Những người thức trắng đêm, canh từng đoàn tàu hỏa chạy vào thành phố


Hàng đêm, có những đoàn tàu hỏa Bắc Nam ‘xình xịch’ chạy vụt ngang lòng Sài Gòn. Có những con người âm thầm thức trắng đêm, ngóng từng đoàn tàu, giơ cao đèn bão cảnh giới, hạ thanh chắn để giữ an toàn cho người đi đường.

Bài học vượt qua “người khổng lồ” của Samsung

Nghề làm móng… cho ngựa

Chị Duyên đang đứng bên đường ray, ngóng đoàn tàu sắp chạy ngang để hạ thanh chắn, bảo vệ an toàn cho người đi đường

Chị Duyên đang đứng bên đường ray, ngóng đoàn tàu sắp chạy ngang để hạ thanh chắn, bảo vệ an toàn cho người đi đường

Đêm vắng, trong căn phòng nhỏ, Duyên và Thủy đang im lặng, chờ từng cuộc điện thoại thông báo giờ đoàn tàu đi qua. Bên ngoài, hai thanh sắt đen trũi, nằm song song vắt ngang qua con đường Hoàng Văn Thụ tấp nập xe cộ, nhấp nhoáng ánh đèn.

Điện thoại reo, phá tan không gian yên tĩnh của căn phòng. Duyên vội vàng cầm máy lên nghe. Gác máy xuống ngay, Duyên quay sang Thủy, giọng khẩn trương, ngắn gọn: “27-28-0501!”. Thấy chúng tôi ngơ ngác, Duyên giải thích: “Dự kiến là đầu máy mang số hiệu 0501 sẽ chạy ngang đây vào lúc 21 giờ 27 phút, hoặc 21 giờ 28 phút. Chúng tôi quen nghe kiểu nói vắn tắt thế này rồi”.

Hai cô gái nhanh chân cầm đèn bão bước nhanh ra khỏi phòng, chia nhau mỗi người đứng một bên đường, chặn hai đầu đường ray. Một hồi chuông lanh, đèn hiệu nhấp nháy đỏ…

Đèn báo đỏ, đoàn tàu sắp đi ngang thành phố. Chị Duyên đang tập trung cao độ

Đèn báo đỏ, đoàn tàu sắp đi ngang thành phố. Chị Duyên đang tập trung cao độ

Thanh chắn lập tức hạ xuống. Hai chiều xe trên đường dồn ứ lại… Tiếng xình xịch, tiếng rít bánh lăn trên thanh ray nghe rõ dần. Từ xa, đầu tàu chói lóa ánh đèn pha xuất hiện, vang rền một hồi hụ. Dãy toa dài, tựa như con sâu róm khổng lồ lao vun vút trên đường ray, giữa hai dòng người đông nghịt, trong tích tắc đã mất dạng. Duyên, Thủy lẹ làng kéo thanh chắn lên. Dòng xe giãn ra, lưu thông trở lại bình thường…

Duyên cười: “Công việc của chúng tôi chỉ như vậy. Không vất vả lắm, nhưng chỉ cần chểnh mảng một chút xíu là nguy hiểm cho biết bao nhiêu người. Tôi theo cái nghề canh tàu chạy ngang thành phố đã hơn 10 năm rồi đó. Trời nắng còn nhàn một chút, trời mưa bão cũng vẫn phải mặc áo mưa đứng chờ tàu”.

Quê ở Nghệ An, năm nay Duyên đã 40 tuổi nhưng vẫn còn độc thân. Thủy thì vừa đôi mươi, quê ở Hà Tĩnh, đang độ tuổi yêu, mới theo nghề “canh tàu” được 2 năm.

Duyên đùa: “Hôm nay là lễ tình nhân, hai chị em không biết. Không nhan sắc, làm cái nghề không nhàn hạ này thì đâu có anh nào để ý. Đoàn tàu cứ đi qua, có bao giờ chịu dừng lại đâu anh?”.

Thủy thành thật: “Con gái miền Trung chịu thương, chịu khó mà. Anh thấy nhiều cô gái miền Trung theo nghề thức canh tàu chính vì lý do đó”.

Đứng ở đầu đường bên kia, Thủy đang dõi mắt trông tàu

Đứng ở đầu đường bên kia, Thủy đang dõi mắt trông tàu

Trong lúc chờ đoàn tàu khác đi ngang, Duyên và Thủy ngồi tâm sự về những vui, buồn của nghề. Duyên chia sẻ: “Sợ nhất là những ông say xỉn, bất chấp tính mạng của mình. Thanh chắn đang dần hạ xuống, đoàn tàu sắp đi ngang, thế mà họ vẫn cố lòn qua cho bằng được, chứ không chịu chậm một chút. May mắn là từ ngày tôi theo nghề đến nay, chưa xảy ra sự cố đáng tiếc nào. Trường hợp xe đụng gãy thanh chắn thì thỉnh thoảng vẫn xảy ra”.

Thủy nói: “Còn khoảng 20 đoàn tàu khách và đầu tàu chạy ngang đây. Hai chị em sẽ thức canh đến sáng. Anh chạy ngay qua chắn đường Nguyễn Văn Trỗi đi, kịp đoàn tàu SE4 đi ngang lúc 22 giờ. Bên đó đường lớn, chụp hình sẽ đẹp hơn bên đây”.

Thanh chắn hạ xuống, dòng xe dừng lại

Thanh chắn hạ xuống, dòng xe dừng lại

Đường Nguyễn Văn Trỗi là một trong những cửa ngõ chính của thành phố, nối liền với sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất nên lượng xe cộ rất đông đúc. Tại đây kíp trực có 4 thành viên: Đắc, Bé, Phú, Văn… đang sốt sắng chuẩn bị công việc “đón tàu”.

Đứng chờ đoàn tàu trên đường ray, mắt liên tục nhìn vào đồng hồ, anh Đắc, người giữ vai trò trưởng kíp trực cho biết: “Tính ra, tui theo cái nghề này đã 20 năm, từ hồi còn thanh niên trai tráng. Còn 6 năm nữa là đến tuổi hưu. Thu nhập của nghề này chỉ đủ sống, chứ lương không cao như nhiều người nghĩ đâu. Hàng ngày hít khói bụi, nghe tiếng ồn nên làm lâu năm, đa số anh em mắc chứng ù tai, bị bệnh viêm xoang”.

Khác với bên trạm chắn trên đường Hoàng Văn Thụ, đoàn tàu sắp đi ngang, 4 thành viên trong kíp trực phải cùng chung tay đẩy rào sắt, ngăn dòng xe đang qua lại. Nhìn dáng mảnh mai của cô nhân viên tên Bé chen giữa các đồng nghiệp nam, lom khom, cố sức… nhưng miệng luôn tươi cười, chúng tôi không khỏi xao xuyến lòng. Bé vừa mới 22 tuổi, đang là nhân viên thực tập và là nữ duy nhất của kíp trực.

Đẩy rào chắn khi tàu qua trên đường Nguyễn Văn Trỗi

Đẩy rào chắn khi tàu qua trên đường Nguyễn Văn Trỗi

“Em mới làm có mấy tháng, thức đêm mụn nổi nè anh. Bù lại, công việc này vui nên cười suốt, em không biết mệt. Chiều nay em còn được anh Phú tặng quà ngày Valentine nữa đó”, Bé trọ trẹ giọng Hà Tĩnh, cười giòn, răng trắng lấp lánh dưới ánh đèn vàng. Nghe cô nàng khoe, Phú đỏ bừng gương mặt khôi ngô, hai bàn tay lọng cọng xoa xoa vào nhau, khá lúng túng…

Chỉ vào tấm rào sắt, anh Đắc nói: “Tấm rào sắt này cũ lắm rồi, hay hư bánh xe, anh em đẩy khá nặng nề. Vậy mà cũng có người từng chạy xe tung vào, làm nó ngã chỏng gọng trên đường ray, ngay lúc đoàn tàu sắp đi ngang. Lần đó, kíp trực sợ hết hồn, vì đoàn tàu rơi vào tình huống nguy hiểm. Tui phải giơ đèn hiệu, yêu cầu đoàn tàu dừng lại khẩn cấp để xử lý sự cố”.

“Làm nghề này, dù có mặc áo phản quang nhưng anh em bị xe cộ qua lại va quẹt là chuyện thường ngày ở huyện. Nhẹ thì bị trầy xước, nặng thì ngã chấn thương. Nhiều người chạy xe ẩu tả, thiếu ý thức lắm. Họ không chỉ xem thường tính mạng của chính mình mà còn gây nguy hiểm cho người khác, uy hiếp sự an toàn của cả đoàn tàu”, anh Đắc nói thêm.

Đoàn tàu đêm đang đi ngang qua thành phố

Đoàn tàu đêm đang đi ngang qua thành phố

Đêm về khuya. Xe cộ trên đường thưa vắng. Trạm canh chừng vài mét vuông nằm bên đường ray vẫn sáng choang đèn. Mọi người không ai chợp mắt, đang ngóng từng hồi còi, tiếng lanh canh xé toạc màn đêm. Phải tập trung cao độ mọi giác quan như vậy, từ 6 giờ chiều đến 6 giờ sáng ngày hôm sau.

Tiễn chúng tôi ra về, anh Đắc dặn: “Anh viết, đừng ca ngợi chúng tôi quá. Cũng là nghề kiếm sống thôi. Cứ gọi chúng tôi là những công nhân gác chắn tàu nhé!”.

Mời độc giả xem thêm một số hình ảnh:

Chị Duyên đang nghe cuộc điện thoại thông báo đoàn tàu sắp chạy xuyên ngang đường Hoàng Văn Thụ

Chị Duyên đang nghe cuộc điện thoại thông báo đoàn tàu sắp chạy xuyên ngang đường Hoàng Văn Thụ

Chuẩn bị hạ thanh chắn

Chuẩn bị hạ thanh chắn

Chị Duyên vẫn đang chờ đợi tín hiệu

Chị Duyên vẫn đang chờ đợi tín hiệu

Hồi chuông báo động reo, chị Duyên nhanh chóng hạ thanh chắn xuống

Hồi chuông báo động reo, chị Duyên nhanh chóng hạ thanh chắn xuống

Chị Duyên giơ cao đèn bão, báo hiệu sự an toàn cho đoàn tàu

Chị Duyên giơ cao đèn bão, báo hiệu sự an toàn cho đoàn tàu

Đoàn tàu Bắc Nam đang xuyên ngang thành phố

Đoàn tàu Bắc Nam đang xuyên ngang thành phố

Đoàn tàu đi khỏi, chị Duyên đang chuẩn bị kéo thanh chắn lên

Đoàn tàu đi khỏi, chị Duyên đang chuẩn bị kéo thanh chắn lên

Trạm gác bên đường của hai cô gái Duyên, Thủy sáng đèn suốt đêm

Trạm gác bên đường của hai cô gái Duyên, Thủy sáng đèn suốt đêm

Tại trạm gác chắn trên đường Nguyễn Văn Trỗi, anh Đắc đang nghe cuộc gọi thông báo giờ đoàn tàu SE4 đi qua

Tại trạm gác chắn trên đường Nguyễn Văn Trỗi, anh Đắc đang nghe cuộc gọi thông báo giờ đoàn tàu SE4 đi qua

4 thành viên kíp trực đang ngóng tàu

4 thành viên kíp trực đang ngóng tàu

Anh Đắc liên tục xem đồng hồ

Anh Đắc liên tục xem đồng hồ

Đèn đỏ đã bật, mọi người cùng nhau đẩy rào chắn

Đèn đỏ đã bật, mọi người cùng nhau đẩy rào chắn

Phải cố hết sức cho kịp giờ tàu hỏa chạy ngang

Phải cố hết sức cho kịp giờ tàu hỏa chạy ngang

Cô gái trẻ tên Bé cũng mướt mồ hôi, chung tay cùng 3 đồng nghiệp nam

Cô gái trẻ tên Bé cũng mướt mồ hôi, chung tay cùng 3 đồng nghiệp nam

Các toa tàu tiếp nối vụt qua thành phố

Các toa tàu tiếp nối vụt qua thành phố

Thu dọn rào chắn, sự lưu thông trên đường Nguyễn Văn Trỗi trở lại bình thường

Thu dọn rào chắn, sự lưu thông trên đường Nguyễn Văn Trỗi trở lại bình thường

Bài, ảnh: Dương Cầm (Một Thế Giới)


Hãy chia sẻ cho bạn bè qua: