Mở cửa vào mỗi buổi chiều từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần, bệnh nhân lúc nào cũng xếp hàng nườm nượp để đợi lấy số thứ tự vào thăm khám. Nhưng điều đặc biệt là hơn 30 năm tồn tại, “bệnh viện” này không hề thu phí của bệnh nhân. Hơn 1,2 tỷ đồng ủng hộ Bệnh viện Nhi Đồng II Người Sài Gòn một thời gọi bệnh viện là nhà thương Lần nọ, người ta cõng một chàng thanh niên đến trước phòng khám để cầu cứu sư thầy. Khi đến hỏi thì mới biết anh này làm nghề trộm cắp, do bị người dân phát hiện nên đánh bể hai xương mắt cá chân. Sư thầy Thích Thanh Sơn lúc đó đồng ý chữa trị cho anh ta với 1 điều kiện, đó là phải từ bỏ nghề đạo chích và tìm một công việc lương thiện để làm. Đều đặn mỗi tuần 2 lần, bạn của chàng thanh niên lại đưa cậu đến phòng khám để chữa trị. Sau hơn 3 tháng thì sức khoẻ đã hoàn toàn hồi phục. Từ lúc đó sư thầy không còn gặp lại chàng trai và cũng không hề biết anh đã từ bỏ thói xấu ngày trước hay chưa. Mãi cho đến một năm sau, anh chàng quay trở lại gặp sư thầy và mừng rỡ kể rằng, sau khi bình phục anh đã xin đi làm công nhân, hiện tại đã có một cuộc sống ổn định. Sư thầy thật sự hạnh phúc vì không những chữa được vết thương ngoài da mà ông đã chữa được tâm tính của một con người. Phòng khám miễn phí tồn tại hơn 30 năm ở Sài Gòn. “Bệnh viện” miễn phí giữa lòng Sài Gòn Mở cửa vào mỗi buổi chiều từ thứ 2 đến thứ 7 hàng tuần, bệnh nhân lúc nào cũng xếp hàng nườm nượp để đợi lấy số thứ tự vào thăm khám. Nhưng điều đặc biệt là hơn 30 năm tồn tại, “bệnh viện” này không hề thu phí của bệnh nhân. Bệnh nhân đến lấy số thứ tự và ngồi đợi trước phòng khám. Phòng khám Trật đà cốt (chuyên trị các chứng bong gân, trật khớp, gãy xương…) toạ lạc trong khuôn viên chùa Vạn Thọ (quận 1, TP.HCM). Phòng khám được Hoà thượng Thích Thanh Sơn lập ra vào năm 1980 với mong muốn giúp đỡ những bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn. Đa số bệnh nhân đến đây đều là những người lao động nặng, gặp phải tai nạn, chấn thương trong lúc làm việc nhưng không đủ tiền để đến bệnh viện chữa trị. Phòng khám toạ lạc tại chùa Vạn Thọ. Gọi là phòng khám nhưng thực ra chỉ là một căn phòng nhỏ với vỏn vẹn 50m2 nằm bên trái chánh điện của chùa. Thầy Thích Thanh Sơn và hai đồ đệ là lương y Đức Nguyên và lương y Đức Hòa là những người trực tiếp chữa trị cho bệnh nhân. Các Thầy sử dụng những loại thuốc tự nghiên cứu, pha chế theo công thức y học dân tộc cổ truyền, kết hợp với phương pháp nắn giúp bệnh nhân hồi phục khi bị chứng bong gân, trật khớp, gãy xương ở những vị trí không quá nghiêm trọng. Phòng khám chỉ vỏn vẹn 50m2. Tất cả các lương y làm việc trong phòng khám đều được cấp bằng chữa trị y học cổ truyền, đồng thời phòng khám đã được Sở Y tế TP.HCM công nhận là một địa điểm khám chữa bệnh chính thức. Cô Diệu Hương là một trong những học trò của sư Thầy, hiện tại các sư Thầy đang bận công tác cho chùa nên cô thay mặt các sư chữa trị cho bệnh nhân. Tiếng lành đồn xa Anh Hưng (33 tuổi, thợ hồ) chia sẻ: “Tuần trước do sơ ý nên tôi bị té từ giàn giáo xuống. Ê hết toàn thân, đặc biệt là lưng. Thế nhưng không dám đi bác sĩ khám vì sợ tốn tiền. Tôi tự lấy dầu xức nhưng càng ngày lại càng thấy đau, đến nỗi ngồi cũng đau. Nghe mấy ông chú xe ôm gần nhà kể là bên chùa có phòng chữa trị xương khớp miễn phí, nên tôi chạy qua khám”. Người bệnh được chăm sóc rất kỹ lưỡng. Lượng bệnh nhân tìm đến phòng khám trung bình mỗi ngày tầm 60 -70 người, đông nhất là vào ngày thứ 2 hàng tuần, cao điểm có thể lên tới hơn 100 bệnh nhân. Người được chữa lành kể cho người quen trong xóm, người xóm này truyền cho người xóm khác. Thế nên lượng bệnh nhân đổ về mỗi ngày một đông hơn. Không chỉ trong khu vực Sài Gòn mà những người ở các tỉnh lân cận cũng về đây khám và chữa bệnh. Bài thuốc được đều chế từ cây Nga Truật, một loài cây khó tìm. Vì thế sư thầy đã mất công đi tìm ở An Giang để nhân giống. Phía trên phòng khám là một khu vườn trồng các loại thảo dược. Ngoài các sự thầy là người phụ trách chính công việc tại phòng khám, còn có rất nhiều các tình nguyện viên là Phật tử thay phiên nhau phụ giúp công việc, giúp đỡ các bệnh nhân. “Dù nhiều hôm làm việc không kịp nghỉ ngơi, nhưng thấy người bệnh được khoẻ mạnh, thấy họ cườivà cảm ơn là trong lòng thấy hạnh phúc lắm. Giúp người là coi như giúp chính bản thân mình rồi” – một Phật tử tâm sự. Các Phật tử luôn cố gắng sắp xếp công việc cá nhân để vào phụ giúp công việc trong phòng khám. Giờ đây không chỉ người nghèo, mà cả những bệnh nhân có điều kiện cũng tìm đến phòng khám bởi tài nghệ của những lương y ở đây thật sự khiến người bệnh yên tâm. Dù các sư thầy không nhận tiền viện phí, nhưng người dân vẫn có thể đóng góp bằng cách để lại một ít tiền vào thùng công đức, để tiếp tục duy trì hoạt động của “bệnh viện” ý nghĩa này. Theo Trí thức trẻ