Xúc động mẹ già nhặt ve chai kiếm ngày 30 nghìn chạy thận cho con gái


Những giọt nước mắt liên tiếp rơi xuống, nhưng bà Gái buộc phải mạnh mẽ để con có nơi nương tựa. Nhiều lúc mệt mỏi, người mẹ ngồi khóc rấm rứt, nhưng khi chị Hà đi ra, bà lại cười tươi rói.

Người đàn bà lạ kỳ trên đường phố Sài Gòn

Người đàn bà hơn 20 năm làm nghề đập tivi để nuôi con bị bệnh

Gánh tàu hũ gieo giấc mơ đại học của người mẹ đơn thân Sài Gòn

Đều đặn thứ 2, 4, 6 mỗi tuần, người ta lại thấy hình ảnh một người mẹ tóc đã hoa râm, mang chiếc ba lô rách dịu dàng dìu con gái yếu ớt đi từng bước. Chốc chốc người mẹ dừng lại cho con ngồi lên chiếc ghế nhỏ, thở hắt, rồi tiếp tục bước tập tễnh trên đường.

Gần 10 năm nay, mặc mưa, nắng, người mẹ ấy vẫn đi bên con chống chọi với căn bệnh suy thận giai đoạn cuối. Khi những tiếng tít… tít… ở khoa lọc thận vang lên, con gái của bà đang gồng mình với đau đớn trong Khoa Thận nhân tạo, thì người mẹ tranh thủ đi vòng quanh phía ngoài để nhặt ve chai kiếm tiền cho các kỳ lọc máu tiếp theo.

8h sáng, chiếc xe buýt số 91 dừng lại, bà Trần Thị Gái (63 tuổi, ngụ Bình Dương) vội vàng dìu con gái - chị Lê Thị Thu Hà (41 tuổi) xuống xe. Bà nhanh tay lấy một chiếc ghế nhỏ cho con ngồi xuống, rồi chạy thật nhanh vào BV Chợ Rẫy TP.HCM mượn chiếc xe lăn để đẩy chị Hà vào Khoa Thận.

8h sáng, chiếc xe buýt số 91 dừng lại, bà Trần Thị Gái (63 tuổi, ngụ Bình Dương) vội vàng dìu con gái – chị Lê Thị Thu Hà (41 tuổi) xuống xe. Bà nhanh tay lấy một chiếc ghế nhỏ cho con ngồi xuống, rồi chạy thật nhanh vào BV Chợ Rẫy TP.HCM mượn chiếc xe lăn để đẩy chị Hà vào Khoa Thận.

Năm 18 tuổi, chị Hà bị bệnh tiểu đường, đến năm 33 tuổi bị suy thận nặng, thường xuyên nôn ra máu. 8 năm nay cuộc sống của chị gắn liền với chiếc máy lọc thận của BV Chợ Rẫy. Biến chứng tiểu đường kèm theo suy thận khiến cơ thể chị ngày càng suy nhược, teo tóp như một đứa trẻ.

Năm 18 tuổi, chị Hà bị bệnh tiểu đường, đến năm 33 tuổi bị suy thận nặng, thường xuyên nôn ra máu. 8 năm nay cuộc sống của chị gắn liền với chiếc máy lọc thận của BV Chợ Rẫy. Biến chứng tiểu đường kèm theo suy thận khiến cơ thể chị ngày càng suy nhược, teo tóp như một đứa trẻ.

Theo bác sĩ Nguyễn Minh Tuấn - Trưởng Khoa Thận nhân tạo, chị Hà bị suy thận giai đoạn cuối, kèm theo đó là bệnh tiểu đường lâu năm nên bị biến chứng, nên việc lọc thận rất khó khăn. Các mạch máu ở tay không thể sử dụng được, mà phải đặt ống cố định bên trong tĩnh mạch cổ.

Theo bác sĩ Nguyễn Minh Tuấn – Trưởng Khoa Thận nhân tạo, chị Hà bị suy thận giai đoạn cuối, kèm theo đó là bệnh tiểu đường lâu năm nên bị biến chứng, nên việc lọc thận rất khó khăn. Các mạch máu ở tay không thể sử dụng được, mà phải đặt ống cố định bên trong tĩnh mạch cổ.

Ngay lúc chị Hà chán nản, muốn từ bỏ cuộc đời thì người mẹ già động viên, dìu con bước tiếp. Bỏ công việc với mức lương ổn định, bà Gái chuyển sang "nghề" nhặt ve chai để tiện chăm sóc cho con, đồng hành cùng con chiến đấu với bệnh tật

Ngay lúc chị Hà chán nản, muốn từ bỏ cuộc đời thì người mẹ già động viên, dìu con bước tiếp. Bỏ công việc với mức lương ổn định, bà Gái chuyển sang “nghề” nhặt ve chai để tiện chăm sóc cho con, đồng hành cùng con chiến đấu với bệnh tật

Trừ hết mọi chi phí hỗ trợ, mỗi tháng bà Gái phải đóng thêm 4 triệu để lọc thận cho con. Khi tiền tích góp cạn kiệt, có căn nhà nhỏ che mưa che nắng, bà Gái cũng đã bán đi để giành sự sống cho chị Hà. Hiện tại, bà và con gái trôi nổi đến tận tỉnh Bình Dương, hằng ngày người mẹ đi nhặt ve chai để sinh sống và có tiền chữa bệnh cho con.

Trừ hết mọi chi phí hỗ trợ, mỗi tháng bà Gái phải đóng thêm 4 triệu để lọc thận cho con. Khi tiền tích góp cạn kiệt, có căn nhà nhỏ che mưa che nắng, bà Gái cũng đã bán đi để giành sự sống cho chị Hà. Hiện tại, bà và con gái trôi nổi đến tận tỉnh Bình Dương, hằng ngày người mẹ đi nhặt ve chai để sinh sống và có tiền chữa bệnh cho con.

Đến ngày chạy thận, 3h sáng bà Gái thức dậy, chuẩn bị cơm nước rồi 2 mẹ con vượt hơn 50 km, qua 2 chuyến xe buýt để đến BV Chợ Rẫy. Khi chị Hà lọc máu, cũng là lúc bà Gái đi khắp nơi nhặt ve chai.

Đến ngày chạy thận, 3h sáng bà Gái thức dậy, chuẩn bị cơm nước rồi 2 mẹ con vượt hơn 50 km, qua 2 chuyến xe buýt để đến BV Chợ Rẫy. Khi chị Hà lọc máu, cũng là lúc bà Gái đi khắp nơi nhặt ve chai.

Bà tâm sự: "Ở Bình Dương nhiều người nhặt ve chai lắm. Một ngày nếu Hà khỏe, tôi nhặt cả ngày thì được 30.000 đồng, còn khi con mệt phải ở nhà chăm sóc thì kiếm hơn 10.000 đồng thôi". Vỏ lon, ly nhựa,… những thứ người ta xem như đồ thừa, thì với bà là một hy vọng để con được sống.

Bà tâm sự: “Ở Bình Dương nhiều người nhặt ve chai lắm. Một ngày nếu Hà khỏe, tôi nhặt cả ngày thì được 30.000 đồng, còn khi con mệt phải ở nhà chăm sóc thì kiếm hơn 10.000 đồng thôi”. Vỏ lon, ly nhựa,… những thứ người ta xem như đồ thừa, thì với bà là một hy vọng để con được sống.

Bà không ngần ngại những cái nhìn của người đời. Mắt bà sáng lên khi thấy ly nhựa người ta vứt xuống đường. Bà đang cần nó, con gái yêu quý của bà đang cần nó.

Bà không ngần ngại những cái nhìn của người đời. Mắt bà sáng lên khi thấy ly nhựa người ta vứt xuống đường. Bà đang cần nó, con gái yêu quý của bà đang cần nó.

Lúc nhỏ, bà Gái đã sống cơ cực, lớn lên có chồng nhưng cơ cực vẫn đeo bám. Số phận đưa đẩy mà kết duyên với người đàn ông nghiện ngập. Khi 3 đứa con còn nhỏ dại, ông bỏ bà đi theo làn khói trắng. Cách đây vài tháng, ông cũng đã chết vì ma túy. Nhìn những lon nước ngọt nằm vương vãi, bà Gái rơi nước mắt: "Sao nó giống mẹ con tôi quá, cứ lăn lóc với cuộc đời".

Lúc nhỏ, bà Gái đã sống cơ cực, lớn lên có chồng nhưng cơ cực vẫn đeo bám. Số phận đưa đẩy mà kết duyên với người đàn ông nghiện ngập. Khi 3 đứa con còn nhỏ dại, ông bỏ bà đi theo làn khói trắng. Cách đây vài tháng, ông cũng đã chết vì ma túy. Nhìn những lon nước ngọt nằm vương vãi, bà Gái rơi nước mắt: “Sao nó giống mẹ con tôi quá, cứ lăn lóc với cuộc đời”.

Những giọt nước mắt liên tiếp rơi xuống, nhưng bà buộc phải mạnh mẽ để con gái có nơi nương tựa. Nhiều lúc quá mệt mỏi, người mẹ ngồi khóc rấm rứt, nhưng khi con gái bước ra, bà lại nở nụ cười tươi rói.

Những giọt nước mắt liên tiếp rơi xuống, nhưng bà buộc phải mạnh mẽ để con gái có nơi nương tựa. Nhiều lúc quá mệt mỏi, người mẹ ngồi khóc rấm rứt, nhưng khi con gái bước ra, bà lại nở nụ cười tươi rói.

"Cực khổ không sợ, chỉ lo một ngày tôi mất đi thì con gái biết sống thế nào...", người mẹ tâm sự.

“Cực khổ không sợ, chỉ lo một ngày tôi mất đi thì con gái biết sống thế nào…”, người mẹ tâm sự.

Tuy không cho con được những điều tốt nhất, nhưng bà luôn làm những điều tốt nhất cho con.

Tuy không cho con được những điều tốt nhất, nhưng bà luôn làm những điều tốt nhất cho con.

Khi bóng chiều đổ xuống cũng là lúc chị Hà chạy thận xong, người mẹ quay về BV đón con. Hôm nay, bà Gái "trúng mánh" vì ngoài những gói ve chai nhặt được, người chăm sóc bệnh nhân trong BV cũng để dành vỏ lon, chai nước suối tặng bà.

Khi bóng chiều đổ xuống cũng là lúc chị Hà chạy thận xong, người mẹ quay về BV đón con. Hôm nay, bà Gái “trúng mánh” vì ngoài những gói ve chai nhặt được, người chăm sóc bệnh nhân trong BV cũng để dành vỏ lon, chai nước suối tặng bà.

Trên đường ra trạm xe buýt, bà Gái luôn động viên con cố gắng ngồi vững. Chị Hà nghe mẹ nói thì quay lại cười: "Con mạnh lắm, mẹ yên tâm, hôm nay mẹ nhặt được nhiều vậy mẹ".

Trên đường ra trạm xe buýt, bà Gái luôn động viên con cố gắng ngồi vững. Chị Hà nghe mẹ nói thì quay lại cười: “Con mạnh lắm, mẹ yên tâm, hôm nay mẹ nhặt được nhiều vậy mẹ”.

Có lẽ, cuộc đời bà Gái chỉ được nghỉ ngơi trên những chuyến xe từ nhà đến BV. Đó là thời gian bà tạm quên đi gánh nặng mưu sinh.

Có lẽ, cuộc đời bà Gái chỉ được nghỉ ngơi trên những chuyến xe từ nhà đến BV. Đó là thời gian bà tạm quên đi gánh nặng mưu sinh.

Ngày qua ngày, gánh nặng cơm, áo, gạo, tiền luôn đè nặng lên đôi vai ngày càng già nua, gầy rộc, nhưng bà Gái luôn tin phía cuối con đường vẫn còn có những hy vọng mới, những tia sáng yên vui.

Ngày qua ngày, gánh nặng cơm, áo, gạo, tiền luôn đè nặng lên đôi vai ngày càng già nua, gầy rộc, nhưng bà Gái luôn tin phía cuối con đường vẫn còn có những hy vọng mới, những tia sáng yên vui.

Bài: Phạm An – Ảnh: Hoàng Việt – Theo soha.vn (Trí Thức Trẻ)


Hãy chia sẻ cho bạn bè qua: