Nam Bộ luôn là một nỗi đam mê khám phá của bất cứ ai. Ở nơi đó thiên nhiên ưu đãi tạo ra nhiều sông rạch. Những dòng sông mỗi năm đổ phù sa về tạo nên những vườn cây ăn trái, những cù lao giữa những nhánh sông và biết bao nhiêu điều lạ. Người trẻ Sài Gòn tìm bình yên ở rừng tràm Trà Sư Mới phát hiện ra quán Trà sữa view sân thượng cực xinh lung linh. Giảm giá 50% khi mua món Golden Smoothie Một địa danh chỉ với những cây tràm cao vươn tầm lên để làm nơi trú ẩn cho những đàn chim về và bên dưới là một mảng xanh đẹp gợn lên trong lòng những giai điệu hân hoan, là đủ cho chuyến đi trở thành một cuộc hành trình chạm vào mênh mông xanh. Đó là rừng tràm Trà Sư. Bến đò. Cách biên giới Campuchia chỉ 10km, cách thị xã Châu Đốc chừng 30km, rừng tràm Trà Sư như tên gọi chỉ là một khu rừng tràm, nhưng sự mê hoặc của nơi này thật là kỳ ảo với con đường nước len trong rừng cây chỉ mỗi một màu xanh, và chỉ mỗi một màu xanh mê hoặc đủ làm nao lòng bất cứ một ai đã đến hay lần đầu chạm tới. Xe đưa bạn tới cổng rừng, tấm bảng chỉ cho bạn biết là đã tới vương quốc của cây tràm. Và có thể lần đầu tiên bạn nhìn thấy cây tràm gió, rồi hướng dẫn viên đi theo sẽ giới thiệu cho bạn biết đây là loài cây sống được ở nước phèn, giữ đất, lá dùng để nấu tinh dầu tràm. Tràm trổ bằng hạt, chúng lớn nhanh và chịu ngập trong nước, độ cao tối đa lên 8 mét, vỏ cây bóc ra từng lớp. Bông trắng ở ngọn cây dài 3-7cm, đầu cuối tiếp tục mang lá; đài và tràng nhỏ, nhị nhiều, trắng, dài 10-12mm. Quả nang nhỏ nằm trong đài. Cây tràm được dùng để làm cây chống và nhiều công dụng khác. Tuy nhiên, tại Trà Sư thì tràm lại là loại cây du lịch ngập trong mênh mông nước. Tổng diện tích của rừng tràm Trà Sư là 850ha, và bên trong đó không biết bao nhiêu con đường mang một màu xanh thẳm, và bạn chỉ được dự phần trong hơn một giờ đồng hồ len lỏi đó là đã đủ nhẹ tênh chuyện thế sự. Dọc đường có những hàng nước nhỏ bán đặc sản như tinh dầu tràm, mật ong, thổ cẩm, người bán hàng dễ thương, không chèo kéo khách. Sau đó thì tới bến thuyền để bắt đầu cuộc hành trình. Những chiếc thuyền làm bằng nhựa composit mà ở đây gọi là tắc ráng sơn màu xanh như cho phù hợp đất trời thiên nhiên, những cô lái thuyền nở nụ cười thân thiện, mặc áo bà ba màu xanh và nón lá. Mỗi chiếc chở từ 10-12 người, chạy máy bắt đầu len sâu vào cánh cửa rừng giống như dòng sông màu xanh bới bèo hoa dâu, bèo tây xếp kín cả mặt nước. Chiếc tắc ráng chạy chậm vào tận giữa rừng, có một chỗ dừng chân để sang một loại xuồng nhỏ chèo tay, mỗi thuyền chỉ chở 4 người. Và cuộc hành trình sẽ vô cùng thú vị. Cô gái chèo thuyền cứ đưa mái chèo làm vỡ từng mảng bèo hoa dâu, rồi chúng hợp lại. Trong thinh không ấy, bạn nghe cả tiếng lá tràm thì thào, những cây tràm nghiêng chụm đầu vào nhau. Không gian cứ thay đổi đến lạ, là những cây tràm cổ thụ nghiêng mình soi bóng nước, rồi những đầm sen, hoa súng hồn nhiên ngoi mình lên mặt nước. Thỉnh thoảng có những chú cá nao lòng nhảy vọt lên xem mặt khách nhàn du. Và nữa, noi dây là nơi trú ẩn của cơ man nào là loài chim. Một số loài chim nước sống quanh năm ở đây như cò, cồng cọc, dang sen, bìm bịp, le le… được bảo vệ, chúng đi bắt cá, có khi đậu trên những rễ cây, trên cành cây và cả trên một tán lá sen rộng. Bầy chim đôi khi tung cánh vì thấy bóng người, có con lại rỉa cánh và đưa mắt ngắm nhìn. Cuộc hành trình còn gặp một chiếc cầu bê-tông, du khách có thể lên đó chụp ảnh lưu niệm. Và đài quan sát nằm ngay trung tâm rừng. Ai sợ độ cao thì ở lại, ai tò mò thì leo lên đài cao 23,5 mét được xây dựng năm 2005. Có kính viễn vọng với tầm nhìn xa 25km. Thật thú vị khi nhìn cả khu rừng một màu xanh, những ngôi làng ẩn hiện, thấy núi Ông Két (Anh Vũ Sơn), núi Ông Cấm (Thiên Cấm Sơn), tượng Phật Di Lặc cao 33,6 m nằm trên ngọn núi Ông Cấm. Người lái tắc ráng đưa khách vào mênh mông xanh. Quanh rừng tràm, thấp thoáng xa xa còn có khá nhiều ngôi làng của đồng bào Khơ Me và Kinh sinh sống. Chỉ là một cuộc dạo chơi trong rừng tràm, để tay chạm vào những cánh bèo, chúng tan ra rồi hợp lại. Để nghe cô lái đò giới thiệu quê hương mình bằng giọng Nam Bộ, để tai nghe âm thanh của lá rơi, của tiếng con ong tìm mật, của chim ríu rít gọi bầy, và cả tiếng cá quẫy mình trong lớp bèo xanh ấy. Ta có cảm giác như lạc vào một xứ sở của những câu chuyện cổ tích, của mênh mông xanh. Theo cand