Sân khấu 126 chính thức đóng cửa, sau 30 năm hoạt động như là dấu lặng cuối cùng trong loại hình giải trí ngoài trời tại TP.HCM. Trong khi đó, một số sân khấu khác cũng hoạt động lay lắt, cầm chừng… Tình cảnh này trái ngược với cách đây dăm bảy năm trở về trước, khi người Sài Gòn mong chờ đến giờ, xếp hàng mua vé để thưởng thức món ăn tinh thần của mình. Mỹ Tâm bất ngờ xuất hiện ở sân khấu ven đường trong đêm Noel “Hoa hậu hài” Thu Trang: Từ sân khấu nhỏ Sài Gòn đến “công phá” màn ảnh rộng Từ sân khấu Dù mới có quyết định tạm ngưng nhưng sân khấu vang danh một thời ở Sài Gòn mang tên 126 đã bắt đầu có những hoạt động tháo dỡ, di dời, để lại một khoảng lặng, im ắng so với những ngày sôi động trước đây. Ngày 26/12, PV ghi nhận, trước cổng tấm biển treo thông tin các show đã chính thức được gỡ xuống, phòng bán vé cũng không người trực. Ông Nguyễn Văn Hai, nhân viên bảo vệ bày tỏ: “Thông tin sân khấu đóng cửa khiến ai cũng buồn. Bởi, nơi đây đã gắn bó với nhiều người, họ xem đây như là chốn đi về của mình”. Sân khấu 126 (cùng với Trống Đồng) đã từng được coi là biểu tượng của hoạt động giải trí ngoài trời tại Sài Gòn. Từ những ngày đầu thành lập (1986) cho tới hôm nay, đã có rất nhiều nghệ sĩ thành danh từ đây, thậm chí giới nghệ sĩ còn mặc định, ai chưa qua Sân khấu 126, Trống Đồng thì chưa nổi danh. Thông tin với PV, một lãnh đạo Sân khấu 126 phản ánh: “Sân khấu tạm đóng cửa để lấy mặt bằng phục vụ cho việc thi công nhà ga của tuyến tàu điện ngầm chạy ngang qua. Đã có phương án chuyển sang rạp Đại Đồng (đường Cao Thắng, quận 3). Tại đây sẽ xây dựng một công trình mới hiện đại, với 8 tầng, nhiều công năng hơn nhưng không còn biểu diễn ngoài trời”. Sân khấu 126 đã bắt đầu tháo dỡ, chưa biết khi nào mới phục vụ khán giả? Tuy nhiên, theo nguồn tin của PV, dự án chưa biết khi nào triển khai, bao giờ hoàn thành và cũng chưa biết khi nào cái tên Sân khấu 126 sẽ trở lại phục vụ khán giả. Ngoài Sân khấu 126, theo thông tin mà PV có được thì Trống Đồng cũng sẽ được chuyển giao cho chủ sở hữu khác và chờ ngày thay đổi diện mạo mới. Người Sài Gòn vốn quen thuộc với các điểm sân khấu như 126, Trống Đồng, Lan Anh… Thế nhưng, hiện nay, sân khấu Lan Anh hoạt động khá mờ nhạt, khi nơi đây chủ yếu diễn ra các sự kiện, còn các show ca nhạc thì khá khiêm tốn. Hay như, người anh em từ thuở khai thân của Sân khấu 126, là Trống Đồng (chưa biết bao giờ thay đổi) nhưng với sức chứa 2.500 chỗ ngồi hiện đang trong tình cảnh co cụm hoạt động. Nếu như trước đây, Sân khấu này sáng đèn hàng đêm thì nay, hầu như chỉ hoạt động vào cuối tuần. Thêm vào đó, lượng khán giả cũng không đông như trước đây. “Lời tình mùa đông” của Đàm Vĩnh Hưng là show lớn cuối cùng của Sân khấu 126. “Vang bóng một thời” Ông Huỳnh Ngọc, người nghiên cứu nhiều về Sài Gòn xưa chia sẻ: “Hồi trước, Sài Gòn nhộn nhịp nhờ một phần là các sân khấu. Đặc biệt là về đêm, khi người người kéo nhau đi mua vé xem hát, xem cải lương… Khi nào có bữa tiệc đại nhạc hội nào là cả Sài Gòn “chộn rộn”, ai cũng làm việc phấn khích hơn và háo hức chờ đến giờ được xem. Người ta đi xem hát, xem diễn như trẩy hội, từ anh phu xe cho tới các quý ông, quý bà, tạo nên không khí hết sức nhộn nhịp”. …Đến phòng trà Sân khấu đòi hỏi lượng khán giả đông, đóng cửa đã đành, nay, phòng trà có những cái tên ca sĩ hot như: Ông hoàng nhạc Việt, ca sĩ danh tiếng là chủ mà cũng đìu hiu thì… cũng đáng báo động thật. Thực tế, nhiều phòng trà ca nhạc cũng đã đóng cửa. MTV là cái tên khá quen thuộc với nhiều người yêu âm nhạc ở Sài Gòn, tuy nhiên cũng đã chính thức khép cửa. Sau cái bắt tay của Đàm Vĩnh Hưng, những tưởng phòng trà này sẽ trở nên nổi đình nổi đám, thế nhưng chỉ trong vòng thời gian ngắn ngủi, phòng trà này cũng đóng cửa im ỉm. Điều đáng nói, phòng trà này từ khi được cải tiến, nâng cấp đã cho ra mắt nhiều show hoành tráng, với danh sách ca sĩ biểu diễn hàng đêm rất hùng hậu, có sự kết hợp của những tên tuổi của cả thế hệ trước và hiện nay. Tuy nhiên, chừng đó vẫn không đủ sức lôi kéo khán giả đến. Cũng có hạng thâm niên, Điểm hẹn Sài Gòn nằm trên đường 3/2 (quận 10) cũng chính thức khép lại, thay bằng một cái bảng hiệu của trung tâm di động. Nhớ cách đây chừng mấy năm, khi PV còn là sinh viên trường Học viện Hành chính Quốc gia sát gần với Điểm hẹn Sài Gòn luôn thấy tấp nập thì nay, nó chỉ còn trong ký ức của một số người. Hiện nay, theo ghi nhận của PV, các phòng trà còn có khán giả, thường diễn tại Sài Gòn là Không Tên, Đồng Dao. Tuy nhiên, so với trước đây, lượng khán giả này cũng ít hơn rất nhiều. Và, chuyện xem hơn là nghe Ông Nguyễn Tú, một bầu show thường xuyên tổ chức chương trình tại Sân khấu 126 bộc bạch: “Tôi đã từng phải hủy show, trả vé cho khán giả vì không thể diễn được. Dù show đặt ở sân khấu lớn, ở trung tâm thành phố, có nhiều anh em nghệ sĩ, ca sĩ tên tuổi, ăn khách hiện nay tham gia thế nhưng không thể lý giải được vì sao vé vẫn ế. Thật tình, chúng tôi không thể lý giải nổi vì sao lại như vậy? Có lẽ, nhu cầu thưởng thức âm nhạc nói riêng và nhu cầu giải trí của người Sài Gòn ngày nay nói chung đã khác”. Nguyên nhân của tình trạng này, theo các chuyên gia văn hóa, cơ bản là nhu cầu nghe, xem của nhiều người đã thay đổi, đặc biệt là giới trẻ. Hơn nữa, các loại hình biểu diễn mới du nhập vào Việt Nam, sự bùng nổ của các loại phương tiện giải trí… khiến cho dòng nhạc truyền thống ít chỗ đứng trong lòng khán giả. Theo tìm hiểu của PV, sân khấu, phòng trà đã lỗi thời với giới trẻ. Beer Club (quán bar nhạc) đang được giới trẻ Sài Gòn ưa chuộng. Đây cũng là nơi biểu diễn của hầu hết ca sĩ trẻ hiện nay. Không gian biểu diễn là bia, khói thuốc và âm thanh sôi động. Ca khúc biểu diễn là các bản remix (hòa âm, phối khí lại), cùng với đó là phong cách biểu diễn, kết hợp âm thanh, ánh sáng… đang là trào lưu xuất hiện ngày càng nhiều tại TP.HCM hiện nay. Ghi nhận của PV cho thấy, những Beer Club này mọc lên ngày càng nhiều, ở đâu cũng có và nhiều nghệ sĩ, ca sĩ tên tuổi cũng thường xuất hiện tại các quán này. “Họ trả thù lao cao, với lại có người nghe thì mình hát thôi. Có điều khác là khán giả ở các câu lạc bộ này thường là giới trẻ, họ ưa sôi động hơn”, một nam ca sĩ thường xuyên biểu diễn tại Beer Club nói. Bên cạnh nguyên nhân trên, theo các chuyên gia thì nhu cầu giải trí hiện nay đang bị các kênh khác chi phối. TS.Nguyễn Viết Hồng, chuyên gia văn hóa trường đại học Văn hóa TP.HCM nhận định: “Sự bùng nổ của Internet, người dân có thể nghe, xem bất cứ các chương trình giải trí nào nói chung, âm nhạc, kịch… nói riêng với vài cú click chuột. Thêm vào đó, chiếc tivi ngày nay cũng tích hợp đầy đủ các tính năng: Màn ảnh rộng, âm thanh tốt, nhiều kênh, tích hợp Internet… nên nhu cầu đến với sân khấu, phải xếp hàng mua vé, trả tiền bị giảm xuống. Họ đã dần quen với sự tiện lợi này, nên nhiều khi đi ra khỏi ngôi nhà, để mua vé và xem, nghe các show này đã ít đi. Trong khi đó, các chương trình truyền hình thực tế lại đang bùng phát, có sự quy tụ của hầu hết những “thần tượng” của họ, do vậy, cũng tác động rất lớn tới nhu cầu giải trí hiện nay. Thế nên, những người làm “văn nghệ” cũng cần phải tính toán lại, để đáp ứng được nhu cầu của người xem”. Theo ĐSPL