Những mô hình siêu nhỏ đến mức khó tin ở Sài Gòn


Theo đuổi đam mê chế tác mô hình siêu nhỏ đã gần 20 năm, đến nay, ông Trần Giang Nam (quận 11) đã làm nên gần 300 mô hình, với kích thước chỉ từ 1/100 đến 1/500 so với thực tế.

Ghé thăm lò chế tạo mô hình quái vật kinh dị như trong phim Hollywood của nhóm bạn trẻ ở Sài Gòn

Bộ sưu tập nhiều mô hình xe lửa nhất nước của nghệ sĩ guitar bass

Năm 1998, ông Trần Giang Nam bắt đầu theo học trường Huấn luyện bay và Kỹ thuật không quân, được dạy về giải phẫu động cơ và ông đã rất ấn tượng với các chi tiết cơ khí kim loại.

Năm 1998, ông Trần Giang Nam bắt đầu theo học trường Huấn luyện bay và Kỹ thuật không quân, được dạy về giải phẫu động cơ và ông đã rất ấn tượng với các chi tiết cơ khí kim loại.

Sau khi tốt nghiệp ra trường, ông đi tiếp tục đi lính. Chính trong những lần cùng đơn vị đóng quân ở rừng, ông đã quan sát thấy những loại côn trùng khác nhau như con muỗi, thiêu thân, cánh cam... và bắt đầu nảy sinh ý tưởng làm mô hình của những con vật này bằng các vật liệu đơn giản như bìa carton, vỏ bao thuốc lá, cuộn tăng phô điện...

Sau khi tốt nghiệp ra trường, ông đi tiếp tục đi lính. Chính trong những lần cùng đơn vị đóng quân ở rừng, ông đã quan sát thấy những loại côn trùng khác nhau như con muỗi, thiêu thân, cánh cam… và bắt đầu nảy sinh ý tưởng làm mô hình của những con vật này bằng các vật liệu đơn giản như bìa carton, vỏ bao thuốc lá, cuộn tăng phô điện…

Chia sẻ về lý do theo đuổi đam mê này, người nghệ nhân cho biết: "Trước hết là vì tôi đã yêu thích các chi tiết nhỏ từ khi học ở trường không quân. Sau nữa, tôi muốn thay đổi trường nhìn để cho thú vị và tạo sự chú ý. Ví dụ như trong một nhóm người Việt Nam có chiều cao trung bình từ 1,6 m đến 1,7 m bỗng nhiên xuất hiện một người Tây cao 2 m thì người đó sẽ được chú ý rất nhiều. Ý tưởng làm những mô hình cực nhỏ cũng giống như vậy".

Chia sẻ về lý do theo đuổi đam mê này, người nghệ nhân cho biết: “Trước hết là vì tôi đã yêu thích các chi tiết nhỏ từ khi học ở trường không quân. Sau nữa, tôi muốn thay đổi trường nhìn để cho thú vị và tạo sự chú ý. Ví dụ như trong một nhóm người Việt Nam có chiều cao trung bình từ 1,6 m đến 1,7 m bỗng nhiên xuất hiện một người Tây cao 2 m thì người đó sẽ được chú ý rất nhiều. Ý tưởng làm những mô hình cực nhỏ cũng giống như vậy”.

Những mô hình đầu tiên ông Nam nhỏ nhưng chưa được tinh xảo, đẹp mắt. "Sau khi đi lính về, tôi quyết định theo học tiếp ngành Thiết kế đồ hoạ của Đại học Kiến trúc TP.HCM. Tại đây, tôi đã được dạy về bố cục, cách phối cảnh, phối màu và tỷ lệ. Từ đó, các mô hình tôi làm ra đã bắt đầu có hồn hơn, giống thật hơn".

Những mô hình đầu tiên ông Nam nhỏ nhưng chưa được tinh xảo, đẹp mắt. “Sau khi đi lính về, tôi quyết định theo học tiếp ngành Thiết kế đồ hoạ của Đại học Kiến trúc TP.HCM. Tại đây, tôi đã được dạy về bố cục, cách phối cảnh, phối màu và tỷ lệ. Từ đó, các mô hình tôi làm ra đã bắt đầu có hồn hơn, giống thật hơn”.

Kể về lần đầu tiên làm mô hình một chiếc xe, ông Nam cho hay tổng thời gian hoàn thành phải mất đến 3 năm ròng rã. Trong đó, giai đoạn khó khăn nhất ông phải nghiên cứu về giải phẫu tất cả chi tiết của một chiếc xe, thông qua sách vở được đặt mua từ nước ngoài và kiến thức trên mạng. Chỉ khi hiểu thật rõ chiếc xe rồi, ông mới bắt đầu tiến hành làm và thời gian làm chỉ 3 tuần là xong.

Kể về lần đầu tiên làm mô hình một chiếc xe, ông Nam cho hay tổng thời gian hoàn thành phải mất đến 3 năm ròng rã. Trong đó, giai đoạn khó khăn nhất ông phải nghiên cứu về giải phẫu tất cả chi tiết của một chiếc xe, thông qua sách vở được đặt mua từ nước ngoài và kiến thức trên mạng. Chỉ khi hiểu thật rõ chiếc xe rồi, ông mới bắt đầu tiến hành làm và thời gian làm chỉ 3 tuần là xong.

Chất liệu để ông Nam làm nên những mô hình hoàn toàn là những nguyên liệu dễ kiếm, được ông Nam mua ở chợ Nhật Tảo (quận 10) như mạch điện, mùn cưa, cuộn dây biến thế hoặc các kim loại như vàng, bạc, đồng, titan... đối với các mô hình quý giá.

Chất liệu để ông Nam làm nên những mô hình hoàn toàn là những nguyên liệu dễ kiếm, được ông Nam mua ở chợ Nhật Tảo (quận 10) như mạch điện, mùn cưa, cuộn dây biến thế hoặc các kim loại như vàng, bạc, đồng, titan… đối với các mô hình quý giá.

Trong khi đó, dụng cụ để làm mô hình cũng hoàn toàn là những vật dụng dễ kiếm như kềm, nhíp, kéo... Tuy nhiên, sau khi mua dụng cụ về, ông phải chế lại, chẳng hạn như vuốt nhỏ đầu nhíp để phù hợp với loại hình công việc đặc thù này.

Trong khi đó, dụng cụ để làm mô hình cũng hoàn toàn là những vật dụng dễ kiếm như kềm, nhíp, kéo… Tuy nhiên, sau khi mua dụng cụ về, ông phải chế lại, chẳng hạn như vuốt nhỏ đầu nhíp để phù hợp với loại hình công việc đặc thù này.

Ngoài ra, không gian làm việc của ông phải đảm bảo nguyên tắc 2 không: không tiếng ồn và không gió. Chỉ cần có một ít gió thôi là các chi tiết nhỏ xíu, trọng lượng vài miligram sẽ bay mất. Ngoài ra, phòng làm việc cũng phải đủ sáng để có thể thấy rõ những chi tiết cực nhỏ.

Ngoài ra, không gian làm việc của ông phải đảm bảo nguyên tắc 2 không: không tiếng ồn và không gió. Chỉ cần có một ít gió thôi là các chi tiết nhỏ xíu, trọng lượng vài miligram sẽ bay mất. Ngoài ra, phòng làm việc cũng phải đủ sáng để có thể thấy rõ những chi tiết cực nhỏ.

Hơn thế nữa, trong phòng cũng tuyệt đối không có quạt và máy lạnh. Không thể có máy lạnh vì khi hít hơi lạnh, chỉ cần ông bị hắt xì hơi là các chi tiết cũng bay đi. Ngoài ra, hơi lạnh cũng làm cho một số chi tiết bị khô sớm khi sơn. Vì vậy, người đàn ông này phải chịu nóng khi làm việc. "Nhiều lúc tập trung mà hồ hôi chảy ròng ròng vào mắt, cay xè nhưng cũng phải chịu", ông Nam chia sẻ.

Hơn thế nữa, trong phòng cũng tuyệt đối không có quạt và máy lạnh. Không thể có máy lạnh vì khi hít hơi lạnh, chỉ cần ông bị hắt xì hơi là các chi tiết cũng bay đi. Ngoài ra, hơi lạnh cũng làm cho một số chi tiết bị khô sớm khi sơn. Vì vậy, người đàn ông này phải chịu nóng khi làm việc. “Nhiều lúc tập trung mà hồ hôi chảy ròng ròng vào mắt, cay xè nhưng cũng phải chịu”, ông Nam chia sẻ.

Những sản phẩm do ông Nam làm nên chủ yếu để phục vụ cho đam mê bản thân, một phần dành tặng cho bạn bè, người thân, các chính khách quốc tế hoặc các buổi triển lãm. Một số sản phẩm khác được ông rao bán trên các trang thương mại điện tử lớn như Amazon hay eBay và được khách mua với giá cao gấp 3 lần so với những mô hình thông thường.

Những sản phẩm do ông Nam làm nên chủ yếu để phục vụ cho đam mê bản thân, một phần dành tặng cho bạn bè, người thân, các chính khách quốc tế hoặc các buổi triển lãm. Một số sản phẩm khác được ông rao bán trên các trang thương mại điện tử lớn như Amazon hay eBay và được khách mua với giá cao gấp 3 lần so với những mô hình thông thường.

Những mô hình của ông Nam có kích thước từ dưới 1 cm cho đến to nhất là vài cm, đạt tỷ lệ lên đến 1/500 so với kích thước thật. Đặc biệt, có những chiếc xe hiệu BMW hay Harley Davidson được ông chào hàng cho chính công ty mẹ và được các hãng này mua về để triển lãm.

Những mô hình của ông Nam có kích thước từ dưới 1 cm cho đến to nhất là vài cm, đạt tỷ lệ lên đến 1/500 so với kích thước thật. Đặc biệt, có những chiếc xe hiệu BMW hay Harley Davidson được ông chào hàng cho chính công ty mẹ và được các hãng này mua về để triển lãm.

Khi được hỏi mô hình nào khiến ông tâm đắc nhất, ông Nam cho hay yêu thích tất cả vì trong quá trình làm nên nó ông đã phải tìm hiểu, nghiên cứu rất lâu, rất kỹ về sản phẩm. Trong ảnh, mô hình một người đàn ông đang được khắc dở.

Khi được hỏi mô hình nào khiến ông tâm đắc nhất, ông Nam cho hay yêu thích tất cả vì trong quá trình làm nên nó ông đã phải tìm hiểu, nghiên cứu rất lâu, rất kỹ về sản phẩm. Trong ảnh, mô hình một người đàn ông đang được khắc dở.

Ngoài ra, ông cũng điêu khắc mô hình những công trình nổi tiếng của Việt Nam nhằm quảng bá cho quê hương, đất nước. Trong ảnh là mô hình chùa Thiên Mụ, Huế (bên trái) và chùa Một Cột, Hà Nội (bên phải), có kích thước 2-3 cm, được ông Nam chế tác bằng đồng.

Ngoài ra, ông cũng điêu khắc mô hình những công trình nổi tiếng của Việt Nam nhằm quảng bá cho quê hương, đất nước. Trong ảnh là mô hình chùa Thiên Mụ, Huế (bên trái) và chùa Một Cột, Hà Nội (bên phải), có kích thước 2-3 cm, được ông Nam chế tác bằng đồng.

Tuy theo đuổi đam mê này đã lâu nhưng ông Nam lại chỉ xem đây là thú vui của bản thân và làm trong những lúc rảnh rỗi. Công việc chính của tôi vẫn là thiết kế đồ hoạ. Trong dịp Tết sắp tới, ông dự định sẽ điêu khắc mô hình siêu nhỏ của 12 con giáp để dành tặng bản thân, gia đình, bạn bè. Trong ảnh là mô hình con heo đang được khắc dở.

Tuy theo đuổi đam mê này đã lâu nhưng ông Nam lại chỉ xem đây là thú vui của bản thân và làm trong những lúc rảnh rỗi. Công việc chính của tôi vẫn là thiết kế đồ hoạ. Trong dịp Tết sắp tới, ông dự định sẽ điêu khắc mô hình siêu nhỏ của 12 con giáp để dành tặng bản thân, gia đình, bạn bè. Trong ảnh là mô hình con heo đang được khắc dở.

Theo news.zing


Hãy chia sẻ cho bạn bè qua: