Loại bánh truyền thống được người dân Chợ Lớn ưa chuộng vào ngày xuân bởi theo quan niệm xưa, chiếc bánh sẽ mang tài lộc cho cả gia đình Quán bánh cuốn nóng đắt nhất, lâu đời nhất Sài Gòn Bánh bông lan phô mai – “món lạ quen thuộc” đang đại náo phố đi bộ Nguyễn Huệ Bánh chín túi (tài lộc) được xem là một trong những loại bánh không thể thiếu trong các dịp lễ hội của người Hoa, đặc biệt là trong ngày Tết Nguyên đán. Hằng năm, cứ từ ngày ông Công ông Táo trở đi, nhiều bà nội trợ lại xách giỏ ra chợ, ngoài mua bánh mứt thịt rượu, còn xách về bọc bánh to tròn hơn nắm tay, ngoài có phủ mè (vừng) trắng, trên bung ra bốn cánh hoa đỏ đẹp mắt. Theo những người Hoa cao niên tại khu quận 5, bánh tài lộc xuất thân từ Trung Quốc, theo chân những người tha phương đến với Việt Nam hơn trăm năm trước, từ đó đến nay bánh vẫn giữ nguyên công thức cũ chứ không hề thay đổi. Nguyên liệu chính để làm bánh là bột gạo, có khi pha cùng ít bột mì, được nhào với mạch nha. Nhân bánh gồm đậu phộng rang, hạt tách đôi, trộn với cốm làm từ nếp và ít mạch nha. Nhân đặt trong miếng bột mỏng, to gần bằng bàn tay, rồi nắn tròn, làm cánh hoa, phủ mè trước khi cho vào chảo dầu chiên. Bánh tài lộc cũng được nhiều người chọn mua cúng ông Táo. Ảnh: Mr. True Để đạt được độ giòn cho cả phần vỏ và nhân, mỗi chiếc bánh được chiên khá lâu và rất nắn nót. Sau khi chiên, người thợ làm bánh sẽ dùng phẩm màu đỏ, loại màu dùng cho thực phẩm, quét lên phần cánh hoa được tạo hình trước đó khiến chiếc bánh trông như quả lựu. Bột, mè, đậu phộng, cốm và mạch nha sau khi chiên cho mùi thơm, béo, thiên vị ngọt. Không phải là một loại bánh ngon, nhưng bánh chín túi là vật phẩm tượng trưng cho tài lộc trong mâm cúng năm mới của người Hoa. Bánh còn được cúng trong việc cầu con. Với những người Hoa ở Sài Gòn, cúng bánh tài lộc sẽ được con đàn cháu đống, lộc phúc quanh năm. Ở Sài Gòn, bánh được bán nhiều nhất ở khu chợ Phùng Hưng. Tại đây còn có nhiều loại bánh khác cùng mang ý nghĩa may mắn, mỗi loại bánh đều có màu sắc riêng nhưng hầu hết là những màu sắc sỡ. Theo ngoisao