Người dân Sài Gòn gặt lúa


Chỉ cách trung tâm TP HCM qua bờ sông Sài Gòn, bán đảo Thanh Đa lại như miền quê với những cánh đồng lúa chín vàng đang vào mùa gặt.

Đi Sài Gòn gặt lúa mướn

Sài Gòn đêm và những mảnh đời

Cách trung tâm thành phố qua bờ sông Sài Gòn, tại bán đảo Thanh Đa (phường 28, quận Bình Thạnh, TP HCM) vẫn còn những cánh đồng rộng. Khu vực này hiện thuộc dự án khu đô thị Bình Quới - Thanh Đa nhưng đã bị "treo" 25 năm. Vì thế nên người dân tận dụng đất trống để trồng lúa.

Cách trung tâm thành phố qua bờ sông Sài Gòn, tại bán đảo Thanh Đa (phường 28, quận Bình Thạnh, TP HCM) vẫn còn những cánh đồng rộng. Khu vực này hiện thuộc dự án khu đô thị Bình Quới – Thanh Đa nhưng đã bị “treo” 25 năm. Vì thế nên người dân tận dụng đất trống để trồng lúa.

Những ngày đầu tháng chín, lúa chín vàng. Tại cánh đồng của bà Huỳnh Thị Được (52 tuổi), suốt một tuần lễ nay, hai vợ chồng bà đi từ sáng sớm gặt lúa cho khỏi nắng.

Những ngày đầu tháng chín, lúa chín vàng. Tại cánh đồng của bà Huỳnh Thị Được (52 tuổi), suốt một tuần lễ nay, hai vợ chồng bà đi từ sáng sớm gặt lúa cho khỏi nắng.

"Nhà tôi có ba công ruộng. Đất ở đây trước kia khá tốt có thể trồng ít nhất hai vụ trong năm. Nhưng từ khi dính quy hoạch thì hoang hóa nên ít người cày bừa trồng lúa. Hai vợ chồng giờ cố gắng mỗi năm trồng hai vụ, chủ yếu để nhà có gạo ăn", bà Được chia sẻ.

“Nhà tôi có ba công ruộng. Đất ở đây trước kia khá tốt có thể trồng ít nhất hai vụ trong năm. Nhưng từ khi dính quy hoạch thì hoang hóa nên ít người cày bừa trồng lúa. Hai vợ chồng giờ cố gắng mỗi năm trồng hai vụ, chủ yếu để nhà có gạo ăn”, bà Được chia sẻ.

Do trồng ít nên nhà bà Được không đầu tư máy gặt đập, máy tuốc... Việc gặt lúa đều làm thủ công.

Do trồng ít nên nhà bà Được không đầu tư máy gặt đập, máy tuốc… Việc gặt lúa đều làm thủ công.

Hớp ngụm nước, ông Nguyễn Văn Phước (54 tuổi, chồng bà Được) tâm sự: "Thu hoạch lúa mất nhiều sức lắm, chủ yếu là tôi gặt vì bà xã bị bệnh nên không làm nhiều được. Con cái đi làm hết cũng đâu phụ được. Trước kia chưa có bờ đê, lúa hay bị thối mỗi khi triều cường. Rồi thì sâu bệnh, chim ăn nên thu về chẳng được bao nhiêu".

Hớp ngụm nước, ông Nguyễn Văn Phước (54 tuổi, chồng bà Được) tâm sự: “Thu hoạch lúa mất nhiều sức lắm, chủ yếu là tôi gặt vì bà xã bị bệnh nên không làm nhiều được. Con cái đi làm hết cũng đâu phụ được. Trước kia chưa có bờ đê, lúa hay bị thối mỗi khi triều cường. Rồi thì sâu bệnh, chim ăn nên thu về chẳng được bao nhiêu”.

Mỗi đợt lúa chín, hai vợ chồng ông mất khoảng một tuần để gặt hết ba công ruộng, thu về được gần một tấn thóc.

Mỗi đợt lúa chín, hai vợ chồng ông mất khoảng một tuần để gặt hết ba công ruộng, thu về được gần một tấn thóc.

Mỗi ngày, hai vợ chồng làm từ sáng đến chiều, thành quả là hai bao thóc. "Càng gặt nhanh càng tốt để tránh trời mưa. Ngoài ra khi lúa chín, chỉ một ngày không gặt là chim ăn nhiều lắm ", nông dân 54 tuổi nói.

Mỗi ngày, hai vợ chồng làm từ sáng đến chiều, thành quả là hai bao thóc. “Càng gặt nhanh càng tốt để tránh trời mưa. Ngoài ra khi lúa chín, chỉ một ngày không gặt là chim ăn nhiều lắm “, nông dân 54 tuổi nói.

Số thóc nhà ông Phước sau khi được phơi khô, ngoài để gia đình ăn thì chủ yếu bán cho người dân trong khu vực với giá chưa đến 10.000 đồng một ký. Sau khi thu hoạch xong, hai vợ chồng dự tính tiếp tục gieo thêm đợt nữa và gặt vào dịp Tết.

Số thóc nhà ông Phước sau khi được phơi khô, ngoài để gia đình ăn thì chủ yếu bán cho người dân trong khu vực với giá chưa đến 10.000 đồng một ký. Sau khi thu hoạch xong, hai vợ chồng dự tính tiếp tục gieo thêm đợt nữa và gặt vào dịp Tết.

Ở những cánh đồng khác, việc thu hoạch đã xong hết từ cuối tháng tám. Những bó rơm được người nông dân gom lại và phơi khô ngay trên bờ ruộng.

Ở những cánh đồng khác, việc thu hoạch đã xong hết từ cuối tháng tám. Những bó rơm được người nông dân gom lại và phơi khô ngay trên bờ ruộng.

"Bà con chủ yếu trồng lúa cho đỡ bỏ phí đất nên không đầu tư nhiều, phải đốt rơm để lấy tro bón lúa. Ruộng cũng không cày xới, cứ thế mà gieo trồng thôi. Giờ ở Thanh Đa đất đai còn nhiều nhưng chủ yếu là bỏ không hoặc cho thuê làm nơi câu cá, chăn bò... ", anh Thành (35 tuổi) nói.

“Bà con chủ yếu trồng lúa cho đỡ bỏ phí đất nên không đầu tư nhiều, phải đốt rơm để lấy tro bón lúa. Ruộng cũng không cày xới, cứ thế mà gieo trồng thôi. Giờ ở Thanh Đa đất đai còn nhiều nhưng chủ yếu là bỏ không hoặc cho thuê làm nơi câu cá, chăn bò… “, anh Thành (35 tuổi) nói.

Bán đảo Thanh Đa vẫn như một miền quê. "Nhà tôi giờ có 4.000 m2 đất, so với nhiều người ở đây là còn ít. Với số đất đó mà không vướng quy hoạch treo, lại ở ngay trung tâm thì tôi đã là đại gia rồi. Nhưng giờ tôi chỉ biết trồng lúa, nhà thì không được cấp phép xây thêm cho con cái có chỗ ở. Cũng như tôi, bà con trong đây chỉ mong dự án sớm được triển khai để có tiền đền bù xây nhà mới", ông Phước bộc bạch.

Bán đảo Thanh Đa vẫn như một miền quê. “Nhà tôi giờ có 4.000 m2 đất, so với nhiều người ở đây là còn ít. Với số đất đó mà không vướng quy hoạch treo, lại ở ngay trung tâm thì tôi đã là đại gia rồi. Nhưng giờ tôi chỉ biết trồng lúa, nhà thì không được cấp phép xây thêm cho con cái có chỗ ở. Cũng như tôi, bà con trong đây chỉ mong dự án sớm được triển khai để có tiền đền bù xây nhà mới”, ông Phước bộc bạch.

Theo Tiền Phong


Hãy chia sẻ cho bạn bè qua: