Chuyển nhà liên tục cũng đã trở thành một chiến thuật phổ biến trong tài chính của nhiều hộ gia đình. Ý tưởng về House Hopping hay việc “nhảy nhà” thường xuyên vì nhiều người nghĩ rằng sẽ phát triển sự giàu có và tạo được hạnh phúc. Thống kê gần đây cho thấy, có 94% những người mua nhà thấy hài lòng với quy trình và chất lượng nơi họ chọn. Nhưng tại sao lại xảy ra tình trạng mua rồi bán liên tục như thế. Chúng ta cùng phân tích kỹ hơn về House Hopping hay còn được gọi với cái tên khác là nhảy nhà. Liệu nó sẽ ảnh hưởng như thế nào tới tài chính cá nhân của các gia đình. House Hopping (Nhảy nhà) là gì? Là khi bạn mua một ngôi nhà, sống ở đó rồi bán nó sau một thời gian ngắn khi thấy tăng giá trị. Bạn lại tiếp tục làm điều tương tự với một ngôi nhà khác. Quá trình này liên tục lặp lại trong 1 thời gian ngắn. Hầu hết mọi người sử dụng phương pháp House Hopping vì nghĩ rằng nó sẽ giúp họ kiếm được nhiều tiền hơn. Nhưng sự thật thì điều này sẽ ảnh hưởng tới tài chính theo nhiều cách. 4 điều từ House Hopping có thể ảnh hưởng đến tài chính của bạn 1. Thuế Thuế chính là chi phí khá cao mà bạn phải trả khi mua nhà. Các chi phí này sẽ phát sinh và thường được thanh toán vào cuối của quá trình mua nhà. Số tiền này không hề nhỏ, có thể dao động từ 2-5% giá mua căn nhà. Thường xuyên phải chịu những chi phí này chắc chắn sẽ làm cạn kiệt tài khoản ngân hàng của bạn. Chưa kể, nó có thể ảnh hưởng đến tài chính tín dụng nếu bạn không thể trả hết được. 2. Chi phí di chuyển Có nhiều cách để làm cho việc chuyển nhà rẻ hơn nhưng chi phí thì vẫn sẽ phát sinh. Việc thuê xe tải, nghỉ làm và mua các vật dụng đóng đồ sẽ có giá khá cao. Tất nhiên, điều này còn phụ thuộc vào quãng đường di chuyển. Và nếu áp dụng phương pháp trên, bạn sẽ phải trả những chi phí này vài năm một lần, vậy là quá nhiều. 3. Chi phí cải tạo/sửa chữa Việc dọn đến một ngôi nhà mới và muốn sửa sang lại không phải là chuyện hiếm. Theo CNBC, 77% chủ nhà đã giải quyết vấn đề sửa chữa trong năm đầu tiên mua nhà. Chi phí sửa chữa khác nhau, nhưng 30% người mua nhà được khảo sát cho biết họ phải trả từ 50 – 100 triệu trong năm đầu tiên. Nếu bạn cũng thích sửa sang lại không gian sống thì sẽ cần chi tiêu nhiều hơn mức cần thiết. Điều quan trọng cần nhớ là có thể thực hiện những thay đổi nhỏ chứ không phải cải tạo lớn để rồi phải vỡ nợ. 4. Phí môi giới Không phải ai cũng chọn thuê một môi giới bất động sản, nhưng nếu không làm thì sẽ rất tốn thời gian và còn gặp nhiều rủi ro khác. Tất nhiên, một môi giới bất động sản sẽ giúp bạn. Nhưng nếu đang ở nhà, công việc chưa ổn định và liên tục bị tính các khoản phí thì thực sự rắc rối. Khoản phí này thường xấp xỉ 6% mức giá cuối cùng mua nhà. Tiết kiệm bền vững thay vì House Hopping Mặc dù House Hopping hấp dẫn, nhưng lại tiềm ẩn nhiều chi phí chìm. Bạn có thể thực hiện cách khác để tìm một ngôi nhà phù hợp với mình rồi sống lâu dài và xây dựng sự giàu bằng cách tiết kiệm an toàn. – Đừng bắt đầu House Hopping và vội vàng tìm kiếm một ngôi nhà mới Khi bạn vội vàng sẽ đưa ra những quyết định bốc đồng. Và với một điều quan trọng như mua nhà, bạn cần phải tỉnh táo. Việc vội vàng tìm kiếm sẽ dễ mang tới 1 quyết định sai lầm. Ngược lại, bạn có thể cân nhắc xem mình thực sự muốn gì và những gì có thể mua được. – Hãy thực tế về những gì bạn có thể chi trả ngay bây giờ thay vì House Hopping Thay vì cố gắng mơ về một ngôi nhà lớn, nhờ việc chuyển đi chuyển lại thì hãy thực tế về những gì bạn có thể mua được. Lập kế hoạch cho các khoản ngân sách, xem xét khoản tiết kiệm và lên danh sách những gì đang cần cho một ngôi nhà. Khi bạn cân nhắc những yếu tố này thì việc săn lùng nhà trên thực tế sẽ dễ dàng và an toàn hơn. – Tiết kiệm cho 1 “quỹ nhà” và chi phí chuyển nhà Thay vì cố gắng sử dụng nhiều cách để kiếm tiền từ việc chuyển nhà thường xuyên, hãy tiết kiệm quỹ nhà và chi phí chuyển nhà. Cân nhắc tiết kiệm một khoản trả trước, một số tiền cho chi phí di chuyển và các khoản phí khác để không làm ảnh hưởng tới tài chính. – Nắm rõ dòng thời gian Có sẵn một lịch trình cá nhân có thể giúp bạn lập kế hoạch mua nhà. Nếu bạn đang tìm việc ở một thành phố khác hoặc dự định chuyển đến ở với ai đó thì nên suy nghĩ việc tạm dừng cho đến khi mọi thứ ổn định hơn. Không vội vàng trước những lựa chọn lớn sẽ giúp bạn tiết kiệm tiền về lâu dài. – Tìm những cách khác để xây dựng sự giàu có Thay vì cố gắng tập hợp các phương pháp phức tạp để xây dựng sự giàu có, hãy chọn một con đường đơn giản hơn. Hãy thử tạo thói quen chi tiêu, đặt mục tiêu đầu tư thích hợp. Bằng cách giải quyết các thói quen và lựa chọn tài chính kỹ càng, bạn đang mở ra cơ hội để xây dựng sự giàu có của mình. Theo clevergirlfinance Theo: aFamily