Đầu bếp Việt kiều mở trường miễn phí ở Sài Gòn


Xuất thân là trẻ mồ côi được nuôi dạy nơi xứ người, thầy giáo Việt kiều về nước với khát vọng giúp đỡ những bạn trẻ có hoàn cảnh khó khăn như mình.

Hoa hậu Thu Hoài, Rocker Nguyễn không ngại đứng vỉa hè phát cơm từ thiện

“Vua đồ cổ” Đinh Công Tường và những chuyến từ thiện dọc dài đất nước

Trường Anrê Mai Sen ở TP HCM là nơi học sinh có hoàn cảnh khó khăn được nuôi ăn ở, đào tạo nghề và học tiếng Anh hoàn toàn miễn phí. Trường cũng cấp bằng quốc tế để học viên có cơ hội ra nước ngoài phát triển nghề nghiệp.

Trường Anrê Mai Sen ở TP HCM là nơi học sinh có hoàn cảnh khó khăn được nuôi ăn ở, đào tạo nghề và học tiếng Anh hoàn toàn miễn phí. Trường cũng cấp bằng quốc tế để học viên có cơ hội ra nước ngoài phát triển nghề nghiệp.

Thầy hiệu trưởng, cũng là người sáng lập trường này là ông Francis Văn Hội, Việt kiều Đức (65 tuổi). Sang Đức từ năm 23 tuổi, cả thời tuổi trẻ phấn đấu ở nước ngoài, ông luôn đau đáu nỗi niềm được trở về để làm điều gì đó cho quê hương.

Thầy hiệu trưởng, cũng là người sáng lập trường này là ông Francis Văn Hội, Việt kiều Đức (65 tuổi). Sang Đức từ năm 23 tuổi, cả thời tuổi trẻ phấn đấu ở nước ngoài, ông luôn đau đáu nỗi niềm được trở về để làm điều gì đó cho quê hương.

Cái tên Anrê Mai Sen mà ông đặt cho cơ sở “hai trong một” này chính là để tưởng nhớ thầy giáo đáng kính - người đã nuôi dạy một đứa trẻ mồ côi như ông.

Cái tên Anrê Mai Sen mà ông đặt cho cơ sở “hai trong một” này chính là để tưởng nhớ thầy giáo đáng kính – người đã nuôi dạy một đứa trẻ mồ côi như ông.

Ở trường Anre Maisen, học viên có tuổi từ 16-22. Các em đều yêu thích nghề đầu bếp và phục vụ nhà hàng, khách sạn. Do hoàn cảnh khó khăn, họ không thể học trong các trường cao đẳng, đại học.

Ở trường Anre Maisen, học viên có tuổi từ 16-22. Các em đều yêu thích nghề đầu bếp và phục vụ nhà hàng, khách sạn. Do hoàn cảnh khó khăn, họ không thể học trong các trường cao đẳng, đại học.

Thầy Hội tâm sự: "Dạy cái nghề cho các em đã khó, nhưng dạy làm sao để các em thành người càng khó hơn". Mỗi học viên khi đăng ký vào trường sẽ có 2 tuần thử thách làm công việc rửa chén và lau dọn nhà vệ sinh. Nếu vượt qua được thời gian này, các em được ở lại trường học nghề.

Thầy Hội tâm sự: “Dạy cái nghề cho các em đã khó, nhưng dạy làm sao để các em thành người càng khó hơn”. Mỗi học viên khi đăng ký vào trường sẽ có 2 tuần thử thách làm công việc rửa chén và lau dọn nhà vệ sinh. Nếu vượt qua được thời gian này, các em được ở lại trường học nghề.

Những người đăng ký học đều được thầy Hội đến tận nhà thăm hỏi gia cảnh. Như trường hợp của em Nguyễn Tùng Hậu, đến từ Quy Nhơn, gia đình phá sản nên không có tiền ăn học, Hậu đã nộp đơn vào học nhưng phải đi nghĩa vụ. Ngay sau khi hoàn thành thời gian quân sự, thầy giáo đã tìm đến tận nhà đón Hậu lên trường.

Những người đăng ký học đều được thầy Hội đến tận nhà thăm hỏi gia cảnh. Như trường hợp của em Nguyễn Tùng Hậu, đến từ Quy Nhơn, gia đình phá sản nên không có tiền ăn học, Hậu đã nộp đơn vào học nhưng phải đi nghĩa vụ. Ngay sau khi hoàn thành thời gian quân sự, thầy giáo đã tìm đến tận nhà đón Hậu lên trường.

Cả ngày, thầy liên tục giám sát và hỗ trợ học sinh khi cần thiết.

Cả ngày, thầy liên tục giám sát và hỗ trợ học sinh khi cần thiết.

Từ những việc nhỏ như là chiếc áo đồng phục...

Từ những việc nhỏ như là chiếc áo đồng phục…

...cho tới học ngoại ngữ và viết nhật ký công việc hàng ngày. Các em ở đây còn được dạy tiếng Anh do giáo viên người nước ngoài đảm nhiệm.

…cho tới học ngoại ngữ và viết nhật ký công việc hàng ngày. Các em ở đây còn được dạy tiếng Anh do giáo viên người nước ngoài đảm nhiệm.

Giáo viên ở trung tâm hầu hết là người nước ngoài, do thầy Hội chọn lựa. Tại phòng làm bánh, các học viên thực hành dưới sự quan sát của thầy.

Giáo viên ở trung tâm hầu hết là người nước ngoài, do thầy Hội chọn lựa. Tại phòng làm bánh, các học viên thực hành dưới sự quan sát của thầy.

Bảng công thức chất liệu bánh do thầy biên tập và các học sinh đều phải thuộc lòng trước khi vào bếp.

Bảng công thức chất liệu bánh do thầy biên tập và các học sinh đều phải thuộc lòng trước khi vào bếp.

Thầy Hội cũng tự nhận mình là người khó tính vì đã sống trong môi trường nhà hàng cao cấp lâu năm. Hơn thế nữa, thầy có khắt khe thì học viên mới mau trưởng thành.

Thầy Hội cũng tự nhận mình là người khó tính vì đã sống trong môi trường nhà hàng cao cấp lâu năm. Hơn thế nữa, thầy có khắt khe thì học viên mới mau trưởng thành.

Học viên có tên Như Ý, đến từ Kiên Giang, tâm sự: "Từ nhỏ em đã theo mẹ làm nghề nấu cỗ nên yêu thích nấu ăn. Em may mắn được cha sứ giới thiệu đến với trường của thầy Hội. Gắn bó với thầy đã lâu, giờ mà không nghe thấy thầy mắng em còn nhớ và buồn".

Học viên có tên Như Ý, đến từ Kiên Giang, tâm sự: “Từ nhỏ em đã theo mẹ làm nghề nấu cỗ nên yêu thích nấu ăn. Em may mắn được cha sứ giới thiệu đến với trường của thầy Hội. Gắn bó với thầy đã lâu, giờ mà không nghe thấy thầy mắng em còn nhớ và buồn”.

“Hồi xưa ở nhà, các em chỉ làm trong bếp cạnh ao, cạnh cầu tiêu. Bây giờ, các em phải khác. Để bếp sạch, thầy bắt các em cầm giẻ lau lên lau xuống. Đó là thói quen mà thầy bắt các em phải học, nên chắc các em ghét thầy lắm”, thầy Hội cười.

“Hồi xưa ở nhà, các em chỉ làm trong bếp cạnh ao, cạnh cầu tiêu. Bây giờ, các em phải khác. Để bếp sạch, thầy bắt các em cầm giẻ lau lên lau xuống. Đó là thói quen mà thầy bắt các em phải học, nên chắc các em ghét thầy lắm”, thầy Hội cười.

Nơi ăn ở của các em cũng được miễn phí hoàn toàn. Cứ mỗi ngày một lần, người giáo viên già lại qua chỗ ở của các em học viên để kiểm tra.

Nơi ăn ở của các em cũng được miễn phí hoàn toàn. Cứ mỗi ngày một lần, người giáo viên già lại qua chỗ ở của các em học viên để kiểm tra.

Theo chương trình đào tạo của Đức, học và làm phải song song và làm vẫn nhiều hơn. Các em được thực hành nấu ăn, phục vụ ngay tại nhà hàng thực tập của trường và khi đủ vững nghề, thầy Hội sẽ viết thư gửi học trò đến các nhà hàng, khách sạn, khu nghỉ mát, tiệm bánh hoặc các công ty trong ngành công nghiệp thực phẩm để tìm cơ hội cho riêng mình.

Theo chương trình đào tạo của Đức, học và làm phải song song và làm vẫn nhiều hơn. Các em được thực hành nấu ăn, phục vụ ngay tại nhà hàng thực tập của trường và khi đủ vững nghề, thầy Hội sẽ viết thư gửi học trò đến các nhà hàng, khách sạn, khu nghỉ mát, tiệm bánh hoặc các công ty trong ngành công nghiệp thực phẩm để tìm cơ hội cho riêng mình.

Thầy tranh thủ ăn cơm trưa trong lúc quan sát các em làm việc. Thầy nói: “Các em không tìm thấy sự dễ dãi nơi thầy. Thầy luôn trong vai một ông già khó tính, lúc nào cũng dồn các em vào đường bí. Chỉ khi buộc phải phản ứng để mưu sinh, lúc đó các em mới khám phá được chính năng lực của mình.

Thầy tranh thủ ăn cơm trưa trong lúc quan sát các em làm việc. Thầy nói: “Các em không tìm thấy sự dễ dãi nơi thầy. Thầy luôn trong vai một ông già khó tính, lúc nào cũng dồn các em vào đường bí. Chỉ khi buộc phải phản ứng để mưu sinh, lúc đó các em mới khám phá được chính năng lực của mình.

Hiện tại, nguồn tài chính để duy trì ngôi trường vẫn luôn là vấn đề nan giải khiến thầy Hội phải lao đao. Vừa chăm lo hoạt động của trường, thầy vừa liên hệ mạnh thường quân hỗ trợ. Đồng thời, mảnh đất mà thầy Hội thuê để làm trường học đang nằm trong diện giải tỏa. Do vậy, thầy mong có được một khu đất khác để xây dựng ngôi trường mới khang trang hơn cho các em.

Hiện tại, nguồn tài chính để duy trì ngôi trường vẫn luôn là vấn đề nan giải khiến thầy Hội phải lao đao. Vừa chăm lo hoạt động của trường, thầy vừa liên hệ mạnh thường quân hỗ trợ. Đồng thời, mảnh đất mà thầy Hội thuê để làm trường học đang nằm trong diện giải tỏa. Do vậy, thầy mong có được một khu đất khác để xây dựng ngôi trường mới khang trang hơn cho các em.

Theo news.zing


Hãy chia sẻ cho bạn bè qua: