Người Sài Gòn vẫn thường bắt gặp hình ảnh mang đầy nét cổ xưa, dân dã của những người viết thư pháp, làm cào cào bằng lá dừa, làm mặt nạ hát bội… Những người bán hàng này không rao không mời, nhưng khi nói chuyện ai cũng tự hào vì họ là người còn giữ chút truyền thống của dân tộc. Feuilleton – Hàng độc của báo chí quốc ngữ thời xưa Cận cảnh chợ đồ cũ toàn hàng “độc” ở Sài Gòn Ở khu vực trung tâm Sài Gòn, nếu đi dọc con đường Lê Lợi hay Đồng Khởi sẽ bắt gặp hình ảnh một người đàn ông cắm cúi làm những chú cào cào bằng lá dừa thật xinh xắn. Đó là anh Nguyễn Minh Tuấn, quê ở Bình Thạnh, năm nay 38 tuổi. Trước kia anh làm nghề thợ sửa đồng hồ. Thấy người ta làm thú bằng lá dừa xấu quá, anh bèn làm tết thử một con gà. Thế rồi thấy mê, từ đó anh chuyển sang làm sản phẩm bằng lá dừa với hình các con cào cào, chim, rít, tôm, hoa hồng… Chú cào cào khoe lớp áo mới non tơ bằng lá dừa. Ảnh: Dân Trí. Lá dừa thì anh đi mua ở các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai. Mà phải là đọt dừa non anh tự leo hái. Con cào cào làm xong được cho đậu trên hai chiếc lá lý đôi cắm trên chiếc đũa tre, giá 10.000 đồng/con. Khách du lịch rất thích mua con cào cào, ban đêm có khi không còn hàng để bán. Người thổi hồn cho mặt nạ Những ai từng xem hát bội hẳn sẽ vô cùng thích thú khi bắt gặp những mặt nạ của các nhân vật trong vở hát. Trên chiếc xe đạp mini của anh Nguyễn Văn Bảy, có đủ hầu hết các mặt nạ Chung Vô Diệm với chữ thiên trên trán, Trình Giảo Kim mặt tròn, mặt nạ Trịnh Ân, Châu Xương, Tiết Cương, Triệu Hồng, Tiêu Đình Quý… Nét Ai Cập cổ suy tư giữa lòng phố Sài Gòn.Ảnh: Dân Trí. Để sản xuất ra hàng loạt mặt nạ, anh phải làm khuôn bằng chất dẻo silicon, sau đó sử dụng chất polycomposit (thường làm vỏ canô) đổ vào, sau đó mới đến công đoạn vẽ màu cho khuôn mặt. Anh Nguyễn Văn Bảy có cả một cuốn sách với trên 100 khuôn mặt nhân vật để anh dựa vào đó làm khuôn. Mỗi lần đúc khuôn anh làm khoảng chục mặt nạ, giá bán từ 15.000 đến 100.000 đồng/chiếc. “Ông đồ” Huế và chữ Tâm trên phố Ở góc đường ngã tư Trương Định và Điện Biên Phủ, quận 3, hàng ngày người dân đều có thể bắt gặp gian hàng của nhà thư pháp Lê Việt Hà. Ông là người gốc Huế, viết thư pháp ở nơi này gần chục năm. Ông Lê Việt Hà đang viết chữ Tâm. Ảnh: Dân Trí. Từ cách ngồi, cách nói chuyện đều gợi cho người xem hình ảnh ông đồ trong bài thơ của Vũ Đình Liên. Có khi lại thấy phảng phất chí khí lãng tử của cụ Cao Bá Quát khi ông quan niệm trên đời chỉ có chữ là đẹp nhất và trong sáng nhất. Ngồi bên chiếc đài radio cũ kỹ, ông cứ thong thả viết chữ tâm. Với ông, một không gian thoáng đãng rộng rãi mới làm là nơi ông thả hồn vào từng nét bút tài hoa… Theo vnexpress