Tôi gặp ông tại xóm hành tỏi trên đường Võ Văn Kiệt (phường 10, quận 6, TP.HCM). Ông có làn da ngăm đen, gương mặt rắn rỏi và dáng đi cục mịch. Tiếp chuyện với ông, tôi đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Người đàn ông 40 năm bán báo dạo, gặp được người bạn đời trong mơ Lòng tử tế của người đàn ông bơm vá xe ở Sài Gòn Ông khoe, vợ chồng ông có một cậu con trai học rất giỏi. Cháu 17 tuổi, đang học lớp 11 trường PTTH Nguyễn Tất Thành. Qua cách nói chuyện, tôi thấy ông rất tự hào và hãnh diện về đứa con trai của mình. Ông tên Lê Thanh Bình, 48 tuổi, quê ở Vàm Láng, huyện Gò Công Đông, Tiền Giang. Ông lên Sài Gòn sau khi cuộc hôn nhân với người vợ đầu tan vỡ. Ông xin vào làm công trong nhà kho của một công ty ở quận 6, TP.HCM. Anh Bình, chị Thảo và Kỳ Anh Cuộc sống cứ thế dần trôi. Công việc dọn dẹp thường ngày ở kho giúp ông thu gom được nhiều phế liệu. Ông cải thiện thêm cuộc sống bằng cách đem những số phế liệu đó bán kiếm thêm thu nhập. Trong một lần đem phế liệu đến vựa ve chai để bán, ông tình cờ gặp một phụ nữ. Chị cũng mưu sinh bằng nghề mua bán ve chai. Thế rồi sau lần gặp gỡ đó, hai người cảm thấy quyến luyến nhau. Những lần gặp gỡ tiếp theo giúp họ hiểu nhau hơn, thương nhau hơn rồi chuyện gì đến phải đến. Hai người thành vợ thành chồng… Ông mời tôi vào nhà. Căn nhà chật hẹp. Phía sau có một gác nhỏ. Trong phòng không có vật dụng gì đáng giá ngoài một thứ trên vách mà ông nở nụ cười thật tươi: “Toàn bộ bằng khen của cháu. Từ khi đi học đến giờ, năm nào cháu cũng đạt học sinh giỏi”. Kỳ Anh trước hàng loạt bằng khen Quả đúng như lời ông nói, giấy khen về thành tích học tập của học sinh mang tên Nguyễn Kỳ Anh được dán kín tường. Trong đó có tờ giấy khen lớn nhất với thành tích đạt học sinh giỏi học kỳ 1 niên khóa 2017 – 2018 còn mới tinh. Ông bày tỏ: “Có cực khổ mấy tôi cũng cố gắng cho cháu học. Nó học giỏi tôi vui lắm”. Ông ngước lên gác khẽ gọi: “Con xuống chào bác đi con… “. Chị ngồi trên chiếc võng đặt giữa nhà. Chị tên Lương Kim Thảo (45 tuổi). Chị có nét mặt thật tươi và nụ cười rất đôn hậu. Khi biết được tên chị, tôi thắc mắc: “Chị họ Lương, anh họ Lê sao cháu lại họ Nguyễn?”. Chị hơi bẽn lẽn: “Cháu là con của chồng trước em đó. Cha nó bỏ em khi nó mới là bào thai 4 tháng tuổi”. Chị Thảo kể tiếp: “Cha cháu bỏ em theo nhiều mối tình khác, không hề đoái hoài tới đứa con em mang trong bụng. Một mình em cố gắng vượt qua cho dù gian khổ đến đâu. May mắn, khi cháu được 2 tuổi em gặp anh Bình. Chúng em cùng cảnh ngộ tìm được tiếng nói chung, cố gắng làm ăn nuôi cháu. Con riêng của vợ mà anh lại thương yêu còn hơn con đẻ. Người ngoài nhìn vào không ai có thể biết cháu không phải là con chung của 2 người. Nhiều bằng khen học sinh giỏi của Kỳ Anh Nhờ tình thương đó, cháu lớn lên rồi đi học. Anh Bình vẫn miệt mài lao động mưu sinh. Em ngày đêm cố gắng tìm mua ve chai để bán kiếm lời nuôi con. Tất cả dồn hết tâm huyết vào Kỳ Anh. Kết quả hôm nay, cháu được học sinh giỏi của nhiều năm liền. Kỳ Anh rất cố gắng học. Cháu không học thêm như bao học sinh khác nhưng nhờ chịu khó tìm tòi, học hỏi, cháu vẫn có kết quả tốt trong học tập”. Chị Thảo cười thật tươi nói tiếp: “Hoàn cảnh của chúng em chồng là phụ hồ, vợ đi mua bán ve chai nhưng nghĩ lại chúng em lại rất giàu. Không giàu tiền giàu bạc nhưng giàu tình giàu nghĩa. Cả nhà yêu thương nhau, có tiền nào mua được hả anh?”. Trước khi từ giã căn nhà đầy ắp yêu thương, chúng tôi hỏi Kỳ Anh cháu có ước muốn gì trong tương lai. Không ngập ngừng, do dự, Kỳ Anh trả lời ngay: “Con muốn học ngành Quản trị kinh doanh để có thể trở thành một doanh nhân, có điều kiện giúp ba mẹ thoát cảnh nghèo khó”. Theo vietnamnet