Hùn vốn kinh doanh nguy cơ mất tiền còn bị bôi nhọ trên mạng xã hội


Ông PĐN trú tại quận Bình Thạnh, TP.HCM, không chấp nhận sự xúc phạm, bôi nhọ của người khác trên mạng xã hội nên đã lập vi bằng và gửi đơn kêu cứu đến cơ quan chức năng và báo chí.

Ông Quốc còn làm video clip có sử dụng hình ảnh của bà B. và ông PĐN. khi chưa có sự cho phép của các cá nhân trên, còn dùng những ngôn từ “những kẻ lừa đảo, có hành vi lạm dụng tín nhiệm…”.

Ông N. cho biết: “Từ tháng 5/2021, ông PĐN và bà V.T.N.B có hợp tác với Công ty Hawking đại diện là Lê Đức Quốc (Ronald Le)  để phát triển dự án công nghệ blockchain mang tên BHOLDUS. Trong đó, ngoài việc đóng góp công sức để xây dựng dự án, theo thỏa thuận thì bên ông N. phải góp thêm 200 nghìn USD để phục vụ cho hoạt động của dự án BHOLDUS.

Trang Facebook cá nhân của ông Quốc có bài viết thông tin sai sự thật, xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm của ông N. và bà B

Sau khi thỏa thuận hoàn tất, hai bên tiến hành ký biên bản thoản thuận, phía ông N. sẽ nắm 35% dự án, có trách nhiệm gọi quỹ, tiếp cận đối tác, quảng bá thương hiệu, quản lý nhân sự và các hoạt động kinh doanh. Phía ông Quốc sẽ nắm 65% dự án, có trách nhiệm đảm bảo các nguồn lực kỹ thuật để hoàn thành tốt các sản phẩm theo đúng lộ trình.

Ký xong thỏa thuận, ông N. đã thực hiện góp vốn dự án bằng cách chuyển khoản tổng số tiền 4.261.400.000 VNĐ vào số tài khoản của ông Quốc – Ngân hàng Vietcombank. Trong đó, ông N. chuyển 1.154.000.000 VNĐ, bà B chuyển 3.107.400.000 VNĐ.

Quá trình hợp tác và xây dựng công ty, ông Quốc giữ chức CEO để tiện cho việc tìm kiếm thêm các đối tác. Tuy nhiên, khi đảm nhận chức danh CEO, ông Quốc không tập trung vào công việc mà có biểu hiện lạm quyền để thực hiện các hành vi không đúng mực.

Từ những sự việc trên, ông Nhật kiểm tra và phát hiện ông Quốc có dấu hiệu lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt số tiền 4.261.400.000 VNĐ mà ông N. đóng góp vào dự án thông qua sự tiếp tay của người khác.

Từ những diễn biến trên, ông N. đã nhiều lần hẹn gặp mặt ông Quốc để trao đổi công việc nhưng đều không thành công. Nhận thấy ông Quốc có dấu hiệu thiếu minh bạch trong công việc, cũng như không thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao mà còn khiến cho dự án đi xuống, ông N. quyết định ngưng hợp tác.

Thế nhưng, vào ngày 12/12/2021, trang Facebook cá nhân của ông Quốc có bài viết thông tin sai sự thật, xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm của ông N. và bà B. Bên cạnh, ông Quốc còn làm video clip có sử dụng hình ảnh của bà B và ông N. khi chưa có sự cho phép của các cá nhân trên, còn dùng những ngôn từ “những kẻ lừa đảo, có hành vi lạm dụng tín nhiệm…”.

Bài viết đã thu hút dư luận quan tâm với hàng ngàn tương tác cùng với hàng trăm bình luận của người khác cùng tham gia xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, uy tín danh dự của ông N. và bà B, gây ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh của công ty.

Từ đó đến nay, ông Quốc đăng tải hàng loạt bài viết khác nhau trên trang Facebook cá nhân và fanpage cùng tên với các nội dung tương tự nhằm mục đích lan truyền mạnh mẽ các thông tin sai sự thật.

Liên quan đến vụ việc, ông N, bà B. đã có đơn tố cáo đến Công an tỉnh Đồng Nai (nơi ông Quốc tạm trú) và Công an TP.HCM (nơi đặt trụ sở công ty) về các nội dung trên. Công an tỉnh Đồng Nai đã có thư mời ông Quốc lên làm việc. 

Ông N. và bà B đã lập vi bằng làm bằng chứng để kiện ông Q

Dưới góc độ pháp lý, luật sư Mai Lưu Phúc (Đoàn Luật sư TP.HCM) cho biết, mỗi cá nhân được pháp luật quy định và bảo hộ đối với quyền nhân thân của mình. Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý. Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác”. Trong trường hợp trên thì quyền nhân thân đối với hình ảnh của mình được quy định rất chi tiết tại khoản 1 Điều 32 Bộ luật Dân sự năm 2015.

Tuy nhiên, có một số trường hợp được phép sử dụng hình ảnh của người khác mà không cần phải xin phép. Cụ thể là tại khoản 2 Điều 32 BLDS 2015: Việc sử dụng hình ảnh trong trường hợp sau đây không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ: Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng; Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh. Ngoài ra, đối với trường hợp sử dụng hình ảnh đó nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác sẽ bị các cơ quan chức năng xử phạt hành chính theo quy định tại điểm e, khoản 3, Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP. Theo đó, mức xử phạt từ 10 đến 20 triệu đồng đối với hành vi này.

Nếu như hành vi đó gây ảnh hưởng lớn, gây nguy hiểm cho xã hội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến người bị sử dụng hình ảnh, các cơ quan chức năng có thể xem xét xử lý hành vi này theo quy định của Bộ luật Hình sự.

Điều 155 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về các tội Làm nhục người khác. Đối với tội danh này, khung hình phạt cao nhất lên đến 5 năm tù. Ngoài ra, người vi phạm còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 đến 5 năm.

Hành vi cắt ghép hình ảnh của người khác cũng có thể thỏa mãn tội danh vu khống. Nếu người vi phạm cố tình sử dụng những hình ảnh của người khác để vu khống cho họ làm một hành động nào đó mà không có thật mà cơ quan chức năng đủ căn cứ chứng minh thì người cắt ghép, sử dụng hình ảnh đó có thể bị xử lý theo quy định tại Điều 156 Bộ luật Hình sự năm 2015 về tội Vu khống.

                                                                                                                             Theo conglyxahoi.net.vn


Hãy chia sẻ cho bạn bè qua: