Mảnh đất trù phú này xưa nay đã thu hút biết bao người đổ về sinh sống, cùng với tính cách phóng khoáng, thật thà của con người miền Nam đã khiến cho ẩm thực vừa giản dị vừa mang màu sắc văn hóa đa dạng. Dưới đây là những món ăn khiến người ta nhớ về cái Tết cổ truyền ở miền Nam. Những món ăn không thể thiếu trong ngày tết của người Sài Gòn Tết này, người Sài Gòn có thể tìm được hàng đặc sản vùng miền ở đâu? Vào những ngày giáp Tết, người miền Nam thường chuẩn bị một nồi thịt kho trứng thơm ngon để đãi khách. Thịt ba chỉ hoặc thịt đùi cắt khúc, nêm gia vị vừa ăn, nấu đến khi chín, cho trứng cút vào hầm chung với nước cốt dừa. Sự hòa quyện giữa vị béo ngậy của thịt, bùi bùi của trứng cùng vị thanh ngọt beo béo của nước dừa sẽ tạo nên một hương vị quyến rũ, nghe là thấy Tết ngay. Thịt kho nước dừa Củ kiệu tôm khô Khác với củ kiệu miền Trung được ăn cùng với bánh tét, người miền Nam lại ăn kèm củ kiệu với tôm khô như một món riêng. Bạn sẽ cảm nhận đầy đủ hương vị giòn, dai, ngọt, mặn hòa lẫn trong từng củ hành khi ăn chung với tôm khô. Hơn nữa, món ăn này nếu kết hợp với bánh tét sẽ là món chống ngán hữu hiệu trong những ngày Tết. Bánh tét Nếu như bánh tét miền Trung chỉ gồm nếp với đậu xanh thì bánh tét miền Nam lại có sự đa dạng về nguyên liệu và màu sắc hơn hẳn. Mỗi sự kết hợp về nguyên liệu và tạo hình, màu sắc đều cho ra những chiếc bánh thơm ngon, bắt mắt. Đó có thể là nếp với nhân gồm dừa nạo, đậu đen, lá cầm hay lá dứa… cùng với tạo hình hoa mai, chữ Thọ, chữ Phúc… vô cùng phong phú. Mỗi chiếc bánh chứa đựng ước nguyện về một năm mới đầy đủ và sung túc. Canh khổ qua nhồi thịt Theo quan niệm của người miền Nam, canh khổ qua thể hiện niềm mong ước về những điều khổ cực của năm cũ sẽ qua đi để đón tài lộc, may mắn trong năm mới. Tuy rằng có vị đắng nhưng món canh khổ qua nhồi thịt lại tốt cho sức khỏe, giúp giải nhiệt, giảm mỡ, chống ngán, đặc biệt phù hợp với thời tiết nắng nóng của miền Nam. Dưa giá Với cách chế biến đơn giản, giá đỗ trộn với hành lá, rau hẹ, hành tím, cà rốt cùng giấm, đường, bạn đã có ngay món dưa giá ngon đúng điệu. Dưa giá ăn cùng với cơm, thịt kho nước dừa hoặc cuốn bánh tráng sẽ giúp bữa ăn ngày Tết thêm ấm cúng và thú vị. Lạp xưởng Ở miền Nam có nhiều loại lạp xưởng như thịt tươi, thịt khô, thịt nạc, tôm, cá… Chúng ta có thể luộc, chiên hoặc nướng lạp xưởng để ăn. Tuy nhiên, người Nam Bộ thường chiên lạp xưởng bằng nước (không dùng dầu) bởi cách này giúp cho món ăn vừa ngon vừa an toàn cho sức khỏe. Ngoài việc có mặt trong những bữa cơm, lạp xưởng còn là thức quà giản dị mà bà con hay tặng người thân, người quen trong dịp Tết. Không chỉ riêng Sài Gòn là mảnh đất mà người người tứ phương đổ về sinh sống, các tỉnh thành khác cũng là nơi an cư lạc nghiệp của không ít người dân miền Bắc, miền Trung đi vào. Sự giao thoa văn hóa ấy cộng hưởng với chất liệu mộc mạc, phóng khoáng của đất và người miền Nam đã tạo nên một màu sắc ẩm thực giản dị, tinh tế và đa dạng. Theo Yan