. “Mình đến tận nhà, chứng kiến hoàn cảnh gia đình tụi nhỏ có bữa không có ăn, sống cạnh bờ ao đất ruộng, mưa ngập lênh láng… lại càng thương và quý nhiều hơn, nên quyết tâm cho tụi nhỏ cái chữ để thoát nghèo”.

Cứ thế, người phụ nữ vẫn ngày ngày chịu khó đến nhà động viên, cầm tay từng đứa dạy bảo, uốn nắn một cách từ từ kiên nhẫn. Cô bảo: “Chúng giống như 1 tờ giấy trắng, chỉ vì không được quan tâm và giáo dục đúng cách, môi trường sống xung quanh quá nhiều phức tạp nên phải dạy cách lễ nghi, rồi dần dần mới học chữ, học đọc.”

May thay, tụi nhỏ thương cô giáo, ý thức được hoàn cảnh gia đình nên hay đến lớp, biết ngoan ngoãn mà vâng lời. Số lượng học sinh cứ thế đông dần lên. Hiện nay trung tâm đã có 7 lớp học, từ mẫu giáo đến lớp 5.

Tụi nhỏ thương cô giáo, ý thức được hoàn cảnh gia đình nên hay đến lớp, dần dà biết ngoan ngoãn mà vâng lời.

Tụi nhỏ thương cô giáo, ý thức được hoàn cảnh gia đình nên hay đến lớp, dần dà biết ngoan ngoãn mà vâng lời.

“Chúng giống như 1 tờ giấy trắng, chỉ vì không được quan tâm và giáo dục đúng cách, môi trường sống xung quanh quá nhiều phức tạp nên phải dạy cách lễ nghi, rồi dần dần mới học chữ, học đọc.”

“Chúng giống như 1 tờ giấy trắng, chỉ vì không được quan tâm và giáo dục đúng cách, môi trường sống xung quanh quá nhiều phức tạp nên phải dạy cách lễ nghi, rồi dần dần mới học chữ, học đọc.”

Ở ngay phòng bên, tụi trẻ lớp 4 của cô Bùi Thị Ràng (57 tuổi) vẫn đang trong giờ học toán. Từ ngày về dạy ở trung tâm, cô Ràng mới thấu hết hoàn cảnh của tụi trẻ nghèo. Cô kể: “Đã quen với môi trường phổ thông bên ngoài, trẻ con thành thị được chăm lo đủ đầy, ngoan ngoãn, giao bài tập về nhà là làm đầy đủ. Còn ở xóm ốc có em 12 tuổi mới bắt đầu học lớp 1, có em đã học qua lớp 5 mà vẫn không thể giải được toán lớp 4, hoặc có hôm đến chút xíu vào buổi sáng, khi thì lúc ra chơi, lúc lại gần trưa rồi tụi trẻ con lại xin về để đi làm. Cô giáo phải tranh thủ từng phút một để chỉ bảo.”

Cô Nhiệm (56 tuổi) là chủ nhiệm lớp 1.Từng là giáo viên tiểu học, khi về hưu cô quyết về ngôi nhà chung này chỉ để dạy dỗ tụi nhỏ. Từ ngày đó đã cách đây 2 năm.

Cô Nhiệm (56 tuổi) là chủ nhiệm lớp 1.Từng là giáo viên tiểu học, khi về hưu cô quyết về ngôi nhà chung này chỉ để dạy dỗ tụi nhỏ. Từ ngày đó đã cách đây 2 năm.

Bao năm qua, để duy trì lớp học, những cô giáo ở Bình An vẫn lặn lội đến nhà vận động đi học. Rồi thì cơ sở vật chất từ tủ sách, bàn ghế, phấn bảng đến quần áo đều là các cô kêu gọi nhà hảo tâm. Phòng học không đủ, lại sắp xếp khoảng không gian ở hành lang để làm “lớp học” cho lớp 1 của hơn 30 đứa trẻ.

Thế mà, mỗi lần nhìn tụi nhỏ được mặc bộ đồ cũ vẫn còn trắng tươm, khuôn mặt đen ngái ngái mùi nắng vì phải làm lụng, cô Hạnh lại cười mãn nguyện lắm. Cô bảo: “Dù nghèo thì cũng phải ăn mặc đàng hoàng đến lớp để các em không cảm thấy thua thiệt bạn bè cùng trang lứa ở ngoài, để tạo động lực và niềm vui vào con chữ cho tụi nhỏ đến trường.”

“Dù nghèo thì cũng phải ăn mặc đàng hoàng đến lớp để các em không cảm thấy thua thiệt bạn bè cùng trang lứa ở ngoài, để tạo động lực và niềm vui vào con chữ cho tụi nhỏ đến trường.”

“Dù nghèo thì cũng phải ăn mặc đàng hoàng đến lớp để các em không cảm thấy thua thiệt bạn bè cùng trang lứa ở ngoài, để tạo động lực và niềm vui vào con chữ cho tụi nhỏ đến trường.”

Niềm vui của những cô giáo ở đây là được nhận vô số món quà nhỏ bé như thế này từ tụi nhỏ.

Niềm vui của những cô giáo ở đây là được nhận vô số món quà nhỏ bé như thế này từ tụi nhỏ.

Ước mơ nhỏ bé của những đứa trẻ xóm ốc

Ngồi cuối lớp, thằng Hưng đang nắn nót viết từng chữ cái vô cuốn tập trắng. Giờ ra chơi nào nó cũng nán lại viết cho xong nét chữ vuông vức, khi chữ cái, khi bài tập đọc vài ba dòng. 12 tuổi, Hưng chỉ vừa mới vào lớp 1. Quê nó tận Cà Mau, từ nhỏ Hưng đã theo ba mẹ lên Sài Gòn kiếm sống.

Nhà nghèo, ba má không bao giờ mơ sẽ cho con mình đến lớp nhìn mặt chữ. Thế mà, từ ngày cô Hạnh vận động, được đến lớp thường xuyên, thằng Hưng cũng sáng dạ ra hẳn. Nửa buổi đi học, buổi còn lại Hưng vẫn phụ làm việc nhà, đi bắt ốc, hái rau muống.

Ngay lầu trên, thằng Hiệp vẫn mải mê với mấy con số. Thằng bé đen nhẻm, nhỏ thó lọt thỏm trong góc lớp. Học lớp 3, Hiệp chỉ mới biết thực hiện phép toán cộng, trừ đơn giản. Nhà ở Bình Chánh, mỗi sáng nó tự đạp xe tới lớp học, chiều về trông em phụ má.

Nửa buổi đi học, buổi còn lại tụi trẻ con vẫn phụ làm việc nhà, đi bắt ốc, hái rau muống.

Nửa buổi đi học, buổi còn lại tụi trẻ con vẫn phụ làm việc nhà, đi bắt ốc, hái rau muống.

Tụi trẻ con thích những lớp học ở Bình An. Vì chúng được cô giáo thương, và bởi trong những cuốn vở chúng tìm thấy niềm vui.

Tụi trẻ con thích những lớp học ở Bình An. Vì chúng được cô giáo thương, và bởi trong những cuốn vở chúng tìm thấy niềm vui.

Tụi trẻ con thích những lớp học ở Bình An. Vì chúng được cô giáo thương và bởi trong những cuốn vở chúng tìm thấy niềm vui. “Biết chữ để gọi điện, viết thư cho bạn, biết chữ để thi được bằng lái xe máy, biết chữ để có thể xin việc làm…” – Hưng nói.

Thế nhưng, tất cả tụi nhỏ ở cái tuổi lên 10 còn gánh trên vai từng bữa cơm sống qua ngày. Nửa buổi đến lớp, nửa buổi chúng lại xin cô giáo về bắt ốc, nhặt rau muống, ra chợ Bình Điền nhặt cá rớt bán lấy tiền. Có hôm đi theo ba mẹ làm thuê cả đêm, 6h sáng vừa kịp đến lớp, rồi trưa tranh thủ bữa ăn vội vã, chợp mắt xíu lại đi làm. Quanh năm, chúng sống trong những bữa rau bữa cháo, tắm gội nước ao bờ ruộng như thế.

“Ở đây, việc một buổi có 6-7 học sinh vắng mặt chẳn lý do là chuyện bình thường. Bởi cha mẹ chúng đâu cho con đi học, biết được vài chữ thì đi làm. Học nhiều, tốn thời gian lại chẳng làm ra tiền phụ giúp cho nhà” – cô Nghiệm chia sẻ.

Hỏi có thích đi học, mắt thằng Hưng sáng rỡ. Nó cười tủm tỉm: “Con thích đi học vì đến đây được cô thương, dạy chữ cho biết đọc biết viết. Có cái chữ mai mốt nó mới đi làm ra tiền được”.

Hỏi có thích đi học, mắt thằng Hưng sáng rỡ. Nó cười tủm tỉm: “Con thích đi học vì đến đây được cô thương, dạy chữ cho biết đọc biết viết. Có cái chữ mai mốt nó mới đi làm ra tiền được”.

Còn thằng Hiệp, nó trả lời gọn lỏn: “Con học biết chữ để mốt lớn vô thành phố”. “Thành phố là ở đâu?” - tôi hỏi. “Là ở chỗ có mấy toà nhà cao tầng, đèn điện sáng ấy, có máy lạnh mát lắm”.

Còn thằng Hiệp, nó trả lời gọn lỏn: “Con học biết chữ để mốt lớn vô thành phố”. “Thành phố là ở đâu?” – tôi hỏi. “Là ở chỗ có mấy toà nhà cao tầng, đèn điện sáng ấy, có máy lạnh mát lắm”.

Hỏi có thích đi học, mắt thằng Hưng sáng rỡ. Nó cười tủm tỉm: “Con thích đi học vì đến đây được cô thương, dạy chữ cho biết đọc biết viết. Có cái chữ mai mốt nó mới đi làm ra tiền được”.

Còn thằng Hiệp, nó trả lời gọn lỏn: “Con học biết chữ để mốt lớn vô thành phố”. “Thành phố là ở đâu?” – tôi hỏi. “Là ở chỗ có mấy tòa nhà cao tầng, đèn điện sáng ấy, có máy lạnh mát lắm”.

Trong đầu óc non nớt như Hưng, như Hiệp và như tụi trẻ xóm ốc, thế giới của cửa kính, đèn điện sáng trưng, tòa nhà cao tầng ở trung tâm thành phố là nơi chúng cả đời mơ được đặt chân đến. Nơi đó chỉ cách cái chái nhà nước ngập mỗi mùa mưa xuống của chúng một con đường lớn.

 Ở Trung tâm phát huy Bình An thì đơn giản lắm! Chỉ có tấm lòng cô giáo và giấc mơ con chữ dang dở của những đứa trẻ nghèo mà thôi.


Ở Trung tâm phát huy Bình An thì đơn giản lắm! Chỉ có tấm lòng cô giáo và giấc mơ con chữ dang dở của những đứa trẻ nghèo mà thôi.

Sài Gòn vẫn cứ nhộn nhịp và tấp nập. Cách đó không xa, phía bên kia con đường cắt ngang là ngôi trường tiểu học công lập Bình An. Trẻ con đi học sáng sáng vẫn được ba mẹ đưa đón, có buổi ăn sáng, áo quần mới tươm…

Còn ở Trung tâm phát huy Bình An thì đơn giản lắm! Chỉ có tấm lòng cô giáo và giấc mơ con chữ dang dở của những đứa trẻ nghèo mà thôi.

Theo saostar


Hãy chia sẻ cho bạn bè qua: