54 năm đã trôi qua kể từ ca tạt axit định mệnh ấy, vũ nữ Cẩm Nhung và bi kịch đánh ghen gây chấn động Sài Thành vẫn là một trong những câu chuyện được nhân dân lục tỉnh bàn tán xôn xao, bởi độ tàn bạo và dã man của sự việc lúc bấy giờ. Tứ đại mỹ nhân ‘tài sắc vẹn toàn’ nức tiếng Sài Gòn xưa “Cậu Ba, Cô Ba Sài Gòn” ngoài đời thực và câu chuyện thăng trầm hơn nửa thế kỷ bên bàn máymay “Bông hoa hồng” đất Bắc nổi danh chốn Sài Thành hoa lệ và quá khứ nghèo khó Cẩm Nhung sinh năm 1940 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi, cô và gia đình di cư vào Nam. Sau đó không lâu, cha của Cẩm Nhung lâm bệnh rồi mất. Cẩm Nhung phải bỏ học, xin vào làm tiếp viên trong một nhà hàng. Nhờ đó cô đã lân la làm quen với nhiều bản nhạc, những điệu nhảy trong quán bar với những ánh đèn màu lấp lánh ấy. Cận cảnh nhan sắc tuổi 19 vô cùng mặn mà của “bông hồng” đất Bắc Cẩm Nhung. Ở giai đoạn này, phong trào nhảy đầm phát triển rầm rộ ở Sài Gòn. Vậy nên danh tiếng của Cẩm Nhung lên như diều gặp gió. Cô đã từng đi qua nhiều vũ trường, rồi cuối cùng dừng lại với vũ trường Kim Sơn trên đường Tự Do. Sự vụt sáng của Cẩm Nhung khi đó đã làm lu mờ ngay vì tinh tú tên Thu, con nhà văn Lê Văn Trương gốc Bắc, một vũ nữ được nhiều tay chơi Sài Gòn mến mộ. Tâm sự ngao ngán của Thu về Cẩm Nhung khi danh tiếng của cô vũ nữ trẻ tuổi ngày một lên tới đỉnh cao, còn bản thân Thu thì bị lu mờ dần. Vũ trường Kim Sơn cũng là nơi Cẩm Nhung gặp gỡ mối tình oan trái với tay trung tá công binh Trần Ngọc Thức lớn hơn cả chục tuổi, khiến đời cô chìm vào tăm tối. Theo lời vũ nữ Thu khi kể về gia cảnh của Cẩm Nhung, Thu có kể rằng có lần Nhung tâm sự: “Em nghe mẹ nói mà nghẹn ngào. Em chỉ muốn ôm lấy mẹ và không rời bà nữa. Em biết mẹ thương em lắm. Mẹ không muốn cho em dấn thân vào chốn này. Nhất là khi nghe người ta kể đi làm ca-ve (tức gái nhảy) thì phải ôm đàn ông hàng đêm, để cho họ mặc sức mà đưa, mà dìu, và thậm chí còn làm nhiều thứ nữa cho nên mẹ rất sợ…” Mối tình vụng trộm với một trung tá đã có vợ Một ngày nơi vũ trường, Cẩm Nhung trúng “tiếng sét ái tình” của tay trung tá công binh Trần Ngọc Thức, nhân vật nổi như cồn trong giới ăn chơi ở Sài Gòn. Cô gái 23 tuổi dù đã từng trải trong tình trường nhưng không hiểu sao lại bị tay trung tá công binh lớn hơn cả chục tuổi “hớp hồn” ngay từ lần gặp đầu tiên. Có lẽ bởi sự già dặn, từng trải, phong lưu và cách tiêu tiền như nước của gã, mà cũng có thể vì cái danh trung tá thời ấy rất oai, cả Sài Gòn chỉ đếm được trên đầu ngón tay, mà cô vũ nữ sành điệu đã nhanh chóng sà vào vòng tay bao bọc của ông ta, dù cô thừa biết rằng ông ta đang có bà “vợ già”. Được xem như là “hàng độc” và “hàng quý” nhưng Cẩm Nhung lại sà phải lưới tình của một tên trung tá lớn hơn mình tới cả chục tuổi. Trước đó, vũ nữ Cẩm Nhung cũng đừng được các đại gia bao bọc. Cùng với số tiền cát-sê cao ngất hàng đêm, cô gái trẻ đã sớm tạo dựng cho riêng mình cơ ngơi vững vàng. Cô có nhà ở trung tâm Sài Gòn, sống cùng mẹ và bà vú Sọ. Thế nhưng, sự kiêu hãnh, tự tin quá mức của cô vũ nữ trẻ đẹp đã là nguyên nhân đẩy cô xuống tận cùng địa ngục. Trong lúc cô ngây ngất trong vòng tay của ông trung tá, bước dìu dặt trong những điệu nhảy ở vũ trường Kim Sơn thì ở khu gia binh Cô Bắc gần đó, có một người đàn bà đang âm thầm chuẩn bị một kế hoạch đánh ghen rùng rợn. Ấy là một can axit sunphuric đậm đặc đã được bà trung tá Năm Rađô mua từ một cơ sở sản xuất bình ắc quy… Bi kịch đánh ghen rùng rợn: Cẩm Nhung bị tạt axit đến biến dạng khuôn mặt hoàn toàn Bà Năm Rađô, vợ già của tay trung tá phong lưu kia đã vạch ra một kế hoạch tỉ mỉ để tiêu diệt tình địch. Hai tên giang hồ được thuê với giá 2 lượng vàng để làm cái việc hủy diệt nhan sắc của cô vũ nữ. Bà tin rằng khi Cẩm Nhung không còn nhan sắc, cô sẽ không thể quyến rũ chồng bà được nữa, Thức công binh sẽ trở về với vợ con. Khoảng 22h đêm ngày 17/7/1963, vũ nữ Cẩm Nhung rời khỏi nhà để đến vũ trường Kim Sơn. Hàng ngày cô đều đi vào giờ này, hoặc đi taxi, hoặc có xe của đại gia đón rước, để cô đến vũ trường trước 23h, nhảy nhót quay cuồng đến tận 4h sáng. Khi Cẩm Nhungcách chiếc taxi khoảng 10 mét, bất ngờ từ bên kia một gã đàn ông băng nhanh qua đường, tiến về phía cô. Cẩm Nhung chưa kịp phản ứng thì gã đàn ông đã tạt mạnh ca axit vào mặt cô. Cẩm Nhung chỉ kịp kêu lên: “Chết tôi rồi, cứu tôi với!” rồi ngã gục trên vệ đường. Người đàn ông sau khi tạt axít đã leo lên chiếc taxi mở cửa chờ sẵn, trên ấy có bà Năm Rađô. Hình ảnh tàn tạ và đáng thương của Cẩm Nhung sau khi bị bà Năm Rađô trả thù tàn nhẫn. Nghe tiếng kêu cứu thất thanh, một số người đi đường chạy đến, họ thấy Cẩm Nhungnằm quằn quại, mùi axit bốc lên hôi nồng. Một người đàn ông đã ôm nạn nhân lên taxi, chở cô đến bệnh viện Đô Thành để cứu người đẹp qua khỏi cơn nguy kịch. Hành trình đi tìm công lý vẫn còn đang dang dở Vụ đánh ghen đã tạo nên một dư chấn không nhỏ vì đây được coi là vụ tạt axit đầu tiên ở Sài Gòn. Báo chí đưa tin liên tục, Cẩm Nhung được đưa vào bệnh viện chữa trị nhưng không thể cứu vãn. Căm phẫn trước hành động ác độc ấy, nhiều người bạn của cô đã hùn tiền lại mời luật sư bảo vệ cho Cẩm Nhung. Thế nhưng, thời ấy, thế lực của bà Năm Rađô rất mạnh nên hầu như vụ việc không thể nào làm sáng tỏ. Tưởng chừng sự việc đi vào ngõ cụt, nhưng một tuần sau, bà Trần Lệ Xuân xuất hiện và “giải cứu” tình thế cho cô vũ nữ đáng thương. Dưới áp lực của vợ là Trần Lệ Xuân, ngài cố vấn Ngô Đình Nhu đã buộc tay trung tá đa tình kia giải ngũ. Song, một phiên tòa đã được mở sau khi vụ tạt axit xảy ra gần ba tháng. Bà Năm và tên giang hồ bị tuyên phạt mỗi người 20 năm tù. Tuy nhiên, khi vụ án còn ở quá trình kháng cáo thì chế độ Ngô Đình Diệm sụp đổ, không ai còn quan tâm đến vụ tạt axit của vũ nữ Cẩm Nhung nữa. Và nỗi oan cho một nhan sắc bị hủy hoại một cách tàn bạo đã rơi vào quên lãng… Cuối đời nghiện ngập, cô đơn, lê la đầu đường xó chợ bán vé số sống qua ngày Nói về Cẩm Nhung, sau khi bị tạt axit, cô đã phải chịu đựng những đau khổ tột cùng. Đó là sự đau khổ của một mỹ nhân xinh đẹp nức tiếng Sài Gòn nay phải mang gương mặt xấu xí. Mất hi vọng, cuộc đời của cô trượt dài trong bóng tối khi cô dùng thuốc phiện để quên đi nỗi đau. Cô nướng hết tiền bạc bao nhiêu năm dành dụm trong vũ trường cho nàng tiên nâu. Không còn người thân, nhà cửa tiêu tan vì nghiện ngập, cô phải ra đường ăn xin. Lần đầu tiên, dân Sài Gòn thấy vũ nữ Cẩm Nhung đi ăn xin trước chợ Bến Thành vào khoảng trước Tết năm 1969. Cô ngồi bên vệ đường Lê lợi, khăn che kín mặt mày, trên ngực đeo bức ảnh cô chụp chung với trung tá Trần Ngọc Thức, trước mặt là vỏ hộp sữa cô chìa ra xin lòng thương hại của người đi đường. Những năm tháng Cẩm Nhung lang thang trên khắp nẻo Sài Gòn sau khi bị nạn, cũng là lúc trên sân khấu ca nhạc đang thịnh hành bài hát “Bài ca cho người kỹ nữ” của hai tác giả Nhật Ngân – Duy Trung. Không biết các tác giả viết bài hát này để tặng cho ai khác hay vì xót thương số phận của Cẩm Nhung mà lời bài hát như nói về cuộc đời của cô vữ nữ bất hạnh. Người ta kể rằng, mỗi khi đang đi ăn xin trên đường, tình cờ nghe bài hát “Bài ca cho người kỹ nữ” vang lên, Cẩm Nhung luôn ôm mặt khóc, đứng tựa vào đâu đó thật lâu rồi mới dò gậy đi ăn xin tiếp. Không ai có thể quên được đoạn hát đã đi vào ám ảnh trong tâm trí người vũ nữ nóng bỏng năm ấy: “Ta tiếc cho em trong cuộc đời làm người Ta xót xa thay em là một cánh hoa rơi Loài người vô tình giẫm nát thân em Loài người vô tình giày xéo thân em Loài người vô tình giết chết đời em…” Theo aFamily/Trí Thức Trẻ