Ngày xưa, khi nhắc đến rạp chiếu phim, người Sài Gòn không khỏi tự hào “điểm danh” đã được đến những cụm rạp như: Đại Đồng, Gia Định, Đại Quang, Lệ Thanh. Rồi theo thời gian, những cái tên đó dần đi vào dĩ vãng… Nhưng theo thời cuộc, hầu hết những rạp chiếu phim kể trên đều oằn mình trước sự phát triển quá nhanh của phim ảnh, cũng như sự hiện đại từ các rạp phim mới như: chuỗi rạp Galaxy, BHD Star Cineplex,… kèm theo một loạt phòng chiếu phim tại các siêu thị, thậm chí quán cà phê cũng thành lập phòng chiếu phim riêng khiến các rạp chiếu phim này dần đi vào quên lãng. Tuy nhiên, dù thời cuộc thay đổi, nhưng các rạp ấy cũng có một thời vàng son, nơi mà không giới thượng lưu nào không đặt chân đến. Thâm chí xếp hàng dài để đợi suất chiếu. Cho đến ngày nay, khi nhắc đến rạp chiếu phim, dân Sài Gòn cũng mỉm cười kể rằng mình đã từng ít nhất một lần “sang chảnh” vào trong rạp, hoặc tủm tỉm khi nhớ về những lần… trốn vé. Có thể kể đến những cụm rạp sau đây, từng một thời là niềm tự hào của người Sài Gòn trong những năm 50: Rạp Cầu Bông (Đường Đinh Tiên Hoàng, quận 1) Ngày nay, những rạp chiếu phim phải chọn hoặc tự mình đổi mới, huy động vốn đầu tư, hoặc sẽ tự đào thải, đóng cửa. Như rạp Casino Đakao sau khi đổi tên thành rạp Cầu Bông (Q.1) thì hoạt động được một thời gian, nay lại là tụ điểm kinh doanh billiards, cà phê Rạp Cầu Bông trên đường Đinh Tiên Hoàng nay đã trở thành điểm tụ tập ồn ào, náo nhiệt. Rạp Hùng Vương (Đường Lê Hồng Phong, quận 10) Rạp Hùng Vương ở số 286 Lê Hồng Phong, quận 10, hiện nay là Hãng Phim Trẻ. Sau thời gian vắng bóng khách, rạp Hùng Vương nay đã trở thành “Hãng phim trẻ” hay còn gọi là “Trung tâm băng nhạc trẻ”, nơi sản xuất và phát hành rất nhiều các sản phẩm điện ảnh, âm nhạc, sân khấu,… Tuy nhiên cho đến nay, diện mạo của nơi này ngày càng xuống cấp do không được tu sửa. Rạp Thanh Vân (Đường Cách Mạng Tháng 8, quận 3) Hiện tại, đa số những rạp ngày xưa của Sài Gòn đều cho thuê mặt bằng kinh doanh để kiếm thêm kinh phí. Tuy nhiên, về mặt chiếu phim thì còn hạn chế, thường chiếu lại những phim cũ. Như rạp Thanh Vân một thời là nơi ưa chuộng của giới thượng lưu, nhưng hiện tại khá vắng khách. Rạp Thanh Vân thường rộn ràng vào mỗi dịp Tết, tuy nhiên ngày thường khá yên ắng. Hiện tại, rạp Thanh Vân là Nhà hát giao hưởng vũ kịch TP. HCM Hầu hết người đến đây là thành viên của nhà hát. Sau nhiều lần ngưng hoạt động, cho thuê mặt bằng, rạp Thanh Vân được nghệ sĩ Phước Sang thuê lại và chỉ chiếu phim do Phước Sang sản xuất. Hiện tại rạp Thanh Vân là Nhà hát giao hưởng vũ kịch thành phố nhưng khá vắng khách. Rạp Đại Đồng (Đường Nơ Trang Long, quận Bình Thạnh) Ông Phan Thành Đỗ (83 tuổi, ngụ Q. Bình Thạnh) cho biết: “Lúc xưa phải gia đình khá giả mới được đi xem phim tại Đại Đồng, cứ đến giờ chiếu, bọn thanh niên chúng tôi tìm đủ mọi cách để… xem lén, hoặc cùng ngồi phía trước để nghe tiếng phim. Một lần, khi chúng tôi đang trốn vé vào bị bắt lại, tưởng sẽ ăn đòn nhưng ông chủ không đánh mà còn mời vào trong ngồi ghế xem hẳn hoi. Thời đó, được ngồi rạp xem phim thấy oai lắm”. Năm 1954, ông Nguyễn Thiên (SN 1915) là người kinh doanh giày dép nhưng có máu nghệ sĩ đã thành lập nên chuỗi rạp hát, chiếu phim Đại Đồng. Rạp Đại Đồng (Q. Bình Thạnh) thời bấy giờ tuy nhỏ, thường chiếu phim cũ nhưng nhờ việc có chọn lọc và giá vé phải chăng nên rất được ưa chuộng. Người Sài Gòn một thời khi nhắc đến xem phim là nghĩ ngay đến Đại Đồng. Rạp Đại Đồng ngày nay khá cũ kỹ, bên trong nhiều đồ vật đã hư hỏng nặng, thậm chí gần như hoang phế. Thời vàng son, nhiều người dân đã từng ước mơ một lần được vào rạp Đại Đồng xem phim. Hiện tại, rạp đã xuống cấp khá nghiêm trọng, còn rất ít người vào ra. Dòng chữ Cinema máy lạnh, niềm hãnh diện của rạp Đại Đồng bị thời gian làm phai mờ. Hiện tại, Đại Đồng chuyển thành nơi diễn kịch của sân khấu kịch Sài Gòn, tuy nhiên đa phần họ vào đây để tập, về hoạt động rất ít người tham gia vì Đại Đồng ngày nay dường như không còn hoạt động, ẩm mốc và cũ nát, ít người ra vào. Nhìn Đại Đồng ngày nào là niềm tự hào một thời của người Sài Gòn, ông Đỗ thở dài: “Cũng là dòng chảy thời gian mà thôi”. Rạp Lệ Thanh (Đường Trần Hưng Đạo, quận 5) Rạp Lệ Thanh nói chung là rạp chiếu phim khá sang trọng, đây cũng là nơi đầu tiên đưa phim tình cảm Đài Loan vào Sài Gòn. Bà Phan Kim Tú (82 tuổi) cho biết: “Nhắc đến Lệ Thanh là nhắc đến những bộ phim diễm tình đầy nước mắt. Trước đây đọc tiểu thuyết đã thích rồi, xem phim Lệ Thanh lại càng thích hơn”. Giờ đây rạp Lệ Thanh A là nơi diễn ra nhiều hoạt động nghệ thuật của thành phố. Ngoài ra, nơi đây cũng được dùng làm nơi tập luyện và biểu diễn định kỳ của nhóm múa Arabesque. Ngoài ra, rạp Lệ Thanh A là nơi các bạn trẻ đến để tập dượt, hoạt động nghệ thuật. Nó gần như trở thành Trung tâm năng khiếu múa Lệ Thanh, đoàn kịch TPHCM, câu lạc bộ khiêu vũ,… hiện được dùng làm nơi tập luyện và biểu diễn định kỳ của nhóm múa Arabesque. Rạp Lệ Thanh B cũng không khá khẩm hơn khi nằm nép mình trên con đường ở Q.5, từ lâu đã không sử dụng cho việc biểu diễn hay chiếu phim. Theo thời gian, để có thể đứng vững trước thời đại rạp chiếu phim mọc lên như nấm, nhiều rạp trước đây phải nhượng quyền quản lý hoặc thay đổi tên để phù hợp hơn với thời cuộc. Rạp Thủ Đô (Đường Châu Văn Liêm, quận 5) Sau thập kỷ 1950 bước qua những năm đầu 1960, ngành sân khấu cải lương mới phát triển rầm rộ, những rạp hát được xây dựng mới hay sửa chữa lại dành cho bộ môn trình diễn này không thể không kể đến rạp Thủ Đô (đường Châu Văn Liêm, quận 5). Rạp Thủ Đô từng một thời là điểm đến yêu thích của dân mê cải lương nhưng giờ lại rơi vào tình trạng vắng khách. Tuy nhiên đến nay, dù đơn vị chủ quản của rạp hát này là Trung tâm Tổ chức Biểu diễn và Điện ảnh TP. HCM đã từng đầu tư gần 1 tỉ đồng để sửa chữa, nhưng rạp Thủ Đô đã được xem là “điểm diễn chết”. Lí do là vì sàn diễn sân khấu rạp Thủ Đô dù đã được gia cố nhưng vẫn ọp ẹp, chông chênh và hệ thống phông màn quá cũ kỹ. Điểm bán vé không một bóng người. Nguồn: Theo Kenh14/Trí thức trẻ