Cũng là một nghề trong xã hội nhưng nghề mẫu khỏa thân dường như lại có sức hút mạnh mẽ đối với những ai muốn nâng niu vẻ đẹp hình thể đầy quyến rũ của mình. Kỳ 1: Một, hai, ba… đường cong quyến rũ LTS: Thời gian qua, trên một số báo và trang mạng xã hội lại gây sốt khi liên tiếp xuất hiện nhiều bức ảnh nhạy cảm khiến người mẫu khỏa thân nhiều phen “chết dở, sống dở” trước “cơn bão” dư luận. Nhiều luồng ý kiến đưa ra: người đồng tình, người phản đối, người lại trung dung. Nhằm rộng đường dư luận có cách nhìn đúng đắn hơn về nghề mang tính nhạy cảm này, BBT khởi đăng loạt bài viết về chủ đề này. Người mẫu Tây lận đận giữa Sài Gòn Nghề cho thuê da mặt ở Sài Gòn Đẹp sởn da gà từ cái nhìn đầu tiên Cùng với hội họa và điêu khắc, nhiếp ảnh được xem là môn nghệ thuật thị giác tập trung khai thác những điểm nhấn cơ bản trên vẻ đẹp hình thể của con người. Đó là những đường cong quyến rũ trên cơ thể người mẫu khi hoặc thoát y hoặc mặc những tấm vải mỏng manh đầy gợi cảm, giúp người nghệ sĩ sáng tạo nên những tác phẩm nghệ thuật bằng hình ảnh. Mỗi bức ảnh khỏa thân là một tác phẩm nghệ thuật của người nghệ sĩ. Trong ảnh: Tác phẩm “Suối mát” – Nhà nhiếp ảnh Trần Tấn Vịnh. Theo Nhà nghiên cứu văn hóa, Nhà nhiếp ảnh, Tiến sĩ Trần Tấn Vịnh nhìn nhận: “Mẫu khỏa thân là một nghề nghiêm túc, một nghề đặc biệt, chỉ dành cho một số ít người. Người mẫu phải khoe cơ thể nõn nà mà tạo hóa ban tặng cho người nghệ sĩ sáng tác nên những tác phẩm nhằm tôn vinh cái đẹp đích thực. Và để từ đó, công chúng được thưởng ngoạn, giúp cho người ta thêm yêu đời, yêu cuộc sống, yêu cái đẹp.” Cùng quan điểm với Tiến sĩ Trần Tấn Vịnh, Nhà biên kịch, Nhà văn, Nhà báo Nông Huyền Sơn luôn xem đây là một nghề đặc thù, chỉ dành cho nghệ thuật tôn vinh cái đẹp của tạo hóa. Đó chính là cái đẹp chân, thiện, mỹ. “Nếu như người mẫu khỏa không hội đủ 3 yếu tố chân – thiện – mỹ thì vô hình chung trở thành mẫu…gợi dục… Hãy thưởng thức cái đẹp của tạo hóa bằng tâm hồn trong sáng. Hãy yêu nét đẹp của con người bằng trái tim thánh thiện.” – Nhà biên kịch Nông Huyền Sơn nói. Chấp nhận thị phi Để trụ vững với nghề, những người mẫu phải có vóc dáng gọn gàng, khuôn mặt ăn ảnh, ánh mắt đăm chiêu, vòng ngực cân đối, thân hình gợi cảm, làn da mịn, tính cách lạnh lùng và quan trọng hơn cả là có đủ can đảm để vượt qua trở ngại về định kiến. Trên thực tế hiện nay, nhiều người vẫn còn có cái nhìn thiếu thiện cảm, thái độ cực đoan khi cho rằng nghề mẫu khỏa thân là nghề đem thân xác trần truồng của mình ra để trưng diện kiếm tiền. Đó không chỉ là cách nhìn của những người ngoài cuộc mà ngay cả người trong nghề cũng thế. Người mẫu, Nam diễn viên điện ảnh Hoàng Kỳ Nam – từng được giới trẻ mệnh danh là hotboy, nổi tiếng trong làng giải trí với những bộ ảnh khỏa thân gợi cảm và bộ phim đầy cảnh “nóng” – đã tiếu táo cho rằng: “Mẫu khỏa thân là những người mẫu không mặc quần áo…”. Người mẫu, Nam diễn viên điện ảnh Hoàng Kỳ Nam thẳng thắn cho rằng: Khi đã bước vào nghề này – mẫu khỏa thân – phải chấp nhận thị phị. Trong khi đó, Make up Nguyễn Tuấn Anh (Đà Nẵng) lại có cách nhìn nhận sâu sắc hơn: “ Hầu hết những bạn trẻ có khuôn mặt, ngoại hình, chiều cao tương đối và quan trọng nhất là chịu cởi đồ và diễn xuất tự nhiên trước mặt một vài hoặc nhiều nhiếp ảnh, hoạ sĩ… là có thể dễ dạng “lọt” vào mắt của ống kính.” Make up Tuấn Anh cũng chia sẻ thêm, mặc dù xã hội vẫn còn nhiều những dị nghị và cái nhìn không hay của xã hội về nghề này nhưng thực tế đang thấy ngày càng xuất hiện nhiều bộ ảnh khoả thân từ những người mẫu nổi tiếng cho đến những bạn trẻ vì hoặc muốn nổi tiếng hoặc chỉ là muốn có bộ ảnh kỉ niệm thời trẻ của mình. Vì thế, giữa nghệ thuật hay phản cảm không có ranh giới rạch ròi. Tất cả chỉ có giá trị tương đối và tuỳ vào gu thẩm mỹ cảm nhận của mỗi người, có thể đẹp với người này nhưng xấu với người khác và ngược lại, nhất là những bức ảnh khoả thân luôn là đề tài nóng bỏng và nhạy cảm với nhiều người. “Đối tượng, công chúng thưởng thức loại hình nghệ thuật này tương đối hạn chế, phải có mắt nhìn, bởi vì cũng chỉ một tác phẩm, người này cho là nghệ thuật, người kia cho là tầm thường, thậm chí mang tính suy đồi. Khoảng cách có khi không rõ ràng. Người mẫu ảnh cũng phải biết hy sinh vì nghệ thuật vì có thể gặp rủi ro khi tác phẩm được công bố. Họ có thể bị đánh giá về phẩm hạnh, đạo đức… Chính vì thế mà nghề này thưởng dành cho giới trẻ, ít người trụ vững với nghề.” – Tiến sĩ Trần Tấn Vịnh luận giải. “Trong đó có những ảnh chụp các cô gái, các bà mẹ trẻ để ngực trần khi tắm suối, tắm thác, giã gạo, kéo sợi, cho con bú… một cách hồn nhiên, thể hiện về phong tục, nếp sống lâu đời của người miền núi. Vẻ đẹp đó được khắc họa trong điêu khắc với hình ảnh bầu vú mẹ trên chiếc cầu thang, cột lớn trong các gian khách ở ngôi nhà dài, là biểu tượng của phồn thực, mong ước cuộc sống luôn được sinh sôi, nảy nở. Nếu du khách lên vùng Tây Bắc thích thú ngắm các cô gái tắm tiên thì khi đến với núi rừng Tây Nguyên cũng rất ưa thích với các cô gái ngực trần… Đây là cái đẹp nhân văn, thể hiện sức sống Tây Nguyên chứ không hề gợi dục thô thiển.” (Nhà nghiên cứu văn hóa, Nhiếp ảnh gia, Tiến sĩ Trần Tấn Vịnh) Theo tintuc.vn (skcd.com.vn)