Đầu Thế kỷ 19, khi người Pháp chiếm được Nam Kỳ, họ quyết tâm xây dựng một trung tâm hành chính, quân sự, kinh tế, văn hóa… để phục vụ chiến lược khai thác thuộc địa ở vùng đất giàu có này. Và một đô thị hiện đại, “Hòn Ngọc Viễn Đông” dần hình thành Chính thức thành lập Thành phố Sài Gòn Ảnh hiếm về trung tâm Sài Gòn năm 1967 Vào thời gian có gió mùa Đông Bắc trong năm, thuyền bè từ miền Bắc Trung Quốc chở những chuyến hàng đầu tiên đến Sài Gòn để đưa đi Singapore và khi gió mùa Tây Nam bắt đầu thổi, họ đưa hàng từ Singapore đến Sài Gòn rồi về lại Trung Quốc Năm 1860, cảng Sài Gòn chính thức mở cửa. Ngày 25-8-182, quy chế của thương cảng được ban hành. “Tất cả tàu biển, trừ tàu Pháp và Y Pha Nho (Tây Ban Nha), đều phải nộp thuế bỏ neo, tính 50 xu trên 1 tonneau (thùng tôn nô) hàng”. Sài Gòn được mở cửa, tàu bè các nước ra vào buôn bán, thương vụ mỗi ngày một tăng. Năm 1860, Sài Gòn tiếp nhận 246 tàu, trong đó có 111 tàu từ châu Âu mang đến nửa triệu quan thuốc phiện, một triệu quan các loại hàng hóa khác và cùng chở đi 535.939 tấn gạo trị giá hơn 5 triệu quan và 1 triệu quan các loại hàng hóa khác. Doanh số mậu dịch năm 1860 của cảng Sài Gòn là 7,7 triệu franc (frs). Sài Gòn 1881 do thuyền trưởng Favre vẽ. Đường Nguyễn Huệ ở chợ Bến Thành ngày nay, khi đó vẫn còn là con kênh. Thành Sài Gòn cháy rụi năm 1859 Năm 1862, có 117 tàu châu Âu (có 11 tàu của Pháp) đến Sài Gòn với tổng trọng tải là 53.200 tấn, 129 tàu châu Âu rời cảng Sài Gòn (trong đó có 51 tàu của Pháp) chở đi 42.470 tấn gạo, 1.023 kiện bông, 1.746 kiện vải và 357 tấn lúa. Năm 1866, trọng tải hàng hóa qua cảng Sài Gòn là 600.000 tấn, xuất khẩu 100.000 tấn gạo, 2.687 tấn bông, 42 tấn tơ lụa, 150 tấn muối. Qua năm sau, 1867, Sài Gòn đã xuất khẩu 193.000 tấn gạo. Nhiều tàu buôn châu Âu thường xuyên thực hiện những chuyến đi về Sài Gòn với các thương cảng khác trong vùng như Singapore, Amoy, Quảng Đông, Macao, Hong Kong… Vào thời gian có gió mùa Đông Bắc trong năm, thuyền bè từ miền Bắc Trung Quốc chở những chuyến hàng đầu tiên đến Sài Gòn để từ đó đưa đi Singapore và khi gió mùa Tây Nam bắt đầu thổi, họ đưa hàng từ Singapore đến Sài Gòn rồi về lại Trung Quốc. Để tiện cho tàu bè ra vào cảng Sài Gòn, hải đăng Cap Saint-Jacques (Vũng Tàu) cũng được xây dựng xong và hoạt động kể từ ngày 15/8/1862. Hải đăng cao 8 m, xây trên một vùng đất cao 139 m và có một tầm trông thấy khoảng 28 dặm. Mũi đất nơi xây dựng hải đăng Vũng Tàu Cảng Sài Gòn trên đường phát triển đòi hỏi phải có dịch vụ sửa chữa tàu. Năm 1864, xưởng Bason – một công binh xưởng do hải quân Pháp quản lý – được thiếp lập. Đây là xưởng cơ khí đầu tiên của thành phố Sài Gòn, quy tụ nhiều thợ lành nghề của nhiều ngành khác nhau, ngoài việc sửa chữa, xưởng Bason còn đóng mới các tàu có trọng tải nhỏ. Các nhà máy xay lúa được xây dựng phục vụ cho việc xuất cảng gạo mỗi năm một tăng. Nhà máy Xóm Chiếu, thành lập năm 1869, do công ty Alphonse Cahusac quản lý. Đây là nhà máy xay lúa đầu tiên của Sài Gòn. Công ty Speidel của Đức có hai nhà máy xay lớn là Riserie de l’Union và Riserie de l’Orient. Nhà máy xay lúa Riserie de l’Orient Đến năm 1895, Nam Kỳ có 200 xưởng thủ công và nhà máy xay, phần nhiều tập trung ở Sài Gòn – Chợ Lớn. Riêng nhà máy xay chạy bằng hơi nước thì Sài Gòn có 2, Chợ Lớn có 7. Ước tính đến năm 1906, số công nhân ở Sài Gòn đã lên đến 25.000 người. Để đáp ứng nhu cầu thợ lành nghề, Pháp mở trường Bá Công Kỹ Nghệ năm 1897, đào tạo thợ vừa lành nghề vừa có ít nhiều văn hóa phương Tây. Đây là trường kỹ thuật dạy nghề đầu tiên ở Nam Kỳ đã đào tạo các công nhân kỹ thuật đầu tiên của nước ta. Đường xe lửa ở Sài Gòn xưa Giao thông là huyết mạch của kinh tế. Năm 1881 Pháp bắt đầu làm đường xe lửa Sài Gòn – Mỹ Tho, bắc hai cầu lớn qua sông Vàm Cỏ. Năm 1902, cầu Bình Lợi được xây dựng. Năm sau, đường tàu điện Sài Gòn – Gò Vấp, Sài Gòn – Chợ Lớn, Gò Vấp – Hóc Môn được thiết lập và vào năm 1910 Sài Gòn được nối với Nha Trang bằng đường xe lửa. Khám phá