Có rất nhiều tài liệu nói về ai là hoa hậu đầu tiên của đất Sài Gòn, và cuộc thi hoa hậu ấy được mở vào năm nào, ở đâu. Tôi không dám khẳng định ai là hoa hậu đầu tiên trên đất Sài Gòn, nên ở đây chỉ kể về tất cả những người đẹp được cho là những hoa hậu đầu tiên của đất Sài Gon – Gia Định: 1. NGUYỄN THỊ LIỄU Có một vài sự khẳng định không giống nhau về năm tháng của sự việc. Có người nói cuộc thi hoa hậu đầu tiên mở tại Sài Gòn vào năm 1937 , nhưng người khác khẳng định cái mốc “đầu tiên” ấy lùi rất xa vào năm 1864 (cách đây những 146 năm)! Lại cũng có người bảo vào năm 1865! Người thì nhớ mang máng “đâu vào thời… Ngô Đình Diệm!”. Có tài liệu cho rằng cuộc thi hoa hậu đầu tiên đã diễn ra tại vườn Ông Thượng tức vườn Tao Đàn hiện thuộc địa bàn quận 1, TP.HCM vào năm nói trên. Đứng ra tổ chức cuộc thi (gọi theo tiếng Pháp là Concours élégantSaigon) là một nhóm công chức với sự kết hợp và hỗ trợ của một số nhà kinh doanh lúc bấy giờ đang hoạt động ở Sài Gòn. Tuy mở trên đất “Bến Nghé xưa” song phạm vi “tuyển sinh” lan đến tận những vùng xa hơn, đến các thành phố và nông thôn ngoại vi Sài Gòn, nên đã có 19 cô gái vừa là “dân Bến Nghé” vừa là hoa khôi ở lục tỉnh được chọn để bước vào tầm ngắm của làng đẹp xứ ta. Nói “xứ ta” vì có người bảo rằng đây không những là cuộc thi hoa hậu đầu tiên của Sài Gòn, của Nam Bộ, mà của cả ViệtNam nữa. Một trong những đặc điểm cuộc thi là thí sinh mặc toàn áo dài ViệtNam do nhà may Phúc Thịnh thiết kế có lẽ theo mẫu mã thời thượng lúc ấy. Vải may áo thì do ông Lê Trương Biểu sản xuất và cung cấp. Có nghĩa là cuộc thi hoa hậu này từ người đẹp đến trang phục đều là nội hóa “rất ViệtNam”. Kết quả, người đẹp được nhận danh hiệu hoa hậu đầu tiên vào năm 1937 là cô gái 25 tuổi tên là Nguyễn Thị Liễu, và cuộc thi hoa hậu này còn có tên Concours Elegant Saigon (thi tuyển người lịch sự Sài gòn) vào năm 1937. Nguyễn Thị Liễu sinh năm 1912, quê ở Hóc Môn. Nguyễn Thị Liễu lấy chồng năm 17 tuổi nhưng chỉ được 6 tháng thì chồng cô vắn số qua đời, cô hoa hậu bất đắc dĩ sống cuộc đời góa bụa. Đến nay vẫn chưa tìm thấy chân dung của hoa hậu Nguyễn Thị Liễu. 2. CÔ BA XÀ BÔNG Chân dung “Cô Ba Xà Bông” Đứng hàng đầu trong danh sách những người đẹp vang bóng trên đất Sài Gòn vào cuối thế kỷ 19 và những thập niên đầu thế kỷ 20 phải kể đến “cô Ba Xà Bông” Có tài liệu cho rằng cuộc thi hoa hậu đầu tiên ở Việt Namdo người ViệtNamtổ chức thì vào năm 1865 và mang tên cuộc thi Miss Sài Gòn dành riêng cho các người đẹp ViệtNam. Lần này điều lệ được phổ biến không chỉ ở phạm vi Sài Gòn mà còn lan ra nhiều vùng phụ cận nên sau đó đã có gần 100 cô gái đăng ký dự thi với kết quả người đoạt vương miện Hoa hậu “là cô Ba, con gái của ông Chánh, làm nghề thư ký. Trước vẻ đẹp rực rỡ của cô Ba, nhiều người Pháp đã đề nghị cô chụp ảnh để đăng báo ở chính quốc. Họ rất muốn chụp cô trong trang phục áo tắm nhưng cô không đồng ý. Chân dung cô sau đó được vẽ rồi in thành tem với số lượng phát hành lớn chưa từng có. Một thời gian sau đó, cô Ba lấy chồng Việt Nam bình thường và sống giản dị, bỏ lại đằng sau ánh hào quang phù phiếm và không bị ảnh hưởng bởi lối sống ngoại lai. Sở dĩ gọi “cô Ba xà bông” vì hình của người đẹp này được in nổi trên các sản phẩm nổi tiếng của Hãng xà bông Việt Namdo ông Trương Văn Bền lập ra. Các hình ấy xuất hiện cùng lúc với các mẫu xà bông hình vuông nhiều cỡ, nặng 250 gr, 500 gr hoặc chỉ 125 gr, về sau thêm loại lớn và dài nặng gần 1 kg đúc thành cây mua về cắt từng miếng nhỏ xài dần. Mỗi loại như thế đều có sự “hiện diện” của cô Ba, lưu hành đến các nơi đô hội dần dần đến tận các chợ miền xa ngoài Sài Gòn và lục tỉnh. Như thế cô Ba đã nghiễm nhiên trở thành “người mẫu” đầu tiên gắn liền với một thương hiệu ViệtNammới ra đời đầu thế kỷ 20. Sự ra đời này cùng với hình ảnh cô Ba, theo một số nhà quan sát, đã nhấn mạnh sự có mặt của sản phẩm Việt và chấm dứt sự thao túng gần như độc quyền của Hãng xà bông Marseille của Pháp đối với người tiêu dùng Việt Nam lúc bấy giờ. Cô Ba là ai mà được ông Trương Văn Bền chọn làm biểu tượng bên hương thơm xà bông Việt? Điều này tác giả Sài Gòn năm xưa đề cập đến một cách rõ nét, rằng: “Trong giới huê khôi, nghe nhắc lại, trước kia, hồi Tây mới đến có cô Ba, con gái thầy thông Chánh là đẹp không ai bì, đẹp tự nhiên, không răng giả, không ngực keo su nhơn tạo, tóc dài chấm gót, bới ba vòng một ngọn, mướt mượt và thơm phức dầu dừa mới thắng, đẹp không vì son phấn giả tạo, đẹp đến nỗi Nhà nước in hình vào con tem Nhà Thơ Dây Thép (Bưu điện)”. Xà bông Cô Ba Những con tem in hình Cô Ba “Xà Bông” Cạnh cô Ba, tác giả nhắc đến một số hoa khôi khác như Tư Nhị, Sáu Hương, Hai Thời… vốn là những người đẹp đã làm nghiêng ngả nhà cửa ruộng vườn của nhiều tay hiếu sắc. Theo đó, các cô mỗi chiều ngồi trên xe Delage để mui trần, có tài xế riêng, hoặc ngồi trên xe Hoa Kỳ mới cáu cạnh để lượn đi lượn lại quanh các đường phố chính của Sài Gòn từ chợ Bến Thành qua đường Bonard (đường Lê Lợi ngày nay) vòng qua trường Chasseloup – Laubat (trường Lê Quý Đôn ngày nay), xuống khu Chợ Lớn, khoe sắc trên đường nhựa “để lên Thủ Đức ăn nem hoặc đến tắm suối Xuân Trường… Tối lại dưới bóng đèn, các cô như bướm tề tựu đủ mặt cạnh sòng bài sòng me, hoặc năm ba người gầy mâm hút có đờn ca giúp vui, báo hại các cậu con chủ điền muốn lên mặt với chị em đành phải trốn về bán lúa vay bạc Chà, cố cầm sự nghiệp ông bà để lại” mà chạy theo cho kịp nếp ăn chơi của các hoa khôi đương thời. Nhưng nếp sống ấy dường như không phù hợp với cô Ba xà bông. Có người bảo vì cô sinh ra trong một gia đình công chức nên không quen sống buông thả, người khác cho rằng bản tính của cô vốn vậy từ lâu. Gần đây, vào giữa tháng 6.2006, trong bộ sách mới nhất quanh nội dung Hỏi đáp về Sài Gòn – TP Hồ Chí Minh của nhiều tác giả do NXB Trẻ ấn hành, đã cho biết cô Ba là “người đã dám cầm súng bắn chết tên biện lý Jaboin, bị Tòa đại hình Mỹ Tho kết án ngày 19.6.1893 và bị xử tử ngày 18.1.1894 tại Trà Vinh”. Người đẹp lừng lẫy Sài Gòn một thời, người mẫu đầu tiên của thương hiệu Việt nổi tiếng, đã có một kết cục cuối đời như thế. Nhưng theo Thơ Thầy Thông Chánh, bài thơ do một người không rõ tên ở Trà Vinh sáng tác và được truyền khẩu khá rộng rãi ở Nam Bộ (Việt Nam) vào cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20, bài thơ lại nói chính thầy Thông Chánh (cha của Cô Ba) đã bắn Biện lý Jaboin chứ không phải Cô Ba. Có thể tham khảo thêm thơ Thầy Thông Chánh tại đây: http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C6%A1_Th%E1%BA%A7y_Th%C3%B4ng_Ch%C3%A1nh Theo truyện thơ, ngày xảy ra sự kiện thầy Thông Chánh bắn Biện lý Jaboin là ngày Chánh Chung (tức Quốc khánh Pháp ngày 14 tháng 7). Thực tế ngày bắn là 14 tháng 5 năm 1893. Theo nhà nghiên cứu Trần Dũng thì tác giả truyện thơ cố tình đẩy lùi thời gian lại hai tháng nhằm hai mục đích: Thứ nhất, tiếng súng bắn Tây xảy ra ngày Quốc khánh Tây (Pháp) có tiếng vang hơn nhiều so với ngày thường; thứ hai, tác giả tạo ra bối cảnh hợp lý để qui tụ hàng loạt tên thực dân có máu mặt khắp Nam Kỳ về Trà Vinh cho thầy Thông Chánh ra tay thay vì có mỗi Jaboin. Còn Cô Ba Sau khi thầy Thông Chánh bị xử tử, cô Ba toan trả thù cho cha nhưng vừa đưa súng lên bắn thì bị đối phương xô té. Bị bắt giam, cô Ba đã tự tử chết. 3. NGUYỄN HỮU THỊ LAN Năm 1932, trên đất Sàigon xưa cũng nổi lên một cái tên làm điên đảo đấng mày râu – Marie Thérèse Nguyễn Hữu Thị Lan. Xuất thân từ nguồn gốc thế gia vọng tộc, cô là cháu ngoại của ông Lê Phát Đạt tức Huyện Sỹ, người đứng đầu trong tứ đại danh gia: Nhất Sỹ, nhì Phương, tam Xường, tứ Định. Sau khi tốt nghiệp tú tài ở Pháp về nước, Marie Thérèse tình cờ quen biết với Vĩnh Thụy khi Vĩnh Thụy đăng cơ trở thành vị vua cuối cùng của triều Nguyễn, cô trở thành Nam Phương hoàng hậu vào ngày 20/3/1934, và cũng trở thành biểu tượng nhan sắc của cả nước. Nguyễn Hữu Thị Lan Nguyễn Hữu Thị Lan trở thành Nam Phương hoàng hậu 4. CÔ BA TRÀ Một nhan sắc khác cũng nức tiếng toàn cõi Namkỳ là Cô Ba Trà (Yvette Trà). Những người quen biết và từng giao thiệp với Yvette Trà đều xem đó là niềm vinh dự để chứng minh đẳng cấp, đủ để hiểu ngoài việc xinh đẹp cô còn là một thương hiệu hiếm có, có lẽ do thông minh và hiểu tâm lý đàn ông! Sinh năm 1906, được mệnh danh là Étoile de Saigon” (ngôi sao Sàigòn). Với nhan sắc hiếm có cộng với trí thông minh của mình, cô lần lượt “đốn ngã” hàng loạt những tay chơi hào hoa giàu có bậc nhất Sàigòn như lưỡng vị Hắc – Bạch công tử, công tử Bích (người dám một lúc tặng cho cô 70.000 đồng trong lúc vàng 60 đồng một lượng). Những tay trí thức, máu mặt chốn quan trường thời Pháp thuộc cũng đổ gục vì cô: Quan tòa Trần Văn Tỷ, trạng sư Dương Văn Giáo, bác sĩ Lê Quang Trinh, Nguyễn Văn Áng, chủ sòng bạc Paul Ngọ tức Sáu Ngọ… Cô ba Trần Ngọc Trà còn được mệnh danh bà hoàng vũ trường, sòng bài Sài Gòn hồi cuối thế kỷ XIX. Những bậc “máu mặt” đều biết rất rõ, cô Ba Trà chỉ thích chia cho mỗi ngưòi một mảnh tình gặm chơi đỡ buồn, chứ đừng ai mong lấy được Ngôi sao Sài Gòn làm của riêng hay làm người yêu vĩnh viễn vì cô Ba đã lập gia đình vài ba lần và rồi tan vỡ Chân dung cô Ba Trà Nhưng tuổi thơ của người đẹp này lại vô cùng cay đắng, tủi nhục. Cha của cô đem lòng nghi ngờ sự chung thủy của vợ, ông không thừa nhận Trà là con đẻ. Và cũng vì quá ghen tuông nên cha cô đã qua đời vì thổ huyết. Bà nội của cô đau buồn nên cũng mất theo. Người bác ruột của cô vin vào cớ đó đã sỉ nhục, đánh đuổi mẹ con cô ra khỏi nhà. Vì quá đau khổ, nhục nhã nên được bao nhiêu uất ức, mẹ cô đều trút lên vai đứa con nhỏ dại. Những trận đòn roi vô cớ liên tục ập xuống đầu cô nhiều đến nỗi, cô không còn thấy đau đớn. Chính điều này đã làm cho cô Ba Trà sau này luôn nhìn đời bằng một con mắt lạnh lùng, vô cảm. Tình duyên, hôn nhân của cô cũng rất lận đận. Cô bắt đầu kết hôn ở tuổi 14, và đã trải qua 4 cuộc hôn nhân lần lượt là: viên quan ba người Pháp, con rai tỷ phú đất Phan Rang, bác sĩ Trần Ngọc Án, và cuối cùng là 1 triệu phú trẻ tuổi, nhưng tất cả đều tan vỡ. Kể từ đó, cô lao vào ăn chơi, cặp kè hết người này đến người khác và dấn sâu vào con đường bài bạc Những canh bạc lớn đã đốt sạch gia sản của người đẹp. Khi còn trẻ, cô Ba Trà được nhiều người săn đón bao nhiêu thì đến lúc già, cô lại cô độc bấy nhiêu. Kể cả người tình nghĩa hiệp Lâm Kỳ Xuyên cũng ra đi không một lần ngoái lại. Đến cuối đời, hoa khôi Trần Ngọc Trà lâm vào cảnh nợ nần, túng bấn và phải đi làm công ở một cửa tiệm tồi tàn để sinh kế. Cuộc đời của đóa hoa đẹp nhất Sài Gòn lúc bấy giờ đã khép lại bằng những nốt trầm buồn bã 5. MARIANNE NHỊ (TƯ NHỊ) Nối gót Yvette Trà chính là Marianne Nhị hay còn gọi là Tư Nhị, cô có nhan sắc đậm đà và hoang dã hơn YvetteTrà. Marianne Nhị là “đứa con hai dòng máu”, cha gốc Khơ-me, mẹ Việt (quê Sa Đéc), gia đình sinh sống lâu năm ở Nam Vang. Lớn lên, Marianne Nhị về ViệtNam, một mình dấn thân vào chốn đô hội ở Sàigòn với hai bàn tay trắng. Để có chỗ nương thân, Nhị lúc đầu xin làm em nuôi dưới trướng của chị Ba Phò và sống trong nhà chị ấy ở khu vực chợ Thái Bình. Sau này, Marianne Nhị được Yvette Trà dìu dắt, từ đó, cô lao vào cuộc chơi với giới thượng lưu Sàigòn và nhanh chóng trở thành tình nhân của Fanchini, một trùm giang hồ gốc đảo Corse chuyên buôn thuốc phiện toàn cõi Đông Dương và tậu được một căn biệt thự khang trang ở đường Verdun (tức đường Cách Mạng Tháng Tám bây giờ). Với bản tính man dại và chủ trương cạnh tranh với bà chị đỡ đầu Yvette Trà, Marianne Nhị lao vào các cuộc chơi như một con thiêu thân. Người tình của Tư Nhị thay xoành xoạch và thú hút thuốc phiện đã nhanh chóng đẩy Marianne Nhị vào bi kịch. Sau vài năm, trong lúc Yvette Trà vẫn còn là một bông hoa đầy hương sắc, thì Marianne Nhị bỗng dưng biến mất. Một người lịch lãm ở Sàigòn thời ấy tình cờ gặp Marianne Nhị trong một quán ăn ở đường George Guynemer vào năm 1946 với tình cảnh hoàn toàn khác xưa. Người này sau bữa điểm tâm, trả tiền xong định quay về, bỗng nghe tiếng gọi giật ngược: “Anh Ba!”. Ngoái lại, biết tiếng kêu ấy phát ra từ trong đám hành khất rách rưới, định bước đi, lại nghe gọi đến mình thống thiết lần nữa, lần này đượm vẻ bi ai hơn trước. Rồi một người đàn bà trong đám ăn mày tách ra, đến trước mặt anh Ba, thảng thốt nói: “Em là Tư Nhị đây”. Nhìn kỹ một lúc, không nói nên lời, vì người đàn bà ấy trước kia là hoa khôi lừng lẫy một thời, giờ đây môi thâm đen, đôi chân nõn nà quấn quanh mấy lớp vải dính máu mủ với đám ruồi bu đen không ngớt, trông dơ dáy, não nề, không dám nhìn lâu, bỏ nhẹ 20 đồng bạc xưa vào tay Nhị rồi quay đi. Biết chuyện, một bạn thơ muốn mượn hai câu lục bát của cụ Nguyễn Du, đó là câu mở đầu và câu kết thúc truyện Kiều ghép làm một, để nói về một đời nhan sắc phù hoa: Trăm năm trong cõi người ta. Mua vui cũng được một vài trống canh… Nguồn: Sưu tầm (honngocviendong)