Tụi nhỏ rước đèn Trung thu ở “xóm không đèn” và những ước mơ tuổi thơ giản dị


Có lẽ ít người biết, bên cạnh những toà cao ốc, khu chung cư hiện đại bậc nhất của Quận 2 (TP.HCM) lại tồn tại xóm nhỏ không đèn. Nhưng cho dù cuộc sống có khó khăn nhưng Tết Đoàn viên ở đây vẫn rất ấm áp và nhiều tiếng cười.

Mâm cỗ Trung thu chuẩn thuần Việt do Nhà nghiên cứu Trịnh Bách thực hiện

Trương Ngọc Ánh, Đoan Trang, Phan Anh vui Trung thu sớm cùng các em nhỏ có hoàn cảnh đặc biệt

Đối với các em nhỏ Trung thu luôn có vị trí đặc biệt, được các em coi là ngày lễ lớn nhất trong cả năm. Trong suy nghĩ của các em, Trung thu còn lớn hơn cả bao lì xì của Tết Nguyên Đán và lớn hơn cả 3 tháng không học của kì nghỉ hè.

Nhiều nơi, các em được rước đèn, được xem múa lân thậm chí còn tự tổ chức làm đầu lân để hoà chung không khí của Tết Trung thu. Ở Sài Gòn, có lẽ các em ở “xóm không đèn” chẳng có điều kiện để có một đầu lân, hay một cái trống, đến việc được xem múa lân với các em cũng là điều gì đó quá xa xỉ.

Nhưng không phải vì vậy mà Trung thu của các em thiếu đi nụ cười, không những vậy mà các em còn đón Trung thu theo cách riêng của mình.

Em Kha - 5 tuổi, cầm lồng đèn đi khắp xóm để rủ rê.

Em Kha – 5 tuổi, cầm lồng đèn đi khắp xóm để rủ rê.

Sau 6 giờ tối, những đứa trẻ “xóm không đèn” tung tăng lồng đèn được tặng từ các chương trình từ thiện Trung thu cách đó mấy ngày đi từng nhà để rủ rê “đồng bọn” đi rước đèn. Do tách biệt với cuộc sống bên ngoài, nên từ trước tới nay các em chỉ đón Trung thu với bạn bè xung quanh khu trọ.

Em Lê Nguyễn Công Danh - 8 tuổi, vừa đi học về nhà là lật đật lôi lồng đèn, đèn cầy để chuẩn bị.

Em Lê Nguyễn Công Danh – 8 tuổi, vừa đi học về nhà là lật đật lôi lồng đèn, đèn cầy để chuẩn bị.

Do ba mẹ đa phần dưới miền Tây làm công nhân xây dựng từ các công trường xung quanh, do đó nên các em theo bố mẹ, ở nơi đất khách quê người nhiều khi các em lại nhớ về những mùa Trung thu quê nhà.

3_490846

Cô em gái Lê Nguyễn Quỳnh Như - 5 tuổi cũng tham gia chuẩn bị lồng đèn cùng anh trai.

Cô em gái Lê Nguyễn Quỳnh Như – 5 tuổi cũng tham gia chuẩn bị lồng đèn cùng anh trai.

Dù nhịn ăn hơn tháng trời để mua lồng đèn điện tử nhiều màu sắc và âm nhạc, thế nhưng 2 em lại chọn lồng đèn giấy, vì các em thích nhìn ánh lửa phát sáng trong đêm.

Chiếc lồng đèn điện tử chạy cất trong xó.

Chiếc lồng đèn điện tử chạy cất trong xó.

Sau phần chuẩn bị, em Danh mang lồng đèn của mình và của em gái đi gõ cửa từng nhà để kêu gọi.

Em Danh khoe 2 lồng đèn vừa được tặng.

Em Danh khoe 2 lồng đèn vừa được tặng.

Tui nho ruoc den Trung thu o 'xom khong den' va nhung uoc mo tuoi tho gian di - Anh 7

Như đã chuẩn bị từ trước, các em từ các nhà xung quanh hễ thấy Danh đi ngang qua là vội xách lồng đèn ra để "nhập bọn".

Như đã chuẩn bị từ trước, các em từ các nhà xung quanh hễ thấy Danh đi ngang qua là vội xách lồng đèn ra để “nhập bọn”.

Có những bé còn nhỏ và nhút nhát nên phải nhờ đến sự giúp đỡ của mẹ để tham gia đoàn rước đèn của xóm.

Có những bé còn nhỏ và nhút nhát nên phải nhờ đến sự giúp đỡ của mẹ để tham gia đoàn rước đèn của xóm.

Không bé nào thuộc bài hát "Rước đèn tháng 8", thay vào đó những giai điệu "...tết Trung thu rước đèn đi chơi, em rước đèn đi khắp phố phường..." vang lên từ những chiếc lồng đèn điện tử.

Không bé nào thuộc bài hát “Rước đèn tháng 8”, thay vào đó những giai điệu “…tết Trung thu rước đèn đi chơi, em rước đèn đi khắp phố phường…” vang lên từ những chiếc lồng đèn điện tử.

Sau khi đã đủ sĩ số, các bé rồng rắn bước từ cuối xóm ra để bắt đầu "hành trình rước đèn" đón Trung thu.

Sau khi đã đủ sĩ số, các bé rồng rắn bước từ cuối xóm ra để bắt đầu “hành trình rước đèn” đón Trung thu.

Tui nho ruoc den Trung thu o 'xom khong den' va nhung uoc mo tuoi tho gian di - Anh 12

Tui nho ruoc den Trung thu o 'xom khong den' va nhung uoc mo tuoi tho gian di - Anh 13

Tui nho ruoc den Trung thu o 'xom khong den' va nhung uoc mo tuoi tho gian di - Anh 14

Tui nho ruoc den Trung thu o 'xom khong den' va nhung uoc mo tuoi tho gian di - Anh 15

Tui nho ruoc den Trung thu o 'xom khong den' va nhung uoc mo tuoi tho gian di - Anh 16

Giờ chập choạng tối cũng là lúc các công nhân đi về từ các công trường xây dựng xung quanh. Từ trong xóm ra, chỉ có duy nhất một cây cầu gỗ để đi ra bên ngoài, xung quanh là nước, thế nên mỗi lần có xe đi qua, các bé tự động nép vào một bên để xe qua.

Giờ chập choạng tối cũng là lúc các công nhân đi về từ các công trường xây dựng xung quanh. Từ trong xóm ra, chỉ có duy nhất một cây cầu gỗ để đi ra bên ngoài, xung quanh là nước, thế nên mỗi lần có xe đi qua, các bé tự động nép vào một bên để xe qua.

Tui nho ruoc den Trung thu o 'xom khong den' va nhung uoc mo tuoi tho gian di - Anh 18

Tui nho ruoc den Trung thu o 'xom khong den' va nhung uoc mo tuoi tho gian di - Anh 19

Trong mắt các em, được đón Trung thu, được cầm đèn đi khắp xóm đã là một hạnh phúc, các em không màng thế giới bên ngoài đủ ánh đèn kia có vui bằng lúc này không.

Trong mắt các em, được đón Trung thu, được cầm đèn đi khắp xóm đã là một hạnh phúc, các em không màng thế giới bên ngoài đủ ánh đèn kia có vui bằng lúc này không.

Tui nho ruoc den Trung thu o 'xom khong den' va nhung uoc mo tuoi tho gian di - Anh 21

Một lúc sau lại có các bé khác nhập băng rước đèn, kì này được mẹ dẫn ra tận nơi.

Một lúc sau lại có các bé khác nhập băng rước đèn, kì này được mẹ dẫn ra tận nơi.

Tui nho ruoc den Trung thu o 'xom khong den' va nhung uoc mo tuoi tho gian di - Anh 23

Tui nho ruoc den Trung thu o 'xom khong den' va nhung uoc mo tuoi tho gian di - Anh 24

Tui nho ruoc den Trung thu o 'xom khong den' va nhung uoc mo tuoi tho gian di - Anh 25

Dù cho no ấm hay đủ đầy. dù cho nghèo tủi hay thiếu thốn. với các em Trung thu vẫn là để mơ mộng, để cười và để hạnh phúc. Trẻ em bao giờ cũng vậy, đơn giản và hồn nhiên, để lòng người lớn cũng như được "trở về tuổi thơ".

Dù cho no ấm hay đủ đầy. dù cho nghèo tủi hay thiếu thốn. với các em Trung thu vẫn là để mơ mộng, để cười và để hạnh phúc. Trẻ em bao giờ cũng vậy, đơn giản và hồn nhiên, để lòng người lớn cũng như được “trở về tuổi thơ”.

Theo Thế Giới Trẻ


Hãy chia sẻ cho bạn bè qua: