“Én vàng học đường”: Nữ sinh Nguyễn Thượng Hiền được điểm cao nhất vì niềm tự hào “fast food” mang tên “Bánh mì” và xôi “made in Việt Nam”


2saigon – Tập 10 của Én vàng học đường 2018phát sóng vào tối 2/11 trên kênh HTV9 có đề tài khá thú vị đó là “Fast food” (thức ăn nhanh) và Tiền. Dưới góc nhìn của những học sinh trung học phổ thông, 6 thí sinh đã mang đến những phần tranh luận khá thú vị, khiến các giám khảo bất ngờ.

Hé lộ đầm dạ hội của Nguyễn Phương Khánh trước thềm chung kết Miss Earth 2018

Minh Tú và Mâu Thuỷ rạng rỡ bất chấp mồ hôi trong sự kiện thể thao dành riêng cho phái nữ

Ở đề tài “fast food”, 6 thí sinh được chia thành 3 cặp: Băng Đăng và Anh Thức, Phương Anh và Mộng Như, Uyên Phương và Thùy Duyên. Trong mỗi cặp, 1 thí sinh đưa ra quan điểm và 1 thí sinh phản biện lại. Ban Giám khảo đánh giá kết quả dựa trên kỹ năng phản biện và bảo vệ quan điểm của từng thí sinh.

Là cặp thi đầu tiên, Anh Thức cho rằng bên cạnh những tiện lợi như nhanh – gọn – lẹ, thức ăn nhanh có tác hại đến sức khỏe của con người. Phản biện lại, Băng Đăngcho rằng đó là định kiến bởi“fast food” rất đa dạng, không chỉ có gà rán hay hamburgur mà còn có nước ép trái cây rất tốt cho sức khỏe, nên vấn đề nằm ở sự chọn lựa của con người. Phần thi này cả 2 thí sinh tranh luận khá vòng vo và trước sự quyết liệt của Băng Đăng, Anh Thức có phần lúng túng trong việc bảo vệ quan điểm của mình.

Cặp thi thứ hai là Mộng Như và Phương Anh. Cô nữ sinh từng gây ấn tượng với bài thuyết trình về “body shaming” Mộng Như có cái nhìn khắt khevới“fast food” khi khẳng định chúng chỉ tiện chứ không lợi. Quan điểm của Mộng Như không nhận được sự đồng tình từ Phương Anh và cả hai tranh luận khá sôi nổi không kém cặp thí sinh đầu tiên. Mộng Như khá quyết liệt trong việc bảo vệ quan điểm của mình, điều đó khiến cho cô bị căng thẳng. Phương Anh được giám khảo Phước Lập khen về tính hệ thống và cách tranh biện cởi mởhơn, đưa ra những câu hỏi thông minh và giúp cho Mộng Như hoàn thiện bài nói của mình. Giám khảo Trác Thúy Miêu góp ý Mộng Như khi đưa ra quan điểm cần có thêm những dẫn chứng để thuyết phục giám khảo.

Khác với 2 cặp đầu tiên, cô nữ sinh trường Nguyễn Thượng Hiền Tôn Nữ Uyên Phương tiếp cận đề tài “fast food” bằng chính món ăn nhanh của Việt Nam, từng được báo chí nước ngoài đánh giá là món ăn đường phố ngon nhất thế giới đó chính là bánh mì. Uyên Phương miêu tả sự hấp dẫn của món ăn này từ vỏ bánh đến nhân bánh khiến cho các giám khảo rất thích thú và…thèm thuồng. Ngoài bánh mì, Uyên Phương cũng đề cập đến món “fast food” thứ 2 của Việt Nam đó chính là xôi. Thông điệp chính mà Uyên Phương muốn chuyển tải đó chính là Việt Nam có những món “fast food” ngon – bổ – rẻ mà các hãng nước ngoài khó làm được và cầnquảng bá những món ăn này đến với bạn bè thế giới nhiều hơn. Trước bài nói khá ấn tượng của Uyên Phương, Thùy Duyên có phần lúng túng trong việc tìm ra “sơ hở” để tranh biện. Thùy Duyên đặt ra 2 câu hỏi về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm và lấn chiếm lòng lề đường của các xe bánh mì. Tuy có phần yếu thế hẳn nhưng 2 vấn đề mà Thùy Duyên đặt ra được các giám khảo đánh giá cao.

Giám khảo Vũ Thành Vinh khen Uyên Phương thông minh và tinh tế trong việc miêu tả thức ăn chạm đến xúc giác người xem. Giám khảo Trác Thúy Miêu ấn tượng khi Uyên Phương dẫn về fast food bằng fast talk (nói nhanh), rất thú vị, liên tưởng mạnh mẽ, tuy nhiên cách Uyên Phươngphản biện lại những vấn đề mà Thùy Duyên đặt ra chưa được hay. Dẫu vậy, Uyên Phương vẫn là thí sinh xuất sắc nhất trong đề tài “fast food”. Giám khảo Tùng Leo khá thích thú với đề tài này. Anh chia sẻ với các thí sinh về thời gian đi du học ở Thượng Hải nhiều khó khăn, thèm ăn nhưng không có tiền: “Anh là người rất thích thức ăn nhanh, khi trẻ đi du học không có nhiều tiền nên 1 tuầnanh chỉ cho phép mình ăn 1 lần thức ăn nhanh. Dù biết thức ăn nhanh không hoàn toàn tốt nhưng mỗi sáng thứ 7 anh đều đi ăn vì quá ngon. Anh kể chuyện để các em chọn góc tiếp cận với đề tài bởi các thông tin đưa ra không lạ, nhưng phải nói cho những người đang thèm thức ăn nhanh phải hiểu cách lắng nghe cơ thể mình”.

Bên cạnh đó, bắt cặp với Phương Anh trong chủ đề Tiền đó là Anh Thức. Phương Anh đưa ra đề tài khá bổ ích đó là giáo dục tài chính cho con trẻ. Theo Phương Anh, các bậc cha mẹ nên hướng dẫn cho con mình về giá trị đồng tiền và cách sử dụng tiền một cách đúng đắn ngay khi các con còn nhỏ. Trong phần phản biện, Anh Thức hoàn thiện thêm cho bài thuyết trình của Phương Anh bằng gợi ý các bậc phụ huynh nên dạy con cái cách nuôi 4 “ống heo” bao gồm: tiền chi tiêu –tiền tiết kiệm – tiền đầu tư –tiền cho đi. Ban giám khảo đánh giá cao sự tự tin cũng như thái độ tiếp thu ý kiến phản biện của Phương Anh, còn Anh Thức được khen sâu sắc, có tư duy rất tốt về đồng tiền nhưng kỹ năng diễn đạt chưa làm sáng điều mình muốn nói.

Tổng số điểm của 2 đêm thi, thí sinh Uyên Phương dẫn đầu với 69,5 điểm, kế đến là Băng Đăng (68,25 điểm), Phương Anh (67,25 điểm), Mộng Như (67 điểm), Anh Thức (65 điểm), Thùy Duyên (64,5 điểm). Là 2 thí sinh có số điểm thấp nhất, Anh Thức và Thùy Duyên phải chia tay chương trình. Tuy nhiên, bất ngờ đã xảy ra khi thí sinh Phương Anh xin BGK cho phép được dừng cuộc thi vì em phải lên đường du học. Phương Anh sinh năm 2000 tại TP.HCM, vừa tốt nghiệp trường THPT Lê Quý Đôn và đạt học bổng của trường đại học Macquarie University UAC InternationalScholarship (Úc). Trước khi đăng ký tham gia Én Vàng Học Đường, Phương Anh đã dự liệu về thời gian nhập học nhưng do có sự thay đổi sớm hơn nên em phải bay gấp cho kịp thời gian. Với ưu tiên hàng đầu cho việc học của thí sinh, BGK đã đồng ý để Phương Anh dừng cuộc thi. Cơ hội đi tiếp được dành cho thí sinh Anh Thức.

Như vậy, 8 thí sinh còn lại của Én Vàng Học Đường là: Băng Đăng, Uyên Phương, Mộng Như, Anh Thức, Thảo Vy, Hương Giang, Minh Đức và Hoàng Ân.

Minh Nguyễn


Hãy chia sẻ cho bạn bè qua: