Những lưu ý cần thiết khi xây dựng mới nhà ở và công trình


Mua nhà qua công chứng nhưng vẫn không sang tên được vì không đăng ký, sửa chữa không phép

Theo quy định pháp luật, người sử dụng đất có nghĩa vụ phải đăng ký đất đai lần đầu và đăng ký biến động để Nhà nước quản lý về đất đai. Với trường hợp xây dựng mới hoặc sửa chữa nhà ở và công trình thì người dân phải thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép xây dựng theo quy định Luật Xây dựng, trừ những trường hợp được miễn giấy phép xây dựng. Sau khi hoàn thành nhà ở và công trình hoặc có các tài sản khác gắn liền với đất thì pháp luật không bắt buộc chủ sở hữu phải đăng ký và không bị vi phạm.

Tuy nhiên, pháp luật quy định việc thực hiện các quyền của người sử dụng, sở hữu tài sản như tặng cho, chuyển nhượng, thế chấp thì Đơn vị công chứng yêu cầu điều kiện nhà ở và công trình hoặc các tài sản khác gắn liền với đất phải được đăng ký vào giấy chứng nhận. Trong một số trường hợp chủ sở hữu chưa đăng ký nhà ở và công trình hoặc các tài sản khác gắn liền với đất thì Đơn vị công chứng từ chối công chứng giao dịch.

                                      Luật sư Trần Đức Phượng – Giám đốc Công ty Luật Hợp Việt

Công chứng giao dịch nhưng vẫn không sang tên được do không đăng ký nhà ở, công trình

Một số Đơn vị công chứng thực hiện việc công chứng đối với các hợp đồng dạng này bằng cách ghi chung chung tài sản gắn liền với đất (hông ghi rõ loại công trình, quy mô, số lượng, đặc điểm) để các bên ký kết giao dịch. Tuy nhiên, khi hồ sơ đăng bộ sang tên cho bên nhận chuyển nhượng bị Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai từ chối vì lý do việc công chứng đối với các giao dịch đối với nhà ở và công trình thuộc điều kiện để thực hiện quyền như quy định tại Khoản 1 Điều 118 Luật Nhà ở 2014: “Giao dịch về mua bán, cho thuê mua, tặng cho, đổi, thế chấp, góp vốn bằng nhà ở thì nhà ở phải có đủ điều kiện sau đây: a) Có Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này;”

Ngoài ra, nếu người nhận chuyển nhượng trót lọt đăng bộ sang tên được do việc kiểm tra của Chính quyền địa phương khôg được sâu sát, không đúng thực tế thì người nhận chuyển nhượng cũng không thể đăng ký nhà và công trình này trên giấy chứng nhận vì không có giấy phép xây dựng (cấp cho người nhận chuyển nhượng), hệ lụy sẽ phát sinh khi chính họ không thực hiện quyền chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp. Như vật, đối với nhà ở và công trình (thuộc diện phải xin phép xây dựng) thì chủ sở hữu cần hoàn công, đăng ký để sau này thuận tiện cho việc thực hiện quyền của mình.

Ảnh: internet

Công chứng giao dịch nhưng vẫn không sang tên được vì nhà ở, công trình sửa không phép

Trên thực tế, một số trường hợp xây dựng mới nhà ở và công trình, sau đó chủ sở hữu hoàn công và đăng ký tài sản vào giấy chứng nhận. Trong quá trình sử dụng có phát sinh việc sửa chữa, cải tạo để phục vụ đời sống. Tuy nhiên, đối khi việc sửa chữa, cải tạo này thuộc diện phải xin phép xây dựng nhưng người dân vẫn tiến hành làm và không đăng ký biến động trên giấy chứng nhận.

Sau đó, người dân thực hện các quyền như chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp và nộp hồ sơ sang tên tại Chi nhánh Văn phòng đất đai khi xác minh thực tế, Cơ quan này thấy thực trạng không đúng so với giấy chứng nhận đã cấp hoặc có tồn tại các quyết định xử phạt hành chính trong lĩnh vực xây dựng nhưng không tự nguyện thi hành. Do đó đã bị Cơ quan nhà nước từ chối thực hiện việc sang tên cho người nhận chuyển nhượng.

Đây là các trường hợp cần lưu ý, khi mua nhà phải kiểm tra về ranh giới đất trên thực địa từng điểm, kiểm tra so sánh công trình được công nhận trên giấy chứng nhận và thực tế để không gặp phải những trường hợp này.

Luật sư Trần Đức Phượng – Giám đốc Công ty Luật Hợp Việt


Hãy chia sẻ cho bạn bè qua: