Được đầu tư hàng tỷ đồng với mái che tản nhiệt nhưng hàng loạt cây cầu bộ hành ở Sài Gòn lại không có người sử dụng, ngày càng xuống cấp trầm trọng, trở thành nơi chứa rác, xú uế không khác gì những cây cầu “ma”. Cây cầu biểu tượng của Sài Gòn nhìn từ trên cao Những cây cầu “huyết mạch” đã xuống cấp nghiêm trọng ở Sài Gòn Tuyến đường Phạm Văn Đồng nối liền quận Thủ Đức –Bình Thạnh – Gò Vấp, TPHCM là tuyến đầu tiên được áp dụng xây cầu bộ hành ngay sau khi hoàn thành đường để phục vụ người dân xung quanh. Tổng cộng có 5 cây cầu vượt bộ hành được xây dựng kiên cố, có mái che tản nhiệt, hai bên trồng hoa với khung cảnh đẹp, sát các khu dân cư, nhà cao tầng… nhưng hầu như không có người sử dụng. Không chỉ vắng người đi, hàng loạt cầu bộ hành trên đường Phạm Văn Đồng còn trở thành nơi chứa rác khi nhiều loại rác thải án ngữ trên cầu thang, mặt cầu, thậm chí tấp thành đống nhưng không có người dọn. Những cây cầu bộ hành này dường như bị “bỏ rơi” khiến nhiều nơi bị nước mưa ứ đọng mọc rêu xanh án ngữ lối đi, mùi xú uế bốc lên nồng nặc. Nhiều cây cầu lâu ngày đã xuống cấp nặng nhưng không được sửa chữa, phần trần trang trí bằng các thanh sắt đã bị sập sệ có thể rơi xuống đầu người dân, nhiều đoạn “biến mất” từ khi nào không hay. Những dải hoa hai bên thành cầu lâu ngày không được chăm sóc cũng chết dần. Bên dưới, gầm cầu thang trở thành nơi chứa rác, vật liệu xây dựng của người dân ở gần đó… Dù hai bên đường Phạm Văn Đồng đoạn qua quận Bình Thạnh, Gò Vấp, nhà dân mọc san sát nhau, một số trạm xe buýt cũng được bố trí gần cầu bộ hành nhưng hầu như không có người sử dụng cầu. Theo các chuyên gia giao thông, việc những cây cầu bộ hành không phát huy được tác dụng là do việc xây dựng không đúng vị trí, những nơi cần thì chưa có còn nơi có thì không có người dùng. Ngoài ra, nhiều cây cầu bộ hành có độ dốc rất cao, không phù hợp cho người cao tuổi, người bệnh, người khuyết tật cũng không thể sử dụng. Theotienphong