2saigon – Hài hòa non nước, sân khấu vở diễn thực cảnh Tinh hoa Bắc bộ nằm ngay dưới chân núi Thầy (xã Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Nội), trên mặt hồ nước rộng 4300m2. Trần Minh Trung diện trang phục dát vàng nặng 40kg “chinh chiến” Mister International Phim mới của Lý Hải gây sốt rạp chiếu toàn quốc Từ cốt truyện về thiền sư Từ Đạo Hạnh, đạo diễn Hoàng Nhật Nam đã dẫn dắt du khách bước vào thiên nhiên, đời sống tinh thần phong phú của con người đất Việt… nhờ kỹ thuật âm thanh, ánh sáng hiện đại, sự nghiêm túc tập luyện và trình diễn của hơn 200 diễn viên gồm người dân bản địa và sinh viên trường Cao đẳng Múa Việt Nam. Khi nhận lời làm tổng đạo diễn cho vở diễn thực cảnh Tinh hoa Bắc bộ, đạo diễn Hoàng Nhật Nam vấp những phải lo lắng và áp lực. Anh không ngừng đặt cho mình câu hỏi: “Nên khai thác và chất liệu gì đây trong kho tàng tinh hoa Bắc bộ rộng lớn?” Một ngày lễ Phật Đản, đạo diễn Hoàng Nhật Nam tình cờ biết có ý kiến cho rằng thiền sư Từ Đạo Hạnh (còn được gọi là Thánh Láng) là một trong 4 vị Tứ bất tử trong tín ngưỡng Việt Nam, các phường múa rối nước nước ta tôn ông là thủy tổ nghề. Nguồn cảm hứng sáng tạo chợt đến, người đạo diễn chọn thiền sư Từ Đạo Hạnh là nhân vật dẫn truyện xuyên suốt vở diễn thực cảnh “Tinh hoa Bắc bộ”. Ý tưởng “Tinh hoa Bắc bộ” được đạo diễn Hoàng Nhật Nam hình thành, phát triển, chia thành 6 phần nội dung chặt chẽ: “Thi ca”, “Cõi Phật”, “Hoài cổ”, “Nhạc họa”, “An vui” và “Ngày hội”. Nhờ kỹ thuật âm thanh ánh sáng hiện đại, sự nghiêm túc tập luyện và trình diễn 200 diễn viên gồm người dân bản địa và sinh viên trường Cao đẳng Múa Hà Nội, khán giả sẽ cảm nhận được các lĩnh vực nghệ thuật, điêu khắc, kiến trúc, các hoạt động vui chơi, giải trí đến các hoạt động văn hóa tín ngưỡng, tinh thần của con người Việt Nam trong lao động, sản xuất, trong cả cách ăn mặc; và tất nhiên, không thể thiếu được, đó là học vấn, tri thức. Dưới ánh trăng thiên nhiên lung linh và huyền ảo, du khách ngỡ ngàng bước vào phần 1 “Thi ca”. Tiếng côn trùng, tiếng nước, tiếng khua mái chèo làng quê, lão ngư đội nón câu cá thanh bình, tiêu diêu; hoạt cảnh người dân chài lưới, rồi những cô thôn nữ mặc yếm tát nước đầu đình vui vẻ; cảnh múc nước gầu sòng, cảnh tắm áo sen, trai gái đối đáp, bài ca dân chài với tiếng quăng chài, gõ mạn thuyền, những bài vè trong không khí lao động hăng say rộn rã… khéo léo được mở ra rồi khép lại… thể hiện không gian văn hóa cộng đồng vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, mà ở đó, con người chăm chỉ làm ăn, với ước mơ no ấm giản dị. Hay, cảnh sĩ tử lều chõng đi thi dù chỉ kéo dài trong 5 phút, song những sĩ tử mặc áo dài khăn vấn, chân đi guốc mộc đã cuốn hút du khách bởi không khí trang nghiêm của trường thivới các chòi thi đặt trên sân gạch, các quan coi thi ngồi trên chòi cao được che bởi các lọng…; những âm thanh mộc mạc như tiếng đọc thơ, bài vịnh đồng thanh, tiếng giở giấy, mài mực…Và chắc hẳn, du khách nào cũng phải bật cười trước một sĩ tử mập, vụng về hậu đậu, ăn lén khi làm bài và bị quan giám sát tịch thu, anh chàng nay đã khóc bù lu bù loa khi thi rớt. Đồng thời, du khách cũng vỗ tay không ngớt khi sĩ tử có gương mặt khôi ngô tuấn tú, phong thái điềm tĩnh đỗ Trạng nguyên. Tuy nhiên, nếu nói về những cảnh trong vở diễn khiến khán giả trầm trồ thán phục, sẽ là thiếu sót nếu không nhắc đến cảnh thiền sư Từ Đạo Hạnh xuất hiện, những bông sen vàng nở rộ lấp lánh dưới nước, những người nghệ nhân gắn rối nước trên vai bước đi nhịp nhàng… kể câu chuyện nghệ thuật múa rối nước bằng động tác, ánh sáng và sắp đặt; hoặc cảnh mở đầu phần 4 “Nhạc họa”, 4 cô tố nữ bước ra từ tranh vẽ, công nghệ và thực tại được tính toán, đan xen tạo yếu tố làm du khách bất ngờ. Đạo diễn Hoàng Nhật Nam chia sẻ, để những người nông dân Sài Sơn hiền hậu, chất phác có thể biểu diễn chuyên nghiệp trên sân khấu, anh đã có những buổi trò chuyện, tâm tư với bà con để họ nghe chất giọng của mình, hiểu tâm tư, hiểu những điều người đạo diễn xây dựng và hướng đến. Vì vậy, dưới ánh đèn sân khấu lớn, trang phục, đạo cụ… những người nông dân đã khác. Họ quên đi bỡ ngỡ, cái “tôi” rụt rè, họ là diễn viên thực thụ, kể lại chính cuộc đời mình thường nhật: xưa, và nay. Nhờ đó, các diễn viên di chuyển trên mặt hồ thành thục với hệ thống đường đi ngầm. Mô hình hoạt cảnh giấu chìm dưới nước phối kết hợp nhuần nhuyễn với âm thanh, ánh sáng, làm nên sự hoàn chỉnh và thành công của “Tinh hoa Bắc bộ”. Minh Nguyễn Ảnh: Tuấn Đào