Cánh đồng lúa Hóc Môn (ven quốc lộ 22) bắt đầu chín rộ cũng chính là lúc những người nông dân ở miền tây lên Sài Gòn để gặt lúa mướn. Hàng chục mẫu ruộng trên cánh đồng lúa Hóc Môn đang chín vàng, nặng trĩu hạt chờ những bàn tay nông dân gặt về. Cứ vào tháng này trong năm, những người nông dân ở các tỉnh miền tây như Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang, Long An… lại kéo nhau về đây để cắt lúa mướn. Những thửa ruộng đang chờ gặt hái nằm ven quốc lộ 22, huyện Hóc Môn, TP.HCM. Tuy những năm gần đây, máy gặt đập liên hợp đã thay thế những bàn tay người nông dân để thu hoạch lúa nhưng do phần lúa ngã đỗ nhiều, đất ngập nước, lún máy cắt không thể vào được hoặc một phần do gặt tay kiểm soát lúa đỗ tốt hơn nên vẫn nhiều hộ ưa chuộng phương thức gặt truyền thống này. Từ sáng tinh mơ, những người nông dân này đã ra đồng. Từ sáng tinh mơ, những người nông dân này đã ra đồng. Lẽ ra, khi ra đồng ai sẽ về thửa ruộng nhà nấy. Nhưng do ruộng ở Sài Gòn cũng không nhiều nên chủ ruộng chia công như ở quê là không có, bởi vậy tất cả xúm lại cắt cùng nhau trên một thửa ruộng gần chục công nên tiếng cười luôn rôm rã xua đi những giọt mồ hôi giữa trời nóng bức. Nhìn xa xa, ai cũng giống nhau. Họ trùm kín mặt bằng một chiếc khăn chỉ để lộ đôi mắt. Vì mùa này trời rất nắng nên các anh, các chị, các phải mặc áo dày, đội nón lá hoặc tai bèo, khuôn mặt trùm kín bằng một chiếc khăn chỉ để lộ đôi mắt. Dụng cụ đã chuẩn bị xong, ai nấy bắt đầu công việc gặt lúa. Đàn bà lom khom cắt lúa còn đàn ông thì tuốt lúa. Tay trái các bác nâng từng bông lúa, tay phải cầm liềm cắt lúa xoèn xoẹt, đôi bàn tay mềm mại, thoăn thoắt tưởng như các bác đang múa. Từng bước chân nhịp nhàng di chuyển từ chỗ này sang chỗ khác. Lúa được cắt xong được gom thành từng mớ nhỏ rồi bó thành đống to. Đất lún bùn nên việc bó lúa gặp nhiều vất vả hơn. Lúa bó được đội đầu mang đến máy tuốt. Phụ nữ cũng tham gia công việc này. Lúa cắt xong được xếp ngay ngắn thành từng đống (còn gọi là mớ) rất gọn gàng. Lúa được cắt mỗi lúc một nhiều. Sau khi cắt, lúa mớ sẽ được gom lại thành bó lớn rồi đội hẳn lên đầu mang đến chỗ máy tuốt. Việc cho máy “ăn lúa” cần phải nhanh tay. Giờ giải lao, ai nấy cũng vui mừng vì công việc sắp xong. Những giọt mồ hôi cũng xua đi bởi những giọt nước đá mát lạnh. Càng về trưa nắng càng gay gắt mọi người ai cũng thấm mệt nhưng tranh thủ làm cho xong công việc. Mồ hôi rơi xuống nghe thánh thót, lưng áo ướt đẫm. Thỉnh thoảng, các bác lấy nón quạt phành phạch xua tan đi cái nắng nóng cứ vô tình chiếu xuống cánh đồng trống trải. Mùa này lúa không trúng lắm nên tiền công chi trả cũng không cao chỉ độ 350-400 nghìn đồng cho một công (1000 mét vuông). Lúa hột sau khi tuốt được chờ vác ra bờ sông để chở về phơi khô. Đứng dậy vươn vai, quay lại nhìn thành quả lao động của mình, nét mặt ai cũng vui tươi. Khi đã thấm mệt, những người nông dân mới nghỉ giải lao, ngồi uống nước đá. Những tiếng cười rôm rã sau giờ lao động mệt nhọc như xua đi biết bao nhọc nhằn chọt tan biến. Sau ít phút giải lao, mọi người lại bắt tay vào việc. Công việc tuốt lúa sắp xong, mọi việc được chung tay nhanh chóng. Lúa hột được những người đàn ông khỏe mạnh vác ra bờ sông. Lúa được chở về nhà bằng xuồng. Ngoài công việc gặt và tuốt lúa thì họ còn nhận luôn việc vác lúa bao từ ruộng ra tạn bờ sông để chủ mang về phơi khô. Công việc này rất nặng nhọc nên thường chỉ có đàn ông làm và được trả công thêm. Đi Sài Gòn cắt lúa mướn, nghe có vẻ thật nực cười nhưng lại hoàn toàn có thật. Theo Phi Phụng – Phương Khanh/phunuonline